Phật thủ là loại quả rất quen thuộc với chúng ta vào những ngày lễ, đặc biệt là tết Nguyên Đán. Mọi người thường chỉ dùng để trang trí mâm ngũ quả, nhưng ít ai biết về công dụng chữa bệnh của loại quả này. Ngay sau đây namlimquangnam.net sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về những tác dụng đó.

Đang xem: 24+ tác dụng của quả phật thủ

Phật thủ là gì

Còn được gọi với các tên khác như phật thủ phiến, phật thủ cam,… Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodatylis Swingle, tên dược là Fructus citri Sarcodatylis, thuộc họ nhà Cam (Rutaceae).

*

Đặc điểm cây phật thủ

Cây phật thủ vừa là giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh vừa là một cây thuốc dân gian. Thuộc cây thân bụi hay cây gỗ nhỏ, cao từ 2-4m, có gai. Cành già màu xanh, cành non có màu tím. Lá có hình trứng, gốc lá thuôn, chóp lá hơi tròn, cuống ngắn. Vào đầu mùa hạ ra hoa có màu trắng, có mùi thơm.

Quả phật thủ có hình dáng độc đáo, giống như bàn tay phật, phần trước mở, phân tách ra nhìn giống ngón tay thuôn dài, phần sau giống bàn tay. Quả có màu vàng sẫm hoặc xanh, không có ruột và cũng không có nước. Phần lõi quả xốp không có vị đắng, vì vậy có thể sử dụng cả quả gồm cả phần lõi.

*

Phân bố phật thủ

Phật thủ có nguồn gốc từ xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội và giống phật thủ ở đây có hình dáng đẹp nhất. Hiện nay loại quả này được trồng nhiều hơn ở các tỉnh như Tuyên Quang, Nam Định, Tây Ninh,…

Cây ra hoa vào mùa hạ và quả chín vào mùa đông. Khi quả chín vàng thì tiến hành thu hoạch, không thu hoạch sau cơn mưa hay có nhiều sương mù vì quả dễ bị ẩm thối khi lưu trữ.

Sơ chế: phật thủ có thể dùng tươi hoặc sau khi hái, thái dọc thành từng miếng mỏng và phơi khô. Với phật thủ phơi khô rất dễ bị mốc nên chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Thành phần hóa học của phật thủ

Thành phần hóa học cơ bản của quả phât thủ gồm 8,7% glucosit, 1,2% protein, 1,3% lipit, 1,1% chất xơ, 86,9% là nước, cùng một số vitamin, trong đó vitamin C khoảng 0,04%, các khoáng chất như canxi, kẽm, magie, sắt, mangan, photpho, natri, kali,… Hợp chất hydrat-cacbon có chứa nhiều loại polisacarit với phân tử lượng khác nhau. Phần lõi quả có chứa glucosit, có vị đắng của flavonoid và limonin, vitamin C, E, chất keo và một số khoáng chất.

Vỏ quả có chứa hợp chất coumarin và flavonoid, tạo nên vị đắng và tạo ra tinh dầu của quả. Flavonoid và tinh dầu có trong phật thủ có tác dụng rất hữu ích trong việc điều trị ho và đau dạ dày.

Theo đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm, dùng chữa các bệnh về tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, cổ họng nghẹn tắc,…

Một số bài thuốc chữa bệnh của phật thủ

Quả phật thủ thường được dùng vào việc thờ cúng ngày lễ, ngày Tết với mong muốn mang lại sự may mắn. Nhưng bên cạnh đó, phật thủ còn được sử dụng như một loại cây thuốc dân gian, dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, hô hấp,… và còn dùng chế biến một số món ăn.

1. Chữa nấc, ăn vào nôn ngược ra: Lấy phần vỏ quả phật thủ thái miếng nhỏ, trộn với đường, ăn ngày 3-4 lần, nhai rồi nuốt dần cả bã.

2. Chữa đau bụng kinh: Lấy 30g phật thủ tươi, 8g đương quy, 30ml rượu trắng, 6g gừng tươi, thêm chút nước sắc lên, lấy nước chia uống ngày 2-3 lần trong ngày.

3. Tiêu hóa kém: Thái lát mỏng 30g phật thủ tươi, đun kỹ lấy nước uống trong ngày.

4. Chữa bệnh đau dạ dày: Lấy 4-8 cùi quả khô hãm như trà trong 15 phút, uống thay nước trong ngày. Hoặc dùng 15-20g phật thủ tươi, thái lát mỏng, sắc lấy nước uống lúc còn ấm. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.

5. Chữa ho có đờm

Cách 1: Nhai trực tiếp cả vỏ và thịt quả phật thủ, nuốt từ từ sẽ làm tan đờm và giảm ho.

Cách 2: Hấp cách thủy 30g phật thủ tươi (quả hoặc hoa) với 15g đường phèn, hấp trong 30 phút. Chia ăn 2 lần trong ngày.

6. Chữa ho sốt hoặc đau tức ngực do tràn dịch màng phổi: Lấy 10-15g phật thủ sắc lấy nước, cho vào 60g gạo tẻ, nấu thành cháo, thêm đường trắng cho vừa vị, ăn trong ngày.

7. Điều trị bênh trầm cảm: Ngâm 30g phật thủ vào 500ml rượu trắng, ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Ngày uống không quá 50ml.

8. Chữa thị lực giảm, viêm thị thần kinh: Sắc lấy nước từ 60g phật thủ và 15g cốc tinh thảo, khi nước gần đặc lọc lấy nước cho vào ấm có 3g chè cho sẵn. Ngày uống 1 ấm, dùng trong 5-7 ngày.

Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Ung Thư Máu Ở Trẻ Em, Các Nguyên Nhân Gây Ung Thư Máu

9. Khí hư ra nhiều: Lấy 30g phật thủ tươi và khoảng 30cm ruột non (lợn), sắc lấy nước uống, chia 2-3 lần uống trong ngày.

10. Điều trị viêm gan truyền nhiễm: Lấy 9g phật thủ khô, 1g bại tương thảo tương ứng với 1 tuổi (từ 10 tuổi trở lên cứ tăng 2 tuổi thêm 1g), sắc lấy nước thêm đường uống 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 10 ngày.

11. Giải rượu: Lấy 30g quả hoặc hoa phật thủ tươi, đun lấy nước cho người say rượu uống.

12. Chữa đau bụng do lạnh bụng: Lấy 40g phật thủ khôn hoặc 100g phật thủ tươi thái nhỏ ngâm vào 1 lit rượu trắng, để ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10ml.

*

13. Điều trị viêm phế quản mạn tính: Lấy 6g phật thủ khô với 6g bán hạ chế tẩm nước gừng sao vàng, với 400ml nước, sắc cho đến khi còn 1 nửa, thêm đường cho dễ uống, chia uống thành 2 lần trong ngày.

14. Hỗ trợ chữa ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn: Lấy 10g phật thủ, thái nhỏ, hãm với nước sôi uống thay trà ngày 1 lần.

15. Chữa ho và viêm họng ở trẻ nhỏ: Lấy quả phật thủ thái lát mỏng, trộn với mạch nha hoặc mật ong, đem hấp cách thủy, cho đến khi phật thủ nhừ. Với mạch nha thì ngày uống 1 lần trước khi ngủ, mỗi lần 3 muỗng café, còn mật ong thì ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng, và chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi, trẻ 1 dưới 1 tuổi không nên dùng.

16. Chữa đau dạ dày mãn tính: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.

17. Chữa đau gan và dạ dày

Bài thuốc 1: Lấy 10g phật thủ tươi với 6g thanh bì, đun lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Lấy 10g hoa phật thủ tươi, 10g hương phụ, 6g ô dược, 15g sa nhân, 15g bạch thược và 3g cam thảo. Sắc lấy nước uống trong ngày.

18. Chữa tiêu hóa không tốt, không tiêu: Lấy 50g phật thủ thái nhỏ hong khô, 15g sa nhân, 12g tiểu hồi hương, 12g xuyên tiêu, tất cả tán bột, hãm nước sôi uống trong ngày, uống khi còn ấm.

19. Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Lấy 30g rễ cây phật thủ với dạ dày lợn vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày.

20. Chữa viêm Amidan: 10g hoa phật thủ, 10g hoa hồng, 10g hoa tường vi, 6g hoa mai, tất cả sắc lấy nước, ngậm và súc miệng hàng ngày.

21. Chữa ho suyễn, khó thở, có đờm: Lấy 15g phật thủ khô, 5-9g vỏ củ gừng, 9g lá hoắc hương, sắc lấy nước uống trong ngày.

22. Chữa đái tháo đường, nước tiểu đục: Lấy 15-25g rễ cây phật thủ và 1 bộ ruột non (lợn), nấu kỹ ăn trong ngày.

23. Hỗ trợ điều trị chứng động kinh: Lấy 30g rễ cây phật thủ ninh cùng 1 con gà mái tơ, ninh chín kỹ ăn trong ngày, ăn cả nước và gà.

Một số lưu ý khi dùng phật thủ chữa bệnh

Phật thủ thường được dùng để trưng trong các ngày lễ tết nên thường dùng hóa chất để quả chín vàng và giữ được lâu, vì vây không nên dùng phật thủ không rõ nguồn gốc để áp dụng các bài thuốc trên, nên mau tại vườn của người quen hoặc người thân trồng.Những quả phât thủ dùng để trưng trên các bàn thờ lâu ngày cũng không nên dùng chế biến vì có thể bị thối.Trước khi sư dụng nên rửa sạch và ngâm vào nước muối hoặc dung dịch rửa hoa quả.Những người bị nhiệt, âm hư không nên dùng phật thủ.

Xem thêm: Góc Hỏi Đáp: Ra Máu Cục Đen Khi Mang Thai Tháng Đầu, Mang Thai Ra Dịch Đen Có Nguy Hiểm Không

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tác dụng của quả phật thủ. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc cần tìm hiểu kĩ hoặc tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *