Bệnh kiết lỵ là một bệnh khá nguy hiểm liên quan đến đường ruột, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu không được điều trị sớm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn nội dung bệnh kiết lỵ uống thuốc gì và thuốc trị hiệu quả nhất hiện nay.

Đang xem: Trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì

Bệnh kiết lỵ uống thuốc gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn shigella, E. coli, salmonella,… và một số vi khuẩn khác gây ra. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh bằng cách lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân; qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc do bạn bơi lội trong môi trường nước bẩn. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu là trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi.

Bệnh kiết lỵ uống thuốc gì mới hiệu quả?

Bệnh kiết lỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng chống bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là thói quen giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi để vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào đường ruột gây nên tình trạng.

Về phương pháp điều trị, một số người thường sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh, tuy nhiên đây là giải pháp tạm thời, chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, trên thực tế, muốn điều trị tận gốc, cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị có thể là thuốc Tây hoặc các loại thuốc Đông y. Thuốc Tây mang đến hiệu quả nhanh cho người bệnh nhưng có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Với những thành phần từ thảo dược thiên nhiên, thuốc Đông y sẽ hạn chế được những tác dụng phụ trên, nhưng người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Các loại thuốc trị kiết lỵ

Ở mỗi đối tượng khác nhau sẽ có những loại thuốc điều trị bệnh không giống nhau. Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh mà bạn có thể tham khảo. 

Thuốc kiết lỵ cho trẻ em

Trẻ em khá nhạy cảm với 1 số thành phần của thuốc chữa kiết lỵ, kháng sinh cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng đi kiết ở trẻ. Do đó, khi trẻ bị đi kiết, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh ở người lớn cho trẻ uống mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

*

Thuốc kiết lỵ cho trẻ em

Trong trường hợp trẻ đi ngoài bị mất quá nhiều nước, bạn có thể cho trẻ uống nước oresol để kịp thời bổ sung lượng nước thiếu hụt, tránh dẫn đến tình trạng suy nhược, kiệt sức.

Hằng ngày, mẹ nên cho trẻ sử dụng men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng cho đường ruột, sản sinh ra lượng lớn lợi khuẩn chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Để bệnh kiết lỵ ở trẻ nhanh khỏi, tốt nhất, cha mẹ nên đưa con em đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. 

Thuốc kiết lỵ cho người lớn

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các loại thuốc chữa kiết lỵ phổ biến cho người lớn, mỗi loại sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau. 

Thuốc Carbomango 

Thuốc Carbomango là một loại thuốc điều trị bệnh lỵ được điều chế dưới dạng viên dễ tan trong ruột. Khi dùng thuốc này sẽ tác động lên cơ trơn của thành ruột để giải quyết những rối loạn thần kinh ở đường ruột nhờ đó kích thích giúp phân được mềm. Đây còn được coi là thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh hệ tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc điều trị bệnh này có chứa một số than hoạt tính có thể sẽ gây ra một số tác dụng phục như buồn nôn, táo bón, phân đen. Thuốc này không thích hợp dùng trong các trường hợp: người mới phẫu thuật đau ruột thừa, tắc đường ruột, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Xem thêm: Mùa Hè Nên Ăn Gì Cho Mát – 22 Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Mùa Hè

Cotrimoxazol 480

Thuốc Cotrimoxazol dùng để chữa trị, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng ruột, tiêu chảy… Đây là loại thuốc được kết hợp giữa sulfamethoxazol và trimethoprim (kháng sinh) để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Bên cạnh đó, thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng trong một số trường hợp khác, vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Thuốc Cotrimoxazol được vào chế dưới dạng hỗn hợp dịch, dạng nén. Thông thường, khi bị kiết lỵ bác sĩ thường chỉ định uống 2 – 4 lần, tùy vào tình trạng của bệnh.

Metronidazol

Thuốc Metronidazol là loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét tá tràng, viêm dạ dày, nhiễm khuẩn huyết,…

Bệnh kiết lỵ uống thuốc Metronidazol

Liều dùng: Uống mỗi ngày 10mg/3 lần, uống liên tục trong 5 ngày. Thuốc trị bệnh kiết lỵ này thường hấp thụ nhanh sau khi uống, để đạt hiệu quả nên uống trước bữa ăn 15 phút.

Ampicillin

Ampicillin là một loại kháng sinh với cơ chế hoạt động là giúp ngăn ngừa sự gia tăng của vi khuẩn có hại bên trong cơ thể, là loại thuốc được các bác sĩ chuyên khoa dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn và virus gây ra. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì đây là thuốc chữa bệnh dạng kháng sinh nên không tốt cho sức khỏe.

Liều dùng với trường hợp bị kiết lỵ: Uống dạng viên ngày 2 lần/2 viên hoặc dùng dung dịch Ampicillin để tiêm vào bắp tay không quá 6 lần.

Xem thêm: Xuất Tinh Ở Phụ Nữ Lên Đỉnh Có Xuất Không ? Phụ Nữ Lên Đỉnh Nhiều Lần Có Tốt Không

Thuốc Sulfamethoxazole

Thuốc Sulfamethoxazol cũng là một loại kháng sinh có tác dụng kiểm soát và giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có khả năng kháng khuẩn rộng nên sẽ tác động trực tiếp vi khuẩn dương tính hoặc âm tính như Staphylococcus, Listeria monocytogenes, Streptococcus, E. coli, Enterobacter,… và tiêu diệt các vi khuẩn kháng thuốc như Enterococcus, Campylobacter, vi khuẩn kỵ khí (gây bệnh lỵ).

Liều dùng: Uống 1g chia thành 3 lần/ngày đối với người lớn, còn trẻ em không khuyến cáo dùng. Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều vì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. 

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bên cạnh sử dụng các loại thuốc, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường rau quả tươi xanh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường đề kháng cho cơ thể. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *