Bệnh tay chân miệng thường hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như thủy đậu, sởi hoặc sốt phát ban, … do đó phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu đặc trưng của bệnh để có hướng điều trị đúng đắn cho con em mình. Phát hiện sớm bệnh tay chân miệng là việc đầu tiên cần phải làm nhằm hỗ trợ điều trị tay chân miệng cho trẻ phát huy hiệu quả tối đa.
Đang xem: Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì
Thông thường sau khoảng 2 – 4 ngày nhiễm virus, trẻ sẽ bắt đầu có các biểu hiện tay chân miệng như sau:
Sốt, có thể sốt cao 38 – 39 độ C;Kém ăn, mệt mỏi, và hay đau họng;Xuất hiện các vết đỏ rộp lên gây đau miệng, loét sau 1 – 2 ngày sốt;Xuất hiện ban đỏ ở da, không ngứa, dần hình thành dạng phỏng nước dễ vỡ;Đôi khi có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay chân, khuỷu tay, đầu gối, mông và bộ phận sinh dục.
Khi các nốt ban dạng phỏng nước vỡ ra sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, đi kèm với đó là các biến chứng về hô hấp, tim mạch hoặc thần kinh gây khó khăn cho quá trình điều trị tay chân miệng. Nhiều nguy cơ bệnh nhi phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm não, viêm màng não… nếu bé có dấu hiệu:
Sốt cao cao liên tục trên 39 độ C;Li bì, ngủ khó đánh thức;Giật mình, rùng mình khi thức, có cơn co giật;Có dấu hiệu mất nước, như tiểu ít, khô miệng, …;Run tay chân.
Lúc này cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám vì những triệu chứng nghiêm trọng như trên thường diễn tiến rất nhanh trong 24 giờ, thậm chí có nguy cơ gây tử vong cao.
Sốt cao cao liên tục trên 39 độ C có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng của bệnh tay chân miệng
2. Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày nhưng trong thời gian này có thể dùng một số loại thuốc để làm dịu các triệu chứng.
2.1. Thuốc hạ sốt
Khi thấy trẻ sốt cao từ 38 độ C trở lên, phụ huynh cần hạ sốt cho bé bằng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10 – 15mg/kg. Dùng tiếp liều thứ 2 sau 4 – 6 giờ nếu bệnh nhi vẫn còn sốt cao. Trong trường hợp trẻ không uống được hoặc khó uống thuốc, có thể thay thế bằng dạng viên đạn đặt hậu môn theo hướng dẫn của thầy thuốc.
2.2. Bù nước và điện giải
Để bổ sung thêm nước và điện giải cho trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol hoặc hydritre pha theo liều lượng chỉ định trên bao bì.
Xem thêm: Khám Mắt Ở Bệnh Viện Mắt Trung Ương Bùi Thị Xuân, Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Dnd
2.3. Thuốc sát khuẩn
Triệu chứng sốt và vết loét miệng cần điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin C và kẽm, cũng như dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng bé trước và sau khi ăn. Bên cạnh đó, gel rơ miệng (như kamistad, zyttee, …) cũng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giúp bệnh nhi ăn uống dễ dàng hơn. Một số loại thuốc sát khuẩn bố mẹ có thể sử dụng cho trẻ là:
Lidocain: Dùng cho trẻ mọi lứa tuổi;Xịt miệng benzydamine: Cho trẻ trên 5 tuổi;Súc miệng benzydamine: Trẻ từ 12 tuổi trở lên;Nước muối sinh lý nồng độ NaCl 0,9%.
2.4. Dung dịch khử khuẩn
Song song với dùng thuốc sát khuẩn, phụ huynh cũng như người chăm sóc trẻ cần:
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn, cho trẻ ăn, sau khi tiếp xúc và thay tã cho bé, cũng như lúc đi vệ sinh xong;Lau nhà, ngâm tẩy đồ chơi và quần áo của trẻ bằng dung dịch cloramin 2% hay một số dung dịch khử khuẩn an toàn khác;Tiệt trùng và hấp sôi các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi, ví dụ như bình sữa, bát, thìa, … và hạn chế tiếp xúc hoặc dùng chung.
2.5. Một số loại thuốc khác
Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhi, khi nhập viện bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc khác mạnh hơn để điều trị tay chân miệng, chẳng hạn như:
Triệu chứng não – màng não: Điều trị tại bệnh viện và dùng thuốc có tác dụng chống co giật như phenobarbital;Viêm màng não do vi khuẩn: Dùng kháng sinh, kết hợp theo dõi chặt chẽ các triệu chứng hô hấp;Biến chứng viêm não, kèm liệt, rối loạn tri giác, và co giật: Dùng thuốc chống phù não, chống co giật và kháng sinh phòng bội nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, cân bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch đập, thân nhiệt, huyết áp, nhịp và kiểu thở, tri giác, …
Ngoài tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì, phụ huynh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng cho con em tại nhà, bao gồm:
Không nên dùng thuốc hạ sốt quá liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất;Không mua các loại thuốc có thành phần aspirin, tránh gây hội chứng Reye nguy hiểm;Sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối đúng nồng độ 0,9%, không pha mặn khiến trẻ bị xót và đau đớn;Không được tự ý dùng kháng sinh vì thuốc sẽ không có tác dụng với virus tay chân miệng. Kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn theo yêu cầu của bác sĩ;Tham khảo ý kiến dược sĩ tại nhà thuốc trước khi dùng thuốc bôi ngoài da (hoặc uống kháng histamin) để điều trị vết loét, ngứa nhằm hạn chế gây kích ứng hoặc nhiễm khuẩn cho trẻ.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên cho con em đang mắc bệnh dùng thức ăn mềm hoặc sữa chua để làm dịu cơn đau họng miệng; bổ sung nước lọc và ép hoa quả cho trẻ nhằm tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, cần nên kiêng cử các loại nước ép cam quýt, chanh và thực phẩm cay, mặn. Chú ý cắt ngắn móng tay hoặc mang bao tay cho trẻ sơ sinh để hạn chế trường hợp cào và gãi do ngứa.
Xem thêm: Tác Dụng Phụ Của Thuốc Chống Trầm Cảm Phổ Biến Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng
Hầu hết bệnh nhi mắc tay chân miệng thường là lành tính, tuy nhiên đây là hội chứng dễ tái đi tái lại và có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị cực. Chính vì vậy, phụ huynh cần học hỏi dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng và cách điều trị, cụ thể trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì thì hiệu quả và an toàn. Nhìn chung, phát hiện sớm bệnh và dùng đúng thuốc là chìa khóa điều trị tay chân miệng thành công.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY