Được bế ẵm con trong vòng tay của mình và cho con ti dòng sữa thơm ngon bổ dưỡng là điều mà bất kỳ mẹ bỉm sữa nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú như vậy, nhiều bà mẹ hốt hoảng khi thấy bé bị nôn trớ, ọc sữa liên tục sau khi trẻ bú. Điều này có thể làm cho bé bị sặc, quấy khóc, mặt đỏ tía tai, bỏ bú. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bé hay nôn trớ, ọc sữa như vậy và trong tình huống như vậy mẹ phải làm sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời mẹ cùng tìm hiểu nhé.

1. Tại sao trẻ hay bị ọc sữa, nôn trớ liên tục?

Trước hết, mẹ cần tìm hiểu về 5 nguyên nhân chính dẫn tới trẻ hay bị ọc sữa, nôn trớ liên tục

Trẻ bị ọc sữa do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện

Trong năm tháng đầu đời, đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi do dạ dày chưa phát triển đầy đủ về kích thước nên trẻ rất dễ bị ọc sữa liên tục, nôn trớ nếu mẹ cho bé bú lượng sữa quá nhiều đấy.

Đang xem: Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

Bên cạnh đó, thực quản – con đường vận chuyển thức ăn từ miệng tới dạ dày của bé vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện và chức năng vẫn còn bị hạn chế, do đó đôi khi sữa mà bé đã bú sẽ trào ngược trở lại lên miệng bé hoặc lên mũi bé.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng, hiện tượng nôn trớ hay ọc sữa sẽ không quá lo ngại và sẽ tự hết khi hệ thống tiêu hóa của bé lớn dần về kích thước, hoàn thiện về chức năng và thường hết khi trẻ được 18 tháng.

Trẻ bị dị ứng thức ăn hoặc ngộ độc thực phẩm

Với những trẻ lớn trên 6 tháng đã được mẹ cho ăn dặm thì có thể bé sẽ dễ bị ứng với một số loại thực phẩm (cá, các loại hạt, trứng). Đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị nôn trớ hoặc ọc sữa. Khi bé bị dị ứng với đồ ăn thì bé có thể gặp nhiều triệu chứng khác như: tiêu chảy, sưng mặt, ngứa vùng miệng, mũi hoặc mắt.

Ngoài ra, nếu đồ ăn thức uống của trẻ có nhiễm vi khuẩn chẳng hạn như E.coli hoặc Salmonella thì cũng dẫn đến rối loạn hệ thống tiêu hóa và làm cho bé khi bú mẹ dễ bị ọc sữa liên tục.

Bên cạnh đó, Rotavirus (loại vi rút gây nên bệnh tiêu chảy cấp tính) là nguyên nhân hàng đầu gây nôn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng thường có thể tiến triển thành tiêu chảy, sốt, mất nước và có thể dẫn tới trụy tim mạch, nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

*

Cha mẹ cần cảnh giác khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trẻ bị nôn trớ, ọc sữa liên tục do nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa

Một số bệnh nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa chẳng hạn nhưnhiễm trùng hệ hô hấp, nhiễm trùng viêm tai giữa, đường tiết niệu, viêm màng não và viêm ruột thừa cũng có thể gây tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ.

*

Trẻ bị nhiễm trùng cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nôn trớ khi bú sữa

Tắc ruột

Nôn trớ đột ngột và kéo dài có thể là triệu chứng của một số ít các tình trạng hiếm gặp liên quan đến tắc ruột. Tình trạng này được biểu hiện thông qua triệu chứng nôn trớ, ọc sữa liên tục sau khi mẹ cho bé bú và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước và các vấn đề sức khỏe khác của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Mẹ cần làm gì khi bé bú mẹ hay nôn trớ, ọc sữa liên tục

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn mửa hay ọc sữa của bé sẽ chấm dứt mà không cần điều trị, nhưng bạn cũng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hay tốt hơn sau khi bị nôn trớ, ọc sữa liên tục bằng những cách dưới đây:

– Khi em bé của mẹ bị nôn trớ hay ọc sữa, mẹ nên cố gắng giữ bé đứng thẳng hoặc nằm nghiêng nếu bé tỉnh táo, sau đó trấn tĩnh và an ủi bé. Chính sự nhẹ nhàng và ân cần của mẹ và những người lớn xung quanh sẽ giúp bé trở nên bình tĩnh và đỡ sợ hãi hơn.

