Cách làm trà hoa cúc thoang thoảng hương thơm và có vị ngọt thanh, dịu nhẹ, thanh mát nơi đầu lưỡi của DTBTAAu sẽ mang đến cho bạn một thức uống tuyệt hảo. Với các nguyên liệu dễ tìm như hoa cúc, đường phèn, mật ong cùng công thức đơn giản và thời gian ngắn, bạn có thể trổ tài làm nên món trà hoa cúc bổ dưỡng, thanh nhiệt cho cả nhà thưởng thức.

Đang xem: Trà bông cúc có tác dụng gì

*
*

Trà hoa cúc thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà của người Việt. Ảnh: Internet

Từ xa xưa, hoa cúc đã được xem như một loại thảo dược có nhiều tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Loại dược liệu này có thuộc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, có tác dụng chữa và phòng nhiều bệnh. Dùng hoa cúc để pha trà tạo ra thức uống rất phù hợp dùng kèm bữa sáng hoặc bữa tối trước khi đi ngủ.

Nội Dung

ẨnHiện
2 10+ tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe3 Cách pha trà hoa cúc đường phèn, mật ong tốt cho sức khỏe4 Kết hợp trà hoa cúc với các nguyên liệu khác5 Thông tin thêm5.2 Một số tác dụng phụ

Trà hoa cúc là gì? 

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô, có tên tiếng Anh là “Chamomile tea” hay “Daisy tea”. Hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium (cúc trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc vàng). Trà hoa cúc có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.

Khi chọn mua hoa cúc khô để pha trà, bạn nên chọn loại được trồng hữu cơ, không có hóa chất, thuốc trừ sâu. Hoa vẫn còn nguyên mùi vị như hoa tươi, thơm thoang thoảng. Không mua hoa có mùi quá nồng hay ẩm mốc. Hoa tẩm hóa chất sẽ có màu sắc thâm xỉn. Bên cạnh đó, bạn nên chọn thương hiệu, địa chỉ mua hàng uy tín để đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm.

*
*

Chọn mua trà hoa cúc ở thương hiệu uy tín để đảm bảo sức khỏe

10+ tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Giảm cân, giảm đau đầu

Serotonin trong trà hoa cúc có khả năng ức chế cảm giác đói và thèm ăn. Đồng thời, giúp cơ thể thanh lọc nhờ công dụng thải độc, đẩy bớt nước dư thừa ra khỏi cơ thể nên hỗ trợ cho việc giảm cân.

Loại trà này còn chứa những hợp chất giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương nên có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.

Cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch

Theo các nghiên cứu khoa học, chất chống oxy hóa flavonoids trong trà có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, giúp điều trị chứng đau thắt ngực và làm dịu những cơn đau ngực do bệnh động mạch vành.

Ngoài ra, trong trà chứa nhiều thuộc tính kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kích thích sản sinh tế bào chống lại bệnh tật.

Cải thiện thị lực

Nếu mắt bạn hay bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong thời gian dài thì loại trà thảo dược này chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe cho “cửa sổ tâm hồn” của bạn.

Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Công dụng nổi bật của trà Hoa cúc là giải nhiệt. Vì vậy, nếu cơ thể bị phát ban hãy uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.

Trị mất ngủ, hạ huyết áp

Một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu. Đặc biệt, làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.

*
*

Uống trà hoa cúc trước khi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Ảnh: Internet

Ngăn ngừa ung thư

Chất apigenin trong trà được chứng minh là chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung; ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, đồng thời giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn.

Chữa đau bụng kinh

Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu.

Tiêu độc, nhuận gan

Kết hợp Hoa cúc với hoa kim ngân và bồ công anh tạo ra bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính.

Hỗ trợ tiêu hóa

Nếu đang bị trướng bụng, đầy hơi, bạn nên thử loại trà thảo dược này vì nó có hiệu quả cao trong việc loại bỏ nhiều rối loạn liên quan tới hệ tiêu hóa.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nghiên cứu chỉ ra rằng trà hoa cúc chứa các hợp chất có tác dụng kiểm soát hàm lượng đường huyết, phòng ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

Giải nhiệt

Trà hoa cúc mang đến tác dụng giải nhiệt hiệu quả, nhất là đối với những ai hay bị nóng trong người, thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do môi trường xung quanh chật hẹp khi làm việc trong văn phòng, công xưởng…

Điều trị cảm lạnh

Nếu bạn đang bị cảm lạnh, loại trà này có thể là sự hỗ trợ tốt chống lại vi khuẩn và vi-rút.

Tốt cho da

Hoa cúc được xem như một chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy tái tạo tế bào mới, thu nhỏ lỗ chân lông và làm chậm quá trình lão hóa trên da. Bạn có thể dùng hoa cúc kết hợp với nấm phục linh để làn da sáng mịn, giúp sắc mặt tươi tắn hơn.

*
*

Trà hoa cúc – thức uống tuyệt vời cho phái đẹp. Ảnh: Internet

Cách pha trà hoa cúc đường phèn, mật ong tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu

5 bông cúc hoa vàng1 viên đường phèn1 muỗng canh mật ong500ml nước nóng

Cách pha trà

Cho hoa cúc vào ly sứ hoặc ly thủy tinh chịu nhiệt.

Xem thêm: Người Từng Đau Mắt Đỏ Có Bị Lại Không ? Hỏi Đáp: Đau Mắt Đỏ Bị Mấy Lần Trong Đời

Đổ 500ml nước nóng vào, hãm trà trong 10 phút.

Cho đường phèn và mật ong vào, khuấy đều rồi thưởng thức.

*
*

Công thức pha trà mang lại thức uống thơm ngon. Ảnh: Internet

Lưu ý

Nước để pha trà nên nóng khoảng 90 độ C, không dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất hương vị cũng như dược tính của hoa cúc.Lượng đường phèn và mật ong có thể gia giảm tùy theo sở thích.

Kết hợp trà hoa cúc với các nguyên liệu khác

Ngoài cách pha trà trên, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như táo đỏ, kỷ tử, cam thảo, atiso,… để tăng thêm hương vị cũng như hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là một số cách kết hợp để bạn tham khảo.

Trà hoa cúc táo đỏ

Bạn rửa sạch 5 quả táo đỏ, bỏ hạt rồi cho vào bình trà cùng với 10g hoa cúc khô. Trụng qua với nước ấm sau đó chắt bỏ nước.

Thêm 2 lá cỏ ngọt vào bình trà, rót nước nóng vào đầy bình, hãm trà trong khoảng 15 phút. Uống trà ngay khi còn nóng sẽ ngon hơn.

*
*

Món trà có vị ngọt dịu dễ uống. Ảnh: Internet

Trà hoa cúc kỷ tử

Làm sạch 10g hoa cúc khô và 10g kỷ tử. Cho hai nguyên liệu vào ly hoặc bình pha trà.

Rót nước sôi vào bình trà, đợi 3 – 5 phút rồi rót trà ra thưởng thức.

*
*

Trà hoa cúc kỷ tử vị chua chua, ngọt ngọt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Trà hoa cúc cam thảo

Cho nước vào ấm trà, bắc lên bếp đun sôi. Sau đó cho 10g hoa cúc khô, 10g rễ cam thảo và 2 muỗng cà phê đường phèn vào, đun với lửa nhỏ trong 5 phút rồi tắt bếp.

Món trà dùng nóng hoặc bạn có thể lọc bỏ xác trà, chắt nước cho vào chai, đợi nguội rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh để uống cả ngày.

*
*

Uống trà hoa cúc, cam thảo giúp thanh nhiệt, bổ gan, sáng mắt. Ảnh: Internet

Thông tin thêm

Cách uống trà hoa cúc đúng cách

Uống sau ăn: Thời điểm thích hợp để uống trà hoa cúc cũng như các loại trà thảo mộc khác là sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ 30 phút.Uống trước khi ăn: Bạn có thể uống trà trước bữa ăn, khi vừa thức dậy, nhưng không uống khi bụng đói.Uống sau quá trình hoạt động: Uống trà sau khi vận động cơ thể là cách bổ sung nước hiệu quả, đồng thời làm giảm sự đau mỏi của cơ bắp.Theo thời gian trong ngày: Uống trà theo các thời điểm khác nhau trong ngày như sau khi ăn sáng, sau bữa trưa hoặc trước khi ngủ. Đừng quên cách bữa ăn khoảng 30 phút.Uống từ 1-2 ly/ngày: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 ly trà hoa cúc một ngày.Uống khi căng thẳng: Trà hoa cúc có đặc tính an thần nhẹ nên khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hãy uống 1 ly trà. Trà nóng ấm cộng với hương thơm dịu dàng sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái.

*
*

Uống trà hoa cúc đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ảnh: Internet

Một số tác dụng phụ

Gây ra các triệu chứng dị ứng da

Những người bị dị ứng với một số thành phần của hoa cúc có thể có các triệu chứng như phát ban, da bị mẩn đỏ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên loại bỏ thức uống này ra khỏi danh mục thực đơn hằng ngày.

Gây rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi

Những người lớn tuổi thường có hệ tiêu hóa tương đối kém, do đó trà hoa cúc không phải là thức uống hoàn hảo để dùng mỗi ngày.

Làm cho huyết áp không ổn định

Trà hoa cúc có thể khiến cơ thể bị hạ huyết áp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những người bị huyết áp thấp không nên uống loại trà này.

Giảm tác dụng của một số loại thuốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và hóa chất. Nhất là đối với bệnh nhân bị tiểu đường đang dùng insulin, những người đang dùng thuốc chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm…

Trà hoa cúc mua ở đâu tại TP. HCM và Hà Nội?

Hiện nay, trà hoa cúc được bán khá phổ biến trên thị trường với nhiều loại phong phú, đa dạng. Bạn có thể dễ dàng mua được trên các cửa hàng online, các siêu thị lớn nhỏ trên cả nước, tiệm trà, tiệm cà phê, siêu thị Đại Vạn Phát… Tùy theo sở thích, nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn chọn loại trà phù hợp.

Giá trà hoa cúc

Giá bán trà hoa cúc trên thị trường dao động từ 800.000 – 2.000.000 đồng/kg tùy theo cách trồng, cách bảo quản và dược tính có trong hoa.

*
*

Giá trà hoa cúc khác nhau tùy theo dược tính có trong hoa. Ảnh: Internet

Lưu ý khi uống

Không dùng trà để uống thuốc vì trong trà có chất axit tannic sẽ kết hợp với các chất trong thuốc tạo kết tủa và giảm tác dụng của thuốc.Phụ nữ có thai không nên uống trà hoa cúc vì có thể làm giảm hệ miễn dịch, tỳ vị hư yếu, có triệu chứng khó chịu, đầy hơi, trướng bụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.Không uống khi bụng đói vì lúc này đường huyết trong cơ thể đang thấp, uống trà lúc này sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hóa, thậm chí bị say trà.

Xem thêm: Xử Trí Khi Bị Kiến Ba Khoang Cắn Và Cách Chữa Khi Bị Kiến Ba Khoang Đốt ?

Bài viết trên vừa chia sẻ những tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe cũng như cách pha trà hoa cúc, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng khác. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để bạn có thêm kiến thức khi chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *