Nhiều trẻ ban ngày thường ho ít hoặc không ho, tuy nhiên vào ban đêm lại ho rất nhiều. Các chuyên gia ch biết, tình trạng trẻ ho nhiều về đêm rất có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Đang xem: Trẻ ho nhiều về đêm có đờm
Trên thực tế, ho là phản xạ có lợi có tác dụng tống xuất dịch nhầy, đờm ra khỏi cơ thể để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện, lại có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tác động gây ho khan, ho có đờm.
Hiện tượng trẻ ho nhiều về đêm được xem là không nguy hiểm nếu sau cơn ho, trẻ vẫn có thể ngủ liền một mạch đến sáng, không quấy khóc, không mất ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều về đêm kèm theo mất ngủ, quấy khóc kéo dài, cơ thể mệt mỏi, xanh xao thì cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
1. Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm
Lý giải hiện tượng trẻ ho nhiều về đêm, các chuyên gia cho biết: Nhiều trẻ ho ít hoặc không ho vào ban ngày là do thời điểm này, trẻ ở trạng thái tỉnh táo, trẻ vui chơi, đùa nghịch, vận động nhiều nên các chất dịch nhầy đờm được tống xuất ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên vào ban đêm, nền nhiệt độ hạ thấp hơn ban ngày, các chất dịch nhầy bên trong cổ họng tiết ra sẽ gây kích thích mạnh khiến trẻ bị ho, thậm chí ho kéo dài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ ho nhiều sẽ kèm theo mệt mỏi, khó chịu nên trẻ quấy khóc, không ngủ yên.
7 nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm.
Trẻ ho nhiều về đêm do bị viêm phế quản, hen suyễn: Trẻ thường ho nhiều, ho kéo dài nếu mắc những bệnh lý này, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi trời trở lạnh. Trên thực tế, viêm phế quản, hen suyễn là tình trạng các niêm mạc đường thở bị sưng, viêm, dịch đờm tiết ra nhiều dẫn đến lòng phế quản bị bít tắc, chít hẹp. Khi về đêm, nhiều độ hạ thấp, trẻ có xu hướng ho nhiều hơn, kèm theo đó là tình trạng thở khò khè, thở rút lõm lồng ngực, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài…
Trẻ ho nhiều về đêm do bị viêm xoang: Nghẹt mũi, tắc mũi là một trong những triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm xoang. Ban đêm khi trẻ ngủ, dịch nhầy ở mũi có thể chảy ngược xuống cổ họng gây kích thích khiến trẻ ho dữ dội từng cơn. Cha mẹ cần thường xuyên quan sát trẻ, nếu trẻ ho nhiều về đêm kèm theo khó thở, đau rát họng, dịch mũi màu vàng lục và có mùi hôi thì khả năng cao đã bị viêm xoang.
Trẻ ho nhiều về đêm do bị viêm xoang: Nghẹt mũi, tắc mũi là một trong những triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm xoang. Ban đêm khi trẻ ngủ, dịch nhầy ở mũi có thể chảy ngược xuống cổ họng gây kích thích khiến trẻ ho dữ dội từng cơn. Cha mẹ cần thường xuyên quan sát trẻ, nếu trẻ ho nhiều về đêm kèm theo khó thở, đau rát họng, dịch mũi màu vàng lục và có mùi hôi thì khả năng cao đã bị viêm xoang.
Trẻ ho nhiều về đêm do bị viêm họng: Viêm họng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em và có thể khiến trẻ ho nhiều hơn về đêm do cổ họng trẻ dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ho nhiều về đêm, trẻ bị viêm họng còn có các triệu chứng như sốt, đau đầu, ngứa rát cổ họng, khó nhai khó nuốt…
Trẻ ho nhiều về đêm do bị dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như lông gấu bông, lông thú cưng, phấn hoa, bụi mạt…có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều. Vào ban đêm, nếu trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng ho dai dẳng, kèm theo đó là hiện tượng ngứa mũi, hắt hơi, nóng rát cổ họng.
Trẻ ho nhiều về đêm do bị dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như lông gấu bông, lông thú cưng, phấn hoa, bụi mạt…có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều. Vào ban đêm, nếu trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng ho dai dẳng, kèm theo đó là hiện tượng ngứa mũi, hắt hơi, nóng rát cổ họng.
Trẻ ho nhiều về đêm do nhiệt độ xuống thấp: Nhiệt độ thấp, thời tiết hanh khô khiến cổ họng trẻ rất dễ bị kích ứng gây ho. Điều này lý giải tại sao khi trời hanh khô mùa đông hoặc khi trẻ nằm điều hòa mùa hạ thường rất dễ ho nhiều về đêm.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ ho nhiều về đêm. Ngoài ra, trẻ ho nhiều về đêm kéo dài có thể do bị cảm cúm, cảm lạnh, ho gà, mắc bệnh lao phổi, viêm phổi…
2. Khắc phục tình trạng trẻ ho nhiều về đêm như thế nào?
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ ho nhiều về đêm, cha mẹ nào có con đang gặp tình trạng tương tự nên tham khảo áp dụng. Lời khuyên từ chuyên gia khi trẻ ho nhiều về đêm:
Hãy cho trẻ uống nhiều nước. Các loại nước nên cho trẻ uống bao gồm nước sôi, nước lọc, nước ép rau củ quả, sữa mẹ hoặc sữa pha ngoài…Những loại nước này không chỉ có tác dụng cung cấp vitamin, khoáng chất, dưỡng chất cho trẻ mà còn tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm loãng dịch đờm trong cổ họng và trong mũi trẻ để trẻ giảm ho, ngủ ngon giấc hơn.
Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm để không khí không bị khô hanhKhi trẻ ngủ, hãy kê đầu trẻ cao hơn phần ngực để đường thở của trẻ lưu thông dễ dàng, hạn chế hiện tượng dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng gây ho. Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, cho trẻ súc miệng, hoặc dùng máy hút mũi.Đảm bảo không gian phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ, không chứa các tác nhân gây dị ứng.
3. Một số mẹo vặt giúp giảm tình trạng trẻ ho nhiều về đêm
Nếu trẻ ho nhiều về đêm, mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để xử lý nhanh tình trạng này.
Xem thêm: Nhận Diện “ Vi Khuẩn Ăn Thịt Người Ở Việt Nam, Vi Khuẩn Ăn Thịt Người Là Gì
Nếu trẻ chảy mũi, nghẹt mũi. Mẹ nhỏ 5-10 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm thông thoáng đường thở, giảm dịch nhầy bên trong mũi của trẻ. Nếu trẻ đau họng, ho khan, ho đờm nhiều: Mẹ cho trẻ uống ½ hoặc 1 ống siro An Phế Kids để giảm ho, long đờm, làm dịu cổ họng, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Nếu trẻ ho nhiều do nhiễm lạnh. Mẹ xoa dầu nóng ở gan bàn chân của trẻ, xoa bóp mát xa nhẹ nhàng để ngăn ngừa ho khan về đêm.
Trẻ ho nhiều về đêm nếu để kéo dài có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe. Chính vì vậy, khi thấy trẻ ho nhiều về đêm kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ hãy liên hệ ngay với Chuyên gia để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
☎ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800 6523
Bài viết nằm trong Viêm phế quản và chủ đề ho do viêm phế quản, ho nhiều về đêm, viêm phế quản ở trẻ em.
Bác sĩ Hoàng Sầm
Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam, sinh ra trong gia đình có truyền thống 13 đời làm thuốc Nam. Là tác giả của hàng trăm bài thuốc từ thảo dược đem lại hiệu quả điều trị cao cho người Việt.
Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Người đã nghiên cứu thành công hàng trăm loại thuốc sử dụng thảo dược cho cộng đồng người Việt.
Bạn hỏi – Chuyên gia trả lời
Xin vui lòng đặt câu hỏi, thắc mắc của bạn về viêm phế quản như triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, các lời khuyên… Chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.