Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy, dấu hiệu nào có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón, cách xử lý như thế nào? Cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích liên quan nhé.
Đang xem: Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày
1. Tìm hiểu táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng trẻ đi tiêu không hết, không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài không có kèm theo bất thường giải phẫu học hoặc sinh hóa. Tình trạng này làm cho trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Đồng thời, số lần đại tiện ở trẻ cũng giảm xuống. Sau 3 – 5 ngày trẻ mới đi ngoài một lần hoặc có thể lâu hơn.
Táo bón khiến trẻ sơ sinh cảm thấy đau đớn và khó chịu
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ nên nhận biết sớm và có biện pháp điều trị chứng táo bón kịp thời.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Để nhận biết con mình đang bị táo bón hay không, các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
Trẻ quấy khóc, biếng ăn
Sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón, các chất cặn bã sẽ ở lại trong cơ thể. Khi các chất độc tích tụ lâu ngày sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trẻ ngày càng trở nên biếng ăn và ngủ thường không sâu giấc. Vì vậy, trẻ hay tỉnh giấc, quấy khóc mẹ vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm
Trẻ ít đi ngoài
Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 2 – 3 lần/ngày tùy trường hợp bú mẹ hay dùng sữa công thức. Nếu số lần đi tiêu nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần/tuần thì có thể trẻ đang bị táo bón. Tuy nhiên, các mẹ nên theo dõi thêm một số biểu hiện khác để biết chắc chắn con mình có bị táo bón hay là không?
Trẻ đi ngoài khó khăn
Biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng đi ngoài gặp nhiều khó khăn. Khi đại tiện, trẻ có biểu hiện khó chịu như đổ nhiều mồ hôi và đỏ bừng lên. Lúc này, phân của trẻ có màu sẫm, khô cứng và ở dạng viên tròn như phân dê.
Do phải dùng nhiều sức để rặn đẩy phân ra ngoài nên niêm mạc ở vùng hậu môn của trẻ dễ bị tổn thương. Đồng thời, cảm giác đau rát sau mỗi lần rặn khiến trẻ thường hay quấy khóc.
Trẻ bị chướng bụng, khó tiêu
Thức ăn không được hấp thu tích tụ lại khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu. Lúc này, bụng của trẻ trở nên to hơn, khi sờ vào thì cảm thấy cứng. Ở trẻ sơ sinh bị táo bón thường xảy ra trạng này, kèm theo một số triệu chứng như xì hơi nặng mùi,…
Khi sờ vào bụng của trẻ bị táo bón sẽ cảm thấy cứng
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón do rất nhiều nguyên nhân mà có thể các mẹ chưa biết. Dưới đây là một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ:
Chế độ ăn uống:
Ở giai đoạn đầu đời, nguồn thức ăn thiết yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Do đó, chế độ sinh hoạt và ăn uống của người mẹ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến con. Nếu mẹ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ít xơ, khó tiêu, cùng với việc ngủ nghỉ không hợp lý, sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng táo bón.
Không chỉ là nguồn thức ăn thiết yếu mà sữa mẹ còn là nguồn cung cấp nước cho trẻ. Nếu trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước và dẫn đến tình trạng táo bón.
Xem thêm: Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất? Tẩy Giun Vào Thời Điểm Nào Là Tốt Nhất
Dùng sữa công thức:
Nếu cho trẻ dùng sữa công thức quá sớm có thể sẽ khiến trẻ bị táo bón. Bởi trong các loại sữa bột không có chất xơ. Chưa kể, sữa công thức cũng có thể không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
Cho trẻ sử dụng sữa công thức quá sớm có thể dẫn đến tình trạng táo bón
Bệnh lý khác:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón có thể xuất phát từ chính cơ thể của trẻ. Điển hình nhất là do sự tổn thương ở đường tiêu hóa hay là các dị tật bẩm sinh như: đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng,…
4. Một vài cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón
Nếu táo bón kéo dài lâu ngày, trẻ có thể bị bệnh trĩ hoặc nguy hiểm hơn là nứt trực tràng. Do đó, các mẹ nên nhận biết sớm tình trạng này và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ trị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh:
– Đối với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì việc đầu tiên nên làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống của người mẹ sao cho hợp lý, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng,…
– Các mẹ nên cho trẻ bú đủ để cơ thể không bị thiếu nước.
– Nếu trẻ uống sữa công thức bị táo bón, mẹ nên đổi loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ.
– Thức ăn không được hấp thu tích tụ lâu ngày trong bụng bé, sẽ được làm mềm và chuyển xuống hậu môn để thải ra ngoài, thông qua việc massage bụng. Mẹ chỉ nên massage cho trẻ trong vòng 3 phút, bằng cách dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng gần rốn rồi xoa nhẹ, đồng thời kết hợp với lực ấn vừa phải.
– Để giúp bé cảm thấy thoải mái và giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra, mẹ có thể cho bé ngâm mình trong nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, đồng thời kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Mỗi ngày, mẹ nên cho bé ngâm mình từ 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.
– Nếu trẻ bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng như: nôn ói, sốt, đi phân ra máu, bụng to lên,… mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Diễn Viên Jav Làm Gì Để Tránh Thai, Cã¡Ch Trã¡Nh Thai Khi ÄóNg Phim 18+
Cho trẻ bú đủ sữa mẹ để cơ thể không bị mất nước
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ nên phát hiện sớm những dấu hiệu táo bón ở trẻ. Đồng thời, các mẹ có thể áp dụng một vài cách xử lý mà namlimquangnam.net vừa chia sẻ để giúp bé giải tỏa nỗi khó chịu này.