Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện nổi mụn nước trên mặt và toàn thân mà dân gian còn gọi là bỏng rạ hoặc trái rạ. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 1–6 tuổi, xuất hiện nhiều nhất từ tháng hai đến tháng bốn hằng năm.

Đang xem: Bị bệnh thủy đậu khoảng bao lâu thì khỏi?

Nếu không muốn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, thì trong quá trình mắc bệnhcần phải kiêng khem đầy đủ, có như vậy mới có thể hạn chế những khả năng gây tổn thương thần kinh trung ương, ung thư da, và nguy hiểm nhất là gây tử vong. Vậy khitrẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?

*

Kiêng đến những nơi đông người

Bệnh thủy đậu trẻ em có khả năng lây lan cho những người tiếp xúc. Do đó, ngay khi phát hiện con xuất hiện nốt ban đỏ trong 2 tuần đầu, nên cho bé nghỉ học ở nhà. Đồng thời, hạn chế đến những nơi đông người để không truyền bệnh cho người khác.

Tránh dùng chung vật dụng trong gia đình

Như đã nói ở trẻ, bệnh thủy đậu rấtdễ lây lan. Một trong những con đường truyền nhiễm bệnh nhanh nhất là qua hình thức dùng chung vật dụng cá nhân. Thế nên, hãy mua riêng cho bé các vật dụng, tránh dùng chung với người khác trong gia đình. Người thân, hoặc người chăm sóc trẻ bị thủy đậu cần rửa sạch tay với xà phòng để diệt virus.

Trẻ mắc bệnh thủy đậu hạn chế ăn thực phẩm nào?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì giữa muôn vàn các loại thực phẩm hiện nay? Dưới đây là 7 loại thực phẩm kiêng kị cho bé mắc bệnh thủy đậu, bố mẹ cùng tham khảo nhé.

Thịt gà là thực phẩm có tính ôn, khiến bé ăn vào ngứa ngáy, bệnh tình nặng hơn.Các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào cũng không nên cho bé ăn, vì sẽ khiến bé khó tiêu.Đặc biệt không cho trẻ mắc bệnh thủy đậu ăn hải sản.Không cho bé ăn các món ăn từ gạo nếp, như xôi chẳng hạn. Vì chúng sẽ khiến các bọng mủ trên cơ thể trở nặng hơn.Khi mắc bệnh thủy đậu, tránh cho bé ăn các chế phẩm làm từ sữa. Chẳng hạn như kem, bơ, phô mai,…Kể cả các loại hạt trái cây, các loại hạt sấy khô cũng không nên cho bé ăn.2 loại trái cây giàu axit mà bé mắc bệnh thủy đậu cần kiêng ăn là cam và chanh.

Xem thêm: Co Giật Mí Dưới Mắt Phải Giật Liên Tục Có Nguy Hiểm Không? Tại Sao Mắt Bạn Bị Co Giật

Không nên cho trẻ gãi khi mắc bệnh thủy đậu

Bố mẹ lúc nào cũng cần theo dõi bé, tránh để bé gãi các nốt ban. Điều này sẽ dễ khiến các bọng mũ vỡ ra, bệnh lý trở nên nặng hơn. Thậm chí, có thể gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này, hãy cắt móng tay sạch sẽ cho bé, giữ da luôn khô, mặc quần áo chất liệu mềm mại, không xù lông.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu như thế nào?

Sau khi tìm hiểu bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì, bố mẹ cần nắm vững các nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc con tại nhà.

Nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc bé bị thủy đậu tại nhà là giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé. Không để bé gãi chỗ ngứa, tắm nước lâu để tránh tình trạng vỡ nốt mủ thủy đậu, nhiễm trùng da nghiêm trọng. Chỉ nên dùng nước ấm lau nhẹ người cho con, sau đó dùng khăn khác lau khô để cơ thể bé luôn sạch sẽ.Bổ sung đầy đủ cho bé các chất dinh dưỡng, vitamin để tăng cường sức đề kháng. Tránh cho bé ăn những thực phẩm kiêng kị đã liệt kê ở trên.Tập cho bé dùng vật dụng riêng, không dùng chung để tránh lây lan bệnh thủy đậu cho người khác.Bổ sung nước cho bé uống liên tục và đầy đủ.

Xem thêm: Top 10 Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Nên Uống Thuốc Gì ? Tác Dụng Và Cách Dùng

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây, bố mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bé yêu toàn diện nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *