*

Một buổi sáng thức dậy mẹ đột nhiên phát hiện ra con bị sưng mí mắt trên. Sưng mí mắt khiến con cảm thấy khó chịu, khả năng nhìn của con bị hạn chế khiến mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vậy mẹ phải làm sao khi con bị sưng mí mắt? Hôm nay namlimquangnam.net sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này để mẹ và bé nhé!!!

Nguyên nhân khiến bé bị sưng mí mắt trên

*

Bé bị sưng mí mắt trên

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị sưng mí mắt, mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:

Dị ứng mắt

Khi phấn hoa, bụi hoặc lông động vật,…bám lên trên người bé, với làn da nhạy cảm, một số bé sẽ có hiện tượng dị ứng. Đây là phản ứng rất bình thường của hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại những tác động từ môi trường.

Đang xem: Trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt

Chấn thương mắt

Chấn thương mắt gặp phải khi bé bị té xe, ngã cầu thang hoặc trong lúc mải vui chơi bé bị ngã vào đâu đó cũng có thể khiến mí mắt của trẻ bị sưng.

Các bệnh lý liên quan

Một số bệnh lý có thể gây sưng mí mắt ở trẻ như đau mắt đỏ, mụn lẹo ở mí mắt, chắp, viêm bờ mi, viêm mô tế bào hốc mắt ,… Đây đều là những căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và những chức năng bình thường của mắt.

Trẻ khi mắc phải những căn bệnh này sẽ có biểu hiện mí mắt sưng, chảy nước mắt kèm theo cảm giác ngứa,… Một số trường hợp đặc biệt khi ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác có thể làm giảm thị lực ở trẻ hoặc khiến trẻ bị mù vĩnh viễn.

Cách điều trị khi trẻ bị sưng mí mắt

Sưng mí mắt do những nguyên nhân khác nhau thì đều có cách điều trị khác nhau. Khi phát hiện con bị sưng mí mắt mẹ nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa tức thì. Nếu mẹ đã xác định được nguyên nhân thì có thể làm giảm sưng mí mắt cho con bằng các cách như sau:

Sưng mí mắt do dị ứng mắt hoặc chấn thương

Phòng tránh chất gây dị ứng và làm giảm sưng là phương pháp tốt nhất mẹ nên thực hiện cho con trong trường hợp này. Mẹ nên cho con dùng thuốc kháng histamin hoặc sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt thông thường để làm giảm triệu chứng. Bên cạnh đó hãy chờm mí mắt bằng đá lạnh để giảm sưng.

Sưng mắt do đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus gây ra thường sẽ tự hết sau 7 đến 10 ngày. Trong thời gian này mẹ hãy vệ sinh mắt sạch sẽ cho con, tránh dụi mắt hoặc chạm vào mắt. Bên cạnh đó, rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của đau mắt đỏ. Nếu mẹ muốn con khỏi nhanh mẹ có thể tới gặp bác sĩ để xin đơn thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Các Tư Thế Ngủ Tốt Cho Bà Bầu Nên Nằm Ngủ Tư Thế Nào ? Các Tư Thế Ngủ Tốt Cho Bà Bầu

Sưng mí mắt do lẹo

*

Cách điều trị bé bị sưng mí mắt trên

Lẹo thường bắt đầu là những nốt đỏ gây ngứa và đau sưng cho trẻ. Khối lẹo trông giống mụn mủ và có đầu trắng. Mẹ có thể chườm ấm để giảm đau cho con, tuyệt đối không bao giờ nặn chỗ lẹo vì có thể lây lan đến các vị trí khác và nguy cơ nhiễm trùng mắt rất cao. Nếu mẹ phát hiện ra con có những triệu chứng bất thường nào như lẹo rất đau, con bị giảm thị lực, kèm theo sốt,…thì hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế.

Sưng mí mắt cho chắp

Chắp xuất hiện khi một tuyến bã nhờn ở mí mắt của trẻ bị bít tắc. Chườm ấm có thể khiến vết chắp hết nhanh hơn. Chắp thường ít gây hại nên mẹ không cần quá lo lắng về sức khỏe của con.

Sưng mí mắt do viêm mô tế bào quỹ đạo

Viêm mô tế bào quỹ đạo là tình trạng nhiễm trùng sâu trong mi mắt. Viêm mô tế bào quỹ đạo rất nguy hiểm đến sức khỏe thị lực của trẻ và cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Mẹ không nên tự ý cho con sử dụng mà hãy đưa con đi khám để nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Sưng mí mắt do viêm bờ mi

Khi bé có hiện tượng viêm bờ mi, xung quanh mí mắt của bé có chứa nhiều vi khuẩn hơn bình thường. Viêm bờ mi là bệnh mãn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.

*

Cách điều trị bé bị sưng mí mắt trên

Nếu con bị viêm bờ mi mẹ hãy chườm ấm cho con thường xuyên để bệnh có xu hướng thuyên giảm. Bên cạnh đó, vệ sinh mí mắt cho con mỗi ngày có thể khiến tình trạng của bé cải thiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể đưa bé đến gặp các bác sĩ để sử dụng thêm các thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Hãy Tìm Điểm “G” Cho Riêng Mình, 3 Bước Giúp Bạn Tìm Điểm G Của Phụ Nữ Khi Yêu

Bé bị sưng mí mắt thường ít gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu không đuợc quan sát và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhìn của con sau này. Mẹ nên quan sát những biểu hiện của con thật kỹ nhé. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ và bé những kiến thức bổ ích về sưng mí mắt ở trẻ. Hãy note lại bài viết này ngay nếu mẹ cảm thấy hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *