Đầy hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thường gặp như :chướng bụng, ợ hơi, trớ, nấc cụt. Điều này khiến rất nhiệu ông bố, bà mẹ lo lắng và không biết phải xử lý như thế nào…

Đang xem: Trẻ bị đầy bụng phải làm sao

Ở bài viết sau đây phòng khám namlimquangnam.net sẽ chỉ rõ những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị đầy hơi ở trẻ nhỏ để mọi người có thêm kiến thức và khắc phục được tình trạng này đối với con em mình khi mắc phải…

1/ Đầy hơi ở trẻ em là gì

Trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi hơn người lớn bởi bé khóc nhiều, khi khóc bé sẽ nuốt nhiều không khí và tạo thành nhiều hơi trong bụng.Trẻ nhỏ khi bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng bé ậm ạch và lúc nào cũng lưng lửng nên bé không muốn ăn, bú sữa. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

*

2/ Dấu hiệu đầy hơi ở trẻ

Sau đây là 1 số dấu hiệu trẻ bị đầy hơi cha mẹ cần lưu ý

+ Bụng bé căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ

+ Vỗ nhẹ vào bụng sẽ phát ra âm thanh như gõ trống

+ Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn

+ Quấy khóc sau khi ăn

+ Có thể lười bú và biếng ăn

+ Đi tiêu bón hoặc lỏng

+ Không “đánh rắm” như bình thường

3/ Những nguyên nhân gây nên

Một số những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bị ợ hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như:

+ Bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh

Đầy hơi do lượng khí trong đường ruột ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không chỉ đơn giản là một nguyên nhân cụ thể, vì có nhiều cách khác nhau để khí có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của trẻ.

+ Khẩu phần ăn của bé

Khẩu phần ăn dặm của bé có quá nhiều tình bột.Nhiều mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm) hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng trướng căng.

Xem thêm: Bé Bị Suy Dinh Dưỡng Phải Làm Sao, Bé Bị Suy Dinh Dưỡng, Mẹ Phải Làm Sao

+ Ép cho ăn quá nhiều

Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống

+ Không thể tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa do thiếu men Lactase

Một sự thiếu hụt tạm thời để sản xuất đủ lượng enzyme “lactase”, cần thiết cho việc tiêu hóa “lactose” là một lời giải thích cho một số trường hợp nhiễm colic hoặc trẻ sơ sinh

+ Thực ăn và dị ứng thực phẩm

Sữa mẹ có chứa các mùi vị của thực phẩm từ chế độ ăn uống của mẹ. Một số em bé có thể nhạy cảm với những mùi vị của thực phẩm. Việc ăn sữa mẹ, hành, rau cải (ví dụ cải bắp, bông cải xanh và súp lơ) và lượng sô cô la có liên quan đến các triệu chứng khó chịu hơn ở trẻ sơ sinh.

+ Bé uống nhiều kháng sinh , hơn 14 ngày, làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột

+ Mắc 1 số bệnh đường tiêu hóa

*

4/ Biện pháp phòng tránh đầy hơi cho bé

Sau đây là 1 số biện phòng tránh và hạn chế tình trạng cho bé mà mọi người cần nên nắm rõ

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầuNếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho béKhi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủDùng loại sữa bổ sung Probiotic trong trường hợp cần thiếtCần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tụcGiảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm

5/ Cách chữa đầy hơi cho trẻ

+ Massage bụng cho trẻ

Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ sau khi ăn hoặc bú sẽ giúp bé thoát khỏi tình trạng đầy bụng nhanh chóng

*

+ Cử động chân bé giống đạp xe

Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy 1 chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực rồi đẩy xuống đồng thời đẩy chân kia lên. Cử động này giống như bé đang đưa chân đạp xe, có thể giảm được khí trong bụng

+ Dùng hành, tỏi

Nướng 1 củ hành hoặc tỏi, bỏ vào trong miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Một lúc sau, bé xì hơi được và đỡ đầy bụng

+ Chườm nóng

Làm ấm 2 chiếc khăn tay. Gấp một chiếc lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc thứ 2 quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận để quấn không quá chặt, không quá nóng

+ Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé bị đầy bụng, tiêu chảy, táo bón do loạn khuẩn, nhiễm khuẩn, và dùng kháng sinh..

+ Cho bé bú đúng tư thế

Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú. Hãy luôn giữ đầu cho bé cao hơn so với dạ dày . Cách này sữa trôi xuống đáy dạ dày, khì thừa nằm ở trên và trẻ dễ dàng ợ ra hơn

+ Cho bé uống nước

Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung 1 lượng nước cần thiết cho bé

….

Xem thêm: Bác Sĩ Nhã Bệnh Viện Bưu Điện, 8 Bác Sĩ Khám Chữa Vô Sinh Nữ Giỏi Tại Hà Nội

Như vậy với chia sẻ trên đây.. Các bậc phụ huynh cha mẹ phần nào đã hiểu rõ hơn tình trạng bị đầy bụng, đầy hơn ở trẻ nhỏ cũng như có thể khắc phục tại nhà…

Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi các vấn đề liên quan về sức khỏe của trẻ nhỏ có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khóa khám nhi của namlimquangnam.net qua hotline023 63811868 để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *