Chắc chỉ có những ai đã làm cha mẹ thì mới thấu hiểu được sự lo lắng, nỗi vất vả khi chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là những hôm bé bị khản tiếng, quấy khóc thậm chí bỏ ăn uống. Để giúp cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm xử trí khi trẻ bị khàn tiếng nhé, mời các bạn cùng tìm hiểu về hiện tượng hay gặp này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đang xem: Bật mí bí quyết giúp trẻ bị khàn tiếng nhanh khỏi
Trẻ bị ho khàn tiếng khi đó thanh quản trẻ đã sưng, phù nề
1. Trẻ bị khàn tiếng có sao không và có nguy hiểm không?
Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng thì hiện tượng trẻ bị khản tiếng làm nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan, tuy nhiên đó có thể là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản…
Thanh quản là cơ quan phát ra âm thanh và chỗ hẹp nhất của đường thở, do vậy nếu bị viêm nhiễm sẽ gây phù nề, bịt kín đường thở làm trẻ bị khó thở, có thể dẫn tới ngừng cung cấp oxy lên não.
Do vậy, trẻ bị khản tiếng không gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ bị khản tiếng đi khám bác sỹ sớm để phát hiện các bệnh có thể, trong đó có bệnh viêm thanh quản có thể dẫn tới những tổn thương cho não khi thiếu oxy, hoặc thậm chí là đe dọa tới tính mạng của trẻ.
2. Các dấu hiệu đi kèm trẻ bị khàn tiếng
Không khó để bạn và gia đình phát hiện ra trẻ bị khàn tiếng thông qua các dấu hiệu, biểu hiện như:
– Đối với trẻ sơ sinh: bạn có thể nhận ra lúc trẻ khóc phát ra âm thanh nghe vẻ yếu ớt, lạc tiếng, trẻ bỏ bú, quấy khóc.
– Đối với trẻ nhỏ: giọng nói của trẻ khác thường, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…
Bên cạnh đó, các dấu hiệu đi kèm có thể là ho có đờm, ho khan, thở rít
3. Nguyên nhân trẻ bị khàn tiếng
Nếu bỗng dưng bạn nhận ra giọng nói trẻ đột nhiên nghe khàn khàn, khó nghe hoặc yếu ớt, vậy hãy chú tới các nguyên nhân có thể gặp dưới đây nhé.
3.1. Do trẻ la hét quá lớn và kéo dài
Những trò chơi tạo cho trẻ cảm giác hứng thú như: bóng đá, nhảy dây, đá cầu… càng vui hơn khi được chơi với các bạn cùng trang lứa sẽ làm cho trẻ phấn khích, la hét.
Nếu điều này kéo dài lâu, lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có nhiều thời gian để dây thanh âm nghỉ ngơi và hồi phục sẽ làm cho trẻ dễ bị khản tiếng.
3.2. Trẻ khóc quá nhiều
Điều này thường xuyên xảy ra với nhiều trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Những hôm cha mẹ đi vắng nhà và gửi trẻ cho những người không thân thiết với trẻ, khiến trẻ có chút lo lắng và sợ hãi và khóc rất nhiều.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến trẻ khóc quá nhiều có thể là do trẻ đang bị mắc một bệnh nào đó khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu hoặc cũng có thể do trẻ bị đói và khát nữa đấy bạn nhé.
Khóc quá nhiều cũng khiến bé bị khàn tiếng
3.3. Trẻ bị ho
Ho là một phản xạ của cơ thể trước những tác nhân hay yếu tố gây kích ứng đường hô hấp, ho cũng có thể gây kích ứng các dây thanh âm và dẫn tới khàn giọng ở trẻ. Do vậy, điều trị giảm ho cũng là cách hạn chế hiện tượng trẻ bị khàn tiếng.
3.4. Trẻ bị dị ứng
Dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng viêm hoặc chảy nước mũi – nguồn gốc gây ra sự kích thích và làm kích ứng các dây thanh âm. Bên cạnh đó, dị ứng đường hô hấp cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ bị ho, và dẫn tới trẻ bị khàn tiếng.
3.5. Bé bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản, thường được gọi là GERD, có thể là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ em.
Sở dĩ có điều này là do, dịch vị dạ dày chứa axit và các enzym tiêu hóa và khi bị trào ngược lên thanh quản, thực quản gây tổn thương, viêm nhiễm lớp niêm mạc tại các cơ quản này, cũng có thể dẫn tới khàn tiếng ở trẻ.