– Một số bác sĩ khuyên không nên cho bé ăn thức ăn đặc trong 24 giờ sau khi nôn trớ hay ọc sữa. Nếu mẹ cảm thấy khoảng thời gian 24 giờ là quá dài thì mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sỹ để cho bé ăn trở lại sớm hơn.

Xem thêm: Mẹ Nên Chăm Sóc Vùng Kín Sau Sinh Như Thế Nào Để Đảm Bảo An Toàn?

– Với trẻ trên 6 tháng tuổi khi bé bị nôn trớ hay ọc sữa, mẹ nên cho bé uống đủ nước để tránh mất nước. Nếu bé nôn quá nhiều thì bác sỹ thường khuyên cha mẹ bổ sung muối và các chất điện giải cho bé dựa trên số cân nặng và mức độ mất nước của bé.

Nếu bé bị nôn thường xuyên thì mẹ cũng không nên ép bé uống dung dịch điện giải mà nên để bé được bình tĩnh trong khoảng nửa tiếng và cho bé uống từng ngụm nhỏ và tăng dần lên về số lượng cho đến khi nôn trớ giảm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ nên sử dụng dung dịch chất điện giải (chẳng hạn như dung dịch Oresol) theo sự chỉ định của bác sỹ.

– Cha mẹ nên cho trẻ bị nôn trớ, ọc sữa đến khám bác sỹ ngay trong những trường hợp như:

Em bé bị nôn quá nhiều lần trong 1 ngày hoặc nôn dữ dội trong vòng nửa giờ sau khi ăn.Bé nhỏ hơn 3 tháng và có nhiệt độ trực tràng đo được từ 38 độ C trở lên.Trẻ có biểu hiện mất nước như: nước tiểu màu vàng đậm, lượng nước tiểu giảm (hơn sáu đến tám giờ mà không có tã ướt), môi và miệng khô, lờ đờ và khóc mà không chảy nước mắt.Bé quấy khóc lạ thường.Trẻ nôn ra máu, đặc biệt là máu có màu giống bã cà phê rất nguy hiểm.

3. Giải pháp cho mẹ để phòng ngừa trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa liên tục?

Bị nôn trớ hay ọc sữa liên tục có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó mẹ cần trang bị thêm cho mình những biện pháp hiệu quả dưới đây để phòng tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ hay ọc sữa liên tục nhé.

– Trong mỗi lần cho trẻ bú, mẹ nên ước lượng cho trẻ bú với số lượng sữa vừa phải phù hợp với từng giai đoạn của trẻ, và cho trẻ bú thường xuyên hơn.

– Sau khi trẻ bú xong, không nên cho trẻ nô đùa quá mức mà mẹ hãy giữ cho bé ở vị trí cố định khoảng nữa giờ sau khi bú xong.

– Khi bé khóc quá nhiều, người lớn nên tìm cách dỗ bé để bé nín bằng cách hướng sự chú ý của bé sang những thứ khác như trò chơi, xem bộ phim nào đó…

– Đảm bảo vệ sinh trong chế biến các món ăn của trẻ: đây chính là cách giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho trẻ và hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

– Vỗ lưng để bé ợ hơi sau khi bú xong: để hạn chế tình trạng sau khi bú xong, trẻ bị ọc sữa và nôn trớ thì mẹ có thể tham khảo 1 trong 3 cách vỗ lưng ợ hơi cho trẻ như sau:

Cách 1: mẹ bế bé áp sát vào ngực sao cho đầu bé chạm nhẹ vào vai mẹ, một tay mẹ đỡ mông bé, một tay mẹ xoa nhẹ vào lưng bé.

*

Cách 2: đặt bé ngồi vào lòng mẹ, 1 tay mẹ giữ ngực và cổ của trẻ, tay kia mẹ vỗ nhẹ vào lưng để tống khí thừa sau khi bú ra ngoài cơ thể trẻ.

Xem thêm: Rối Loạn Cương Dương Ở Người Trẻ, Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Điều Trị

*

Cách 3: thực hiện với trẻ trên 3 tháng tuổi. Mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi mẹ, dùng cẳng tay đỡ đầu và cổ của bé để đảm bảo phần cổ luôn cao hơn ngực bé, tay còn lại mẹ vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Với cách làm này, mẹ không nên thực hiện lâu vì trẻ sẽ dễ bị trớ.

*

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp về việc trẻ bị nôn trớ, ọc sữa sau khi bú mẹ phải làm sao thì mẹ đã có thêm cho mình nhiều cách xử lý thích hợp và biết được biện pháp phòng tránh khi rơi vào tình huống này. Chúc bé yêu của mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và có sự phát triển tốt nhất nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *