Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc là tình trạng thường xuyên xảy ra. Mặc dù đây không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Triệu chứng đầy hơi làm trẻ sơ sinh khó chịu và khóc nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc? Làm sao để các mẹ có thể xử lý tình trạng này? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đầy hơi quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
Đang xem: Trẻ sơ sinh bị đầy hơi khó tiêu
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc
3 tháng đầu đời là khoảng thời gian trẻ thường xuyên bị đầy hơi nhất. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trưởng thành. Giai đoạn từ 6 – 12 tháng, mặc dù hệ tiêu hóa đã phát triển hơn nhưng trẻ vẫn có khả năng bị đầy hơi. Đến lúc trẻ thực sự quen với các loại thực phẩm, tình trạng này mới thuyên giảm. Các nguyên nhân chủ yếu của chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc
Không thể tiêu hóa các loại protein trong sữa và thực phẩm
Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên việc xử lý protein trong thực phẩm và sữa bị hạn chế. Do đó, khi bú và ăn dặm, bé xảy ra tình trạng bị đầy hơi khó chịu.
Quá tải lượng đường lactose từ sữa
Việc lượng đường lactose quá tải cũng là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi mỗi khi bú mẹ. Tình trạng này là do mẹ không cân bằng lượng sữa đầu và sau khi cho bé bú. Do vậy, các mẹ nên chú ý thời gian đổi bên ngực lúc bé đang bú để đảm bảo cân bằng lớp sữa đầu và lớp sữa sau.
Chứng đầy hơi khiến trẻ khó chịu và quấy khóc
Ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ
Chế độ ăn của mẹ tác động trực tiếp đến sức khỏe của bé sơ sinh. Nếu mẹ ăn quá nhiều các thực phẩm gây đầy hơi, trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Các thực phẩm dễ làm trẻ đầy hơi có thể kể đến như: các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, mận, lê, đào…
Khi phát hiện bé có dấu hiệu đầy hơi, các mẹ cần chú ý các bữa ăn gần nhất. Nếu tình trạng xảy ra liên tục với cùng một loại thực phẩm, mẹ có thể hạn chế lại. Song, bạn không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn ra khỏi bữa ăn. Việc loại bỏ một số thực phẩm có khả năng khiến trẻ bị thiếu chất.
Xem thêm: Hà Nội: Điểm Chuẩn Vào 10 Năm 2013 Hà Nội Năm 2013, Hà Nội Công Bố Điểm Chuẩn Vào Lớp 10 Năm 2013
4 bí quyết giúp xử lý nhanh tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc
Giúp trẻ ợ hơi sau khi bú
Ợ hơi là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên mẹ nên làm sau mỗi khi bé sơ sinh bú. Cách này không chỉ giảm triệu chứng đầy hơi mà còn hạn chế nôn trớ, trào ngược. Để bé ợ hơi dễ hơn, mẹ hãy bế sao cho bé tựa vào mẹ. Sau đó, mẹ vỗ nhẹ nhàng vào lưng đến khi bé phát ra tiếng ợ.
Massage bụng cho bé
Sau khi bé ăn 30 phút, các mẹ có thể dùng ngón tay xoa nhẹ vùng bụng của bé. Mẹ nên xoa theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng. Việc kết hợp với dầu massage giúp hạn chế chà sát mạnh vào làn da non nớt của bé. Ngoài ra, dầu còn khiến bé thư giãn và dễ chịu hơn.
Massage bụng giúp giảm tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Xì hơi đẩy hơi thừa ra bên ngoài
Mẹ có thể giúp bé đẩy hơi thừa ra bên ngoài bằng cách ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay. Tiếp theo, mẹ dùng tay vuốt lưng để bé xì hơi dễ dàng. Thực hiện việc đẩy hơi thừa sẽ giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc hiệu quả.
Xem thêm: Giải Đáp Nghi Vấn: Polyp Cổ Tử Cung Gây Chảy Máu Nên Làm Gì?
Chườm nóng vùng bụng của bé
Chườm bụng bằng khăn ấm cũng giúp trẻ sơ sinh bớt đầy hơi. Mẹ lấy 2 chiếc khăn tay, nhúng nước nóng để làm ấm rồi vắt khô. Trước khi đặt khăn lên bụng, mẹ nên thử nhiệt độ để đảm bảo khăn không gây bỏng da bé. Hơi ấm và sức nặng của khăn giúp đẩy hơi thừa trong bụng của trẻ ra ngoài.
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng namlimquangnam.net trên IOS hay Android ngay!