Xem thêm: Tác Dụng Của Quan Hệ Tinh Dục, Quan Hệ Tình Dục Đều Đặn Có Tác Dụng Gì
4. Phải làm gì khi trẻ bị khàn tiếng
Nhiều cha mẹ cứ nghĩ trẻ bị khàn tiếng chỉ là “chuyện nhỏ” nhưng điều này không hoàn toàn là chính xác vì đây có thể là triệu chứng cảnh bảo những bệnh có thể gặp ở trẻ. Trong giai đoạn trẻ bị khàn tiếng vẫn rất cần có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, các bạn hãy cùng tìm hiểu các biện pháp dưới đây nhé.
4.1. Hạn chế trẻ khóc hay la hét quá lớn, kéo dài
Một số bậc phụ huynh cho rằng cứ để trẻ em vui đùa, la hét thỏa sức sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn, tuy nhiên điều này chỉ không thực sự đúng. Việc la hét quá lớn và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dây thanh âm của trẻ và khiến trẻ bị khàn tiếng, hoặc thậm chí là làm tổn thương thực quản hay thanh quản của trẻ.
Do vậy, khi quan sát thấy bé hay nói to khi bị kích động, la hét quá lớn, cha mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở nhiều lần để kìm hãm tình trạng này, giúp trẻ nhận thức được hành vi này là không tốt, tránh hình thành thói quen xấu ở trẻ.
Bên cạnh đó, không nên trẻ khóc quá nhiều, quá lâu nhất là đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất cần hơi ấm cũng như sự quan tâm vỗ về của cha mẹ và người thân, do vậy người lớn không nên để trẻ trong không gian một mình, hãy luôn bên cạnh và dỗ dành để trẻ không khóc quá nhiều nhé.
4.2. Vệ sinh răng miệng của trẻ sạch sẽ
Bạn biết không, khi trẻ bị khản giọng cũng là lúc các lớp niêm mạc thanh quản đang bị tổn thương, đây chính là cơ hội để các vi khuẩn gây hại tấn công và gây ra các bệnh đường hầu họng của trẻ.
Do vậy, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng khoang miệng của trẻ bằng những cách đơn giản như: cho trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% …
4.3. Chú ý trẻ bị khàn tiếng không nên ăn gì?
Những món ăn, đồ uống giải khát mát lạnh như: kem, nước ngọt có đá,… luôn hấp dẫn bé mọi lúc, mọi nơi nhưng những loại đồ ăn này lại rất gây hại vùng hầu họng của bé, nhất là khi bé bị khản tiếng.
Do vậy, cha mẹ không nên cho trẻ bị khàn tiếng ăn và uống những món ăn, đồ uống giải khát ở nhiệt độ quá lạnh nhé.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hạn chế sử dụng đồ uống có chứa các chất kích thích khi trẻ bị khản tiếng như: cà phê, nước sô đa, nước ngọt có chứa caffeine…
Không những vậy, trẻ bị khản tiếng cũng cần tránh ăn những đồ nướng, đồ ăn cay nóng, vì đây là có thể là thủ phạm gây nên làm gia tăng kích ứng dây thanh âm của trẻ, khiến trẻ bị khản tiếng ngày một nặng hơn, lâu dài có thể dẫn tới mất tiếng.
Trẻ bị khàn tiếng không được uống nước đá
4.4. Bé bị khản tiếng nên uống thuốc gì?
Trong trường hợp bé bị khản tiếng do nguyên nhân do thói quen la hét quá lớn, trẻ khóc lâu không nín thì bạn không cần sử dụng các loại thuốc chữa trị cho trẻ. Cách hiệu quả nhất trong trường hợp này là để bé được nghỉ ngơi để phục hồi chức năng của thanh quản.
Còn đối với bé bị khản tiếng do sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng đường hầu họng thì bố mẹ không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Khi đó, người lớn nên đưa trẻ đi khám bệnh và sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ.
Một số loại thuốc có thể được bác sỹ kê đơn như: thuốc kháng sinh nhóm beta – lactam, nhóm macrolid, thuốc chống viêm, chống dị ứng…
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa cho trẻ bị khản tiếng như:
Hỗn hợp chanh, mật ong: hỗn hợp này có tác dụng sát khuẩn rất tốt Ngâm gừng với mật ong cho bé ngậm
4.5. Điều trị các bệnh có liên quan đến trẻ bị khản tiếng
Ho, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày – thực quản… là những bệnh có thể làm cho trẻ bị khàn tiếng kéo dài. Do vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để tìm hiểu rõ nguyên nhân và chữa dứt điểm các bệnh này, tránh ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ.
Xem thêm: U Sợi Tuyến Có Nguy Hiểm Không ? Người Bệnh Có Cần Phải Phẫu Thuật Không
Mong rằng qua những chia sẻ của bài viết về vấn đề bé bị khản tiếng đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm và các biện pháp khắc phục khi trẻ bị khàn tiếng. Chúc bé yêu của bạn sẽ sớm bình phục và hết khản tiếng nhé.