Tôi là Bùi Thị Dung, hiện đang sinh sống tại Hà Nam. Nhiều tháng gần đây, tôi thường xuyên bị tiêu chảy, ngày từ 6 -7 lần. Phân lỏng nhưng lại không có dấu hiệu nguy hiểm khác như sốt, đi ngoài ra máu, nôn mửa hay bị đau bụng. Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của mình nên đã đi xét nghiệm phân, nước tiểu và máu nhưng không có vấn đề gì cả. Xin hỏi bác sĩ tôi gặp phải vấn đề gì? Hiện, tôi đang rất hoang mang về tình hình sức khỏe hiện tại của mình, mong bác sĩ tư vấn.
Đang xem: Thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì
Trả lời:
Chào chị Dung!
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Bệnh tiêu chảy được gọi là cấp tính nếu thời gian kéo dài từ 2 – 3 tuần, nếu tình trạng này diễn ra lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính. Trong câu hỏi, chị chưa nêu rõ có thêm các triệu chứng khác nữa không? Cân nặng có bị giảm hay không?
Sau đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, cụ thể như sau:
Những nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài
Nhóm 1: Do hội chứng ruột kích thích
Tình trạng này không có tổn thương tại ruột, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh cụ thể như sau:
Đau bụngPhân lỏng, không có máu nhưng có thể có nhàyCảm giác đi đại tiện chưa hết phân sau mỗi lần đi ngoàiCân nặng của người bệnh ít bị thay đổiXét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng bình thường
Hiện nay, quá trình điều trị chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết các triệu chứng nổi bật của từng người bệnh. Việc giải quyết tận gốc rất khó khăn. Bạn có thể tìm mua sản phẩm có chứa dành riêng cho bệnh hội chứng ruột kích thích bởi sản phẩm này có chứa 5-HTP sẽ giúp ổn định thần kinh đại tràng, giảm nhanh các kích thích gây co thắt đại tràng và các triệu chứng khó chịu như đau bụng, trướng bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần….
Để tìm hiểu chi tiết hơn về các giải pháp điều trị hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem chi tiết tại đây
Nhóm 2: Do một số bệnh lí toàn thân
Chứng tiêu chảy đôi khi không xuất phát từ một bệnh lí liên quan đến đường tiêu hóa mà có thể nguyên do nằm ở những căn bệnh tiềm ẩn khác.
Một số bệnh lý toàn thân sau đây rất có thể là điều kiện gây ra chứng tiêu chảy của bạn:
Bệnh cường giáp:
Tiêu chảy có thể là một trong những triệu chứng của bệnh cường giáp. Triệu chứng này xảy ra là do các hormone tuyến giáp sản xuất quá mức kích thích hoạt động của nhu động ruột, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng và gây ra tiêu chảy.
Bệnh tiểu đường:
Bị tiểu đường (đái tháo đường) lâu ngày sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và dẫn tới một bệnh lý được gọi là bệnh thần kinh tự trị.
Bệnh thần kinh tự trị sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động của nhiều phần khác nhau trong cơ thể từ huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt đến hệ tiêu hóa.
Riêng đối với hệ tiêu hóa, khi lượng đường trong máu lên cao sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu trong đường ruột, người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí tiêu chảy tới chục lần trong ngày. Bệnh nhân thường bị tiêu chảy thường xuyên hơn vào ban đêm.
Những đợt tiêu chảy có thể dừng lại xen kẽ với những lần đại tiện bình thường hoặc táo bón. Cũng nên lưu ý rằng việc sử dụng thuốc chữa đái tháo đường là metformin hay là thuốc ức chế men alpha glucosidase cũng có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy.
Ung thư gan:
Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu ở những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Chức năng của gan bị suy giảm, làm ảnh hưởng tới đường ruột và gây ra hàng loại triệu chứng rối loạn tiêu hóa như là đau bụng dữ dội, táo bón, tiêu chảy thường xuyên. Có những bệnh nhân ung thư gan bị tiêu chảy rất nghiêm trọng tới 20 lần/ngày.
Ung thư tuyến tụy:
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy những dấu hiệu khác như là: Vàng da, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, đau thắt lưng, đau bụng, sụt cân. Khi bị tiêu chảy thường thấy phân nổi trên mặt nước. Đi ngoài phân lỏng liên tục, kéo dài >2 tuần.
Nhóm 3: Do tác dụng phụ của thuốc
Nếu như bạn đang phải sử dụng thuốc để điều trị một bệnh lý nào đó mà mình đang mắc phải thì rất có thể những loại thuốc ấy sẽ gây ra tác dụng phụ khiến bạn bị tiêu chảy. Bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều tiêu diệt đồng thời cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Khi hệ vi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng, tất yếu sẽ dẫn tới rối loạn chức năng tiêu hóa và gây ra tiêu chảy.
Vậy, hãy thử kiểm tra lại xem bạn có sử dụng những loại thuốc như sau hay không:
Thuốc kháng viêm không kê đơn (OTC): cefpodoxime, amoxicillin và ampicillinThuốc kháng axit chứa magie hydroxitThuốc nhuận tràng và làm mềm phân ( Forlax, Duphalac, Sorbitol)Thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol esomeprazol)Thuốc chống trầm cảm như là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin(fluoxetine (Prozac), citalopram (Celexa), paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), escitalopram (Lexapro), fluvoxamine (Luvox) hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine(venlafaxine (Effexor và Effexor XR), desvenlafaxine (Pristiq), duloxetine (Cymbalta))Thuốc hóa trị điều trị ung thư
Nhóm 4: Do dị ứng thức ăn, không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp Lactose. Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Không dung nạp Lactose có thể tăng theo tuổi tác vì mức độ enzyme giúp tiêu hóa giảm lượng đường sữa sau khi còn nhỏ.Fructose. Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và mật ong. Đôi khi nó được thêm vào như một chất làm ngọt cho một số đồ uống. Ở những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose, nó có thể dẫn đến tiêu chảy.Chất ngọt nhân tạo. Sorbitol và mannitol – chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác – có thể gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.
Nhóm 5: Do nhiễm trùng đường tiêu hóa
Kể đến như các bệnh lý viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn…
Trong đó bệnh viêm đại tràng mạn là bệnh lý thường gặp ở nước ta hiện nay, bệnh gây ra sau nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng ở ruột. Bệnh có đặc điểm diễn tiến mạn tính và có từng đợt phát triển.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng mạn, bao gồm:
Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.Virus: Rotavirus, Norwalk, cytomegalovirus và viêm gan virutNhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
Nên và không nên làm gì để kiểm soát chứng tiêu chảy kéo dài?
NÊN LÀM
Người bị tiêu chảy kéo dài nên bổ sung nhiều nước để tránh mất nước gây suy nhược cơ thể. Bạn có thể uống oresol hoặc viên sủi Hydrite theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu như không hấp thụ được glucose thì cần bù nước qua tĩnh mạch.Uống nước ép trái cây không đường để bổ sung kali, giúp bù điện giải cho cơ thể.Ngoài ra, bạn có thể ăn các loại thực phẩm khác có nhiều kali như là như chuối, khoai tây.Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn.Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo.Nên ăn nhiều sữa chua để bổ sung lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu chảy.Cần thường xuyên theo dõi tần suất tiêu chảy trong ngày, nhiệt độ cơ thể và cân nặng.Nên ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, nói không với cơm hàng cháo chợ.Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn uống dồn dập khiến dạ dày bị quá tải.Nếