Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ. Sử dụng thuốc bôi trong tay chân miệng là biện pháp hiệu quả giúp bé mau khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị tay chân miệng, vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp cho bé? Dưới đây là TOP 7 thuốc bôi được chuyên gia đánh giá là an toàn, hiệu quả trong chân tay miệng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc tìm ra sản phẩm phù hợp cho con em mình.
Đang xem: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì
Mục lục bài viết
I. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc bôi chân tay miệng cho trẻII. 7 loại thuốc bôi hiệu quả – thông dụng nhất cho trẻ bị tay chân miệng
I. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ
Cấu trúc da của trẻ có khác biệt lớn so với người trưởng thành: mỏng hơn, kết nối thượng – trung bì yếu hơn. Các chức năng bảo vệ trên da của trẻ chưa hoàn thiện nên cực kì nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài vật lý, hóa học, vi khuẩn. Chính vì vậy, các mẹ cần cực kỳ thận trọng trong việc lựa chọn thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ.
Trước khi đi vào đánh giá các loại thuốc bôi, mẹ bé cần hiểu được công dụng của chúng và các tiêu chí để lựa chọn một thuốc bôi an toàn, hiệu quả cho bé.
1. Tay chân miệng ở trẻ em gây nên những tổn thương gì?
Triệu chứng điển hình mà tay chân miệng gây nên là những tổn thương trên da và niêm mạc. Cụ thể:
Phát ban dạng phỏng nước: Là những tổn thương dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng như lưỡi, nướu, bên trong má và lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc thậm chí xuất hiện cả ở mông, gối. Phỏng nước chứa nhiều dịch, có thể vỡ ra gây đau cho bé. Nếu các vết phỏng nước xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, chúng có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước có đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau.
Đa số trẻ bị tay chân miệng đều lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
2. Công dụng thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ em
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường do vi rút đường ruột EV71 và coxsackie A16 gây nên. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này nên chỉ có thể dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ để giảm thiểu các triệu chứng.Việc bôi thuốc vào các vết loét trong tay chân miệng sẽ giúp:
Dịu đau vết loét trong khoang miệng, giúp bé ăn tốt hơn, không bỏ bú, bớt quấy khóc về đêm.Giữ cho vết loét, phỏng nước luôn vô khuẩn, tránh tình trạng bị bội nhiễm dẫn tới tiến triển nặng hơn.Kích thích tái tạo da, phục hồi vết loét, tránh để lại sẹo và vết thâm.
Xem thêm: Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Thằn Lằn : Ông Ăn Rồi, Chờ Bà Khen
Chính vì vậy sử dụng thuốc bôi được xem như giải pháp hiệu quả trong tay chân miệng giúp bé mau khỏi và cải thiện tình trạng bệnh.
Các nốt mụn, phát ban ngoài da phục hồi nhanh sau khi được chăm sóc đúng cách bằng sản phẩm phù hợp
3. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ
Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả vi rút gây bệnh: Đây được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn thuốc bôi. Một thuốc bôi tốt đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở vết loét. Ngoài ra nó còn giúp hạn chế quá trình gây loét của vi rút gây bệnh.An toàn cho trẻ, không gây kích ứng trên da: Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Chính vì vậy các mẹ cần thông minh lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Sản phẩm không nên chứa các chất độc hại hay dễ gây kích ứng cho bé.Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm bôi tay chân miệng hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc sử dụng những sản phẩm này cho bé ngoài việc không có tác dụng mà còn có thể gây kích ứng làm nặng thêm tình trạng bệnh.Không chứa kháng sinh, corticoid: Trừ trường hợp bội nhiễm, việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng kháng sinh, làm vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó, thuốc bôi có chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.Đúng với độ tuổi của trẻ: Da của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có cấu tạo khác nhau. Mẹ cần đọc kỹ đối tượng sử dụng trên nhãn hộp để lựa chọn đúng thuốc, đúng độ tuổi.
Sau đây là tổng hợp 7 loại thuốc bôi tay chân miệng hiệu quả thường được sử dụng. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.
Xem thêm: Khi Có Kinh Nguyệt Không Nên Ăn Gì, Ngày Đèn Đỏ Nên Ăn Gì Để Dễ Chịu Hơn
II. 7 loại thuốc bôi hiệu quả – thông dụng nhất cho trẻ bị tay chân miệng
1. Xanh methylen
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: Xanh Methylen nồng độ 0,05%
Công dụng: Kháng khuẩn chống bội nhiễm vết loét, phỏng nước.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng: Thấm vào bông, bôi lên vết loét, bọng nước trên chân, tay, mông, gối cho bé
Đánh giá thuốc bôi Xanh methylen :
Ưu điểm:✔ Không gây xót✔ Là thuốc bôi phổ biến, thông dụng trong tay chân miệng ở trẻ✔ Rẻ tiền✔ Tương đối an toàn cho trẻ nếu dùng ngắn ngàyNhược điểm: