Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc – Bác sĩ Nội tổng quát – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết.

Đang xem: Tiết nước bọt nhiều là bệnh gì

Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở con người. Trường hợp nước bọt tiết quá ít hay tăng tiết nước bọt quá nhiều cũng là vấn đề đáng được lưu tâm, bởi có thể cơ thể đang gặp phải điều gì đó bất thường.

Theo nghiên cứu thì mỗi ngày có khoảng 800 – 1.500ml nước bọt được tiết ra. Với thành phần chính là chất nhầy và các men tiêu hóa, muối khoáng, protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu… nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn bằng cách thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt, làm ẩm ướt miệng, phân huỷ chất bột nhờ men amylase, sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể….

Nước bọt là chất dịch trong khoang miệng, có trách nhiệm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra suôn sẻ, khi bị tăng tiết nước bọt quá nhiều thì có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:

1.1 Bệnh trào ngược dạ dày

Khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày sẽ làm cho niêm mạc bị kích thích và hậu quả là sẽ khiến người bệnh bị tăng tiết nước bọt, ợ hơi, ợ chua. Nước bọt tiết ra lúc này sẽ có vị chua. Người bệnh cần đi khám để chắc chắn về tình trạng sức khỏe và có sự thay đổi lối sống phù hợp.

Bệnh tăng tiết nước bọt
Khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày sẽ làm cho niêm mạc bị kích thích và hậu quả là sẽ khiến người bệnh bị tăng tiết nước bọt

1.2 Bệnh viêm tụy

Bệnh viêm tụy có thể khiến chức năng tuyến tụy bị rối loạn và làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn, chính thì thế hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm tụy nếu như có dấu hiệu tăng tuyến nước bọt trong thời gian dài.

1.3. Bệnh gan

Về mặt y học, lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng do hệ thần kinh điều khiển, chính vì thế khi mắc phải bệnh gan thì hệ thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng và khiến cho lượng nước bọt tiết ra nhiều trong khoang miệng người bệnh.

Xem thêm: 5 Loại Nước Uống Gì Để Thanh Lọc Cơ Thể Mỗi Ngày Hiệu Quả, Ứng Dụng Nhanh!

1.4 Bệnh về răng miệng

Nếu như mắc phải một số bệnh răng miệng như nhiệt miệng, viêm amidan… thì cũng có thể khiến tăng tiết nước bọt nhiều hơn trong khoang miệng. Hãy đi khám nha khoa để biết rõ tình hình sức khỏe của bản thân để có hướng điều trị đúng cách.

Về mặt cấu tạo, tuyến nước bọt mang tai nằm ở góc xương hàm 2 bên là tuyến lớn nhất, trường hợp bệnh nhân bị bệnh tăng tiết nước bọt bất thường thì nguyên nhân có thể là do:

Thói quen sử dụng thực phẩm nóng hoặc ngọt: Thực tế đã chứng minh, những đồ ăn cay nóng hoặc quá ngọt có thể kích thích cơ thể tăng tiết nước bọt nhiều hơn.Do bị tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai: Đây là một trong những nguyên nhân tăng tiết nước bọt rất thường gặp, ống dẫn tuyến nước bọt có vai trò đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng, nhưng đôi khi sự hình thành sỏi có thể khiến ống dẫn bị tắc và nước bọt không thể lưu thông và gia tăng tình trạng tăng tiết nước bọt.Do mọc răng hoặc vệ sinh răng miệng kém: Ở trẻ em, khi tăng tiết nước bọt quá nhiều thì cũng có thể là do nguyên nhân mọc răng. Phụ huynh không cần quá lo lắng mà hãy kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ để biết rõ tình hình và có hướng xử lý đúng.Do Pellagra: Chứng bệnh do thiếu niacin và dấu hiệu nhận biết là tăng tiết nước bọt nhiều.
Để giảm bớt tình trạng tăng tiết nước bọt, người bệnh hãy xem lại chế độ ăn uống của bản thân, giảm các thức ăn cay nóng, nhiều đường, quá mặn…từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su…
Bệnh tăng tiết nước bọt
Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh thức khuya và để cơ thể chịu quá nhiều áp lực, hãy dành thời gian giải trí sau ngày làm việc mệt mỏi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.Kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh và có hướng xử lý kịp thời cũng là cách phòng ngừa tăng tiết nước bọt hiệu quả.

Xem thêm: Cách Giảm Đau Đầu Vú Khi Cho Con Bú Và Cách Khắc Phục, Đau Đầu Ti Khi Cho Con Bú Phải Làm Sao

Nếu như tình trạng tăng tiết nước bọt diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra lời khuyên cụ thể với từng trường hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và làm gia tăng tình trạng bệnh. Hiện nay, một số loại thuốc làm giảm tiết nước bọt có chất atropin có thể làm ngưng tiết nước bọt tạm thời, nhưng loại thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt khi phẫu thuật vùng răng miệng và chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, việc sử dụng thuốc điều trị phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chủ đề: Tăng tiết nước bọt U tuyến nước bọt Tuyến nước bọt dưới hàm Cấu tạo tuyến nước bọt Tuyến nước bọt dưới lưỡi Tuyến nước bọt Nước bọt Vệ sinh răng miệng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *