Tiếng khóc là một loại ngôn ngữ đặc biệt, mỗi một kiểu khóc khác nhau biểu thị một yêu cầu khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ cũng cần phải biết ý nghĩa một số tiếng khóc của trẻ, để xử trí cho trẻ hoặc đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời nếu đó là biểu hiện của tiếng khóc bệnh lý.

Đang xem: Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng

 

Tiếng khóc sinh lý biểu thị phản ứng khó chịu đối với môi trường như nóng lạnh, đối với trạng thái cơ thể như đói, khát, buồn ngủ… là một vận động có ích cho toàn bộ cơ thể, làm hoạt động của phổi tăng lên, vận động cơ bắp tay chân phát triển.

 

*

 

Một số tiếng khóc sinh lý thường gặp ở trẻ:

 

1. Khi đói, trẻ khóc với tiếng khóc này gần như gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc trẻ khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen giữa là những động tác mút tay. Nếu sau khi cho bú, một thời gian ngắn trẻ lại khóc thì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá.

 

2. Khi khát trẻ khóc không to như khi đói, nếu dùng bình sữa cho trẻ ăn, trẻ sẽ không quay đầu đi, mà mút lấy đầu vú sữa, hoặc há miệng ra chờ đợi. Nếu không cho bú kịp thời thì trẻ mới khóc trở lại.

 

3. Khi buồn ngủ, trẻ khóc ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to hơn, liên tục. Chỉ cần ôm ấp vỗ về trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ.

 

4. Khi trẻ làm nũng, trẻ khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải. Khi đó bế ẵm và vỗ về trẻ.

 

5. Khi trẻ hoảng sợ, do tiếng động, ánh sáng, đêm tối… trẻ khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung. Trẻ bị kẹp cũng khóc thét và dãy dụa như vậy.

 

6. Khi đái dầm, nách bẹn bị hăm… trẻ khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi thét to lên, nước mắt dàn dụa.

 

7. Ngoài ra trẻ còn khóc, làm nũng về đêm, có thể về đêm trẻ đói, khát, hoặc nhiệt độ trong phòng nóng lạnh quá, hoặc ban ngày trẻ đùa nghịch quá mức bị hưng phấn làm giấc ngủ xáo trộn, hoặc bực bội khó chịu, ngứa ngáy, đã gây quấy khóc.

 

Tiếng khóc bệnh lý là tiếng khóc khi trẻ đau đớn hay trong người có gì trục trặc, rối loạn khó chịu, có thể phân biệt như sau:

 

1. Trẻ khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột.

 

2. Trẻ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa là trẻ có khả năng có bệnh ở não hay màng não.

 

3. Trẻ khóc thét, không nhanh, không chậm, đều đều, sắc mặt trắng nhợt, vã mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào thì khóc to hơn là trẻ có khả năng viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng (giun) hoành hành.

Xem thêm: Cách Trị Nốt Ruồi Hiệu Quả Nhất » Báo Phụ Nữ Việt Nam, Có Nên Tẩy Nốt Ruồi Trên Mặt Không

 

4. Trẻ khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, khó thở, kèm theo sốt bỏ bú là trẻ có khả năng bị viêm amidan cấp.

 

5. Trẻ khóc với âm điệu bình thường, trẻ ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín, đó là trẻ bị đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm.

 

6. Trẻ khóc xong lại thở khò khè là trẻ có khả năng viêm phổi.

 

7. Trẻ khóc yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng là trẻ có khả năng viêm phổi và suy tim, phải theo dõi sát sao.

 

8. Trẻ khóc không yên, kèm theo sốt, lắc đầu, vò tai, lấy tay ép vào vành tai lại càng khóc dữ dội là trẻ có khả năng viêm tai giữa.

 

9. Trẻ khóc suốt đêm, sợ hãi, vã mồ hôi nhiều là trẻ có khả năng bị còi xương giai đoạn đầu.

 

10. Trẻ khóc trước khi ngủ là thường trẻ bị giun kim, ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu.

 

11. Trẻ khóc khi đi tiểu tiện thường là trẻ bị viêm đường tiểu, có thể thấy miệng niệu đạo nhiễm trùng, tấy đỏ.

 

12. Trẻ khóc, không chịu bú, hễ ngậm vú thì khóc là trẻ có khả năng niêm mạc lợi bị sưng, viêm miệng, nên không bú được.

Xem thêm: Làm Sao Để Cười Không Bị Hở Lợi, Cách Cười Không Hở Lợi Ngay Sau 30 Phút

 

13. Trẻ khóc dữ dội, luôn tay quờ quạng, vơ nắm mọi vật để ôm vào người là trẻ có khả năng bị mọc mụn, do ẩm nóng, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *