Cùng với sự phát triển chung về thể chất và tư duy, quá trình hình thành thị giác đóng vai trò rất quan trọng bởi 80% những gì trẻ học được trong những năm đầu đời đều thông qua việc quan sát. Thật vậy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường liên quan đến mắt, tất cả những sinh hoạt hàng ngày và việc học tập của trẻ đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Trẻ mắc tật cận thị sẽ khó nhìn ở khoảng cách xa như nhìn bảng khi ngồi học trong lớp. Trẻ mắc tật viễn thị sẽ gặp vấn đề khi nhìn gần như viết bài và đọc sách vở. Trẻ có tật loạn thị hoặc nhược thị có thể nhận thức hình dạng đồ vật không đúng hoặc phối hợp tay – mắt kém hơn.

Đang xem: Trẻ em bị nháy mắt liên tục

Những bất thường này có thể xảy ra từ khi trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn đạt tốt về ngôn ngữ, cũng chưa biết cách so sánh thế nào là mờ và rõ. Vì vậy, hầu hết trẻ em mắc các tật về mắt sẽ không nói ra cho bố mẹ và người thân rằng chúng đang gặp trở ngại. Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng nhận biết nếu con em mình đang có vấn đề về thị lực, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản xin đưa ra 5 dấu hiệu cảnh báo sau:

1. Trẻ thường nheo mắt khi nhìn

Nheo mắt là biểu hiện của đôi mắt khi đang cố điều tiết để nhìn các vật ở quá xa hoặc quá gần so với tầm nhìn rõ của mắt. Việc nheo mắt có thể tạm thời cải thiện thị lực. Vì vậy, trẻ sẽ có phản xạ này thường xuyên hơn khi không bắt nét được hình ảnh. Nếu nheo mắt khi xem ti vi hoặc đọc chữ trên bảng, có thể trẻ đang nhìn xa kém và nguy cơ mắc cận thị. Nếu nheo mắt khi đọc sách báo, có thể trẻ đang nhìn gần kém và nguy cơ mắc tật viễn thị.

2. Trẻ thường xuyên nháy mắt

Nháy hoặc chớp là phản xạ của mắt khi làm việc quá tải, co thắt cơ mi hoặc cần tiết nước mắt vì mắt khô. Nháy mắt liên tục có thể xảy ra trong các trường hợp như: thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh, thiếu máu, mắc các tật khúc xạ cận thị – viễn thị – loạn thị, rối loạn điều tiết mắt, viêm kết mạc…

*

3. Trẻ hay day dụi mắt

Dụi mắt thường được biết đến là phản xạ của cơ thể khi cảm thấy mắt cộm vướng hoặc có vật thể lạ rơi vào mắt. Tuy nhiên, việc lặp đi lặp lại thao tác dụi mắt ở trẻ có thể là biểu hiện của tình trạng nhìn mờ, ngứa do viêm kết mạc, khô hoặc căng tức mắt.

Xem thêm: 10 Thực Phẩm Bổ Não Tốt Cho Sự Tập Trung Và Trí Nhớ &Raquo; Tổng Đài Y Khoa

4. Trẻ cầm nắm các đồ vật gần sát với mặt hoặc nhìn sát màn hình ti vi/máy tính/ điện thoại

Khi trẻ bắt đầu ngồi gần ti vi hơn, mắt sát vào màn hình điện thoại/ máy tính hơn, đưa vật dụng sinh hoạt lại gần mặt hơn để nhìn cũng có nghĩa là bé đang gặp khó khăn khi nhìn các đồ vật này ở khoảng cách thông thường. Đây là biểu hiện ban đầu khá phổ biến của những trẻ mắc tật cận thị.

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Nhanh Có Thai, Cách Canh Ngày Để Có Thai Nhanh Và Hiệu Quả Nhất

5. Hai mắt không nhìn thẳng và nhìn về các hướng khác nhau

Hiện tượng hai tròng đen của mắt không cùng nhìn về một hướng hoặc không nhìn thẳng có thể cố định (dễ nhận biết) hoặc tạm thời (khó nhận biết) còn được gọi là mắt lác. Mắt lác xảy ra khi có sự mất cân bằng phối hợp giữa các cơ vận nhãn. Những trẻ có nguy cơ mắt lác là trẻ mắc tật khúc xạ, đặc biệt là lệch khúc xạ, nhược thị một mắt, tiền sử gia đình có người từng bị bệnh, trẻ đẻ non hoặc gặp biến chứng của bệnh bại não, não úng thủy…

Trên đây là một vài dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ nhỏ gặp vấn đề về mắt. Bên cạnh đó, các bác sỹ chuyên khoa cũng khuyến cáo rằng kể cả khi không phát hiện bất thường gì, mọi trẻ em vẫn cần được thăm khám sàng lọc các bệnh mắt trong giai đoạn 3-6 tuổi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em trước khi bước vào giai đoạn học đường.

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản hi vọng những thông tin trên hữu ích cho quý vịtrong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt.Để biết rõ hơn về tình trạng mắt của trẻ, Quý vịcó thể đặt hẹn khám cho béqua đường link:

https://namlimquangnam.net/make-an-appointment

===================

Đặt hẹn khám

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *