Trẻ bị chảy máu chân răng nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sự phát triển răng của trẻ. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây để rõ hơn về vấn đề này nhé!

VÌ SAO TRẺ BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG?

*

Chảy máu chân răng ở trẻ cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt Vitamin C

Chảy máu chân răng do tình trạng viêm nướu hoặc do thiếu hụt vitamin C gây ra. Nướu là bộ phận bảo vệ cho chân răng, nhưng khi nướu bị tổn thương, viêm nhiễm thì không thể thực hiện chức năng bảo vệ răng. Biểu hiện của viêm nướu là chảy máu chân răng. Ban đầu là những tổn thương nhẹ tới mô mềm nhưng nếu không được phát hiện sớm, vi khuẩn có điều kiện hoạt động và gây ra bệnh viêm nướu.

Đang xem: Trẻ em bị chảy máu chân răng

Đây là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, làm cho các vi khuẩn tấn công và làm suy yếu nướu dẫn đến nhạy cảm và dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. 

Chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt Vitamin C. Vì khi cơ thể thiếu vitamin C thì sẽ không thể tổng hợp được collagen dẫn đến vết thương trở nên lâu lành hơn hoặc xuất huyết ở nướu.

CHẢY MÁU CHÂN RĂNG Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

*

Tình trạng chảy máu chân răng gây viêm nướu là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về răng

Chảy máu chân răng ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể cũng như sinh hoạt hằng ngày của trẻ, khiến cho trẻ biếng ăn do đau nhức ở nướu và có thể gây gián đoạn giấc ngủ.

Tình trạng chảy máu chân răng gây viêm nướu là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về răng. Đối với trẻ nhỏ, viêm nướu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Tình trạng viêm nướu nặng có thể gây viêm nha chu, u nhú nướu răng,… ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn. Khi bị viêm nướu sẽ gây ảnh hưởng tới chân răng và các bộ phận xung quanh ổ răng làm tổn thương tới chân răng và xương ổ răng, khiến chân răng lung lay lâu ngày những tình trạng này có thể dẫn tới gãy mất răng.

Xem thêm: Thời Gian Niềng Răng Mất Bao Nhiêu Thời Gian, Niềng Răng Mất Bao Lâu

Ngoài ra, các bệnh lý khi trẻ bị chảy máu chân răng có thể bị như: 

Bệnh về máu: các bệnh giảm tiểu cầu, thiếu canxi, ung thư máu, tủy xương, khó đông máu Bệnh về gan: Khi gan tham gia vào quá trình tổn hợp chất đông máu, có thể ảnh hưởng tới gan. Bệnh tiểu đường: Ảnh hưởng tới mức độ sản xuất, hấp thụ insulin và đường trong máu. Bệnh tim mạch: Các bệnh như nhồi máu cơ tim cũng có các biểu hiện chảy máu chân răng. Khi lưu lượng máu thay đổi làm tim gián đoạn, các tế bào tim bị ảnh hưởng, dễ dẫn tới đột quỵ. 

Do đó, khi phát hiện bé có các triệu chứng chảy máu chân răng nguy nhiều, viêm nướu, sưng đỏ, hãy đưa bé tới ngay bác sĩ nha khoa để chăm sóc, điều trị.

ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Chảy máu chân răng ở trẻ em khá nguy hiểm. Do đó, các mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa và nếu phát hiện bé bị chảy máu, cần điều trị ngay. 

Dùng thuốc chữa chảy máu chân răng ở trẻ em 

Sử dụng thuốc là biện pháp nhanh chóng giúp giảm chảy máu chân răng. Thời gian chảy máu này, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được bác sĩ kê đơn. Không nên cho bé đánh răng bởi dễ va chạm vào nướu răng bị viêm. 

*

Mẹ có thể dụng gạc rơ miệng và Nacl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé

Hằng ngày, mẹ có thể dụng gạc rơ miệng và Nacl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé. Nên vệ sinh cho bé nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho nướu bị viêm.

Bổ sung vitamin C 

Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng của răng, tủy và nướu. Đây là cách chữa chảy máu chân răng cho trẻ hiệu quả. 

Vitamin C giúp các vết viêm sưng nhanh lành hơn, cho một hàm răng chắc khỏe. Các mẹ có thể thêm vào thực đơn của con các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, xoài, kiwi, mâm xôi,… vào khẩu phần ăn của con.

Bổ sung vitamin K, E

Các loại vitamin K, E có công dụng tăng nhanh quá trình đông máu. Do đó có vai trò quan trọng trong điều trị chảy máu chân răng ở trẻ em. 

Ngoài ra, vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và canxi trong hệ thống mạch máu. Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bắp,… hoặc các loại dầu thực vật, trái cây như bơ, kiwi, nho,… 

Vitamin K ngoài chức năng tăng cường tế bào nội mô mạch máu còn có nhiều công dụng như chống xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim,…

Lấy cao răng, vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên 

Ngay từ khi răng mọc vĩnh viễn đã đầy đủ, hãy thường xuyên cho bé lấy cao răng. Cao răng và các mảng bám chính là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Nếu có tình trạng cao răng hình thành dưới nướu gây chảy máu, mẹ nên đưa bé tới nha sĩ để vệ sinh cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Mẹ nên đưa bé tới nha sĩ để vệ sinh cao răng định kỳ 6 tháng/lần

Súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng 

Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng hàng ngày đơn giản và hiệu quả nhất. Nước muối có thể pha loãng và để bé súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Nước muối súc miệng không chỉ hạn chế tình trạng chảy máu chân răng mà còn giảm xuất hiện các bệnh lý răng miệng khác.

Xem thêm: Các Bài Tập Tăng Chiều Cao Cho Người Trưởng Thành Từ 25, 503 Service Unavailable

Nếu không sử dụng nước muối, mẹ có thể thay bằng nhiều loại nước súc miệng trên thị trường với công dụng làm sạch khoang miệng. 

Ngoài ra, có thể sử dụng một số các bài thuốc chữa chảy máu chân răng tự nhiên khác như mật ong, nha đam, lá trà xanh,… đều cải thiện chứng chảy máu chân răng hiệu quả với trẻ nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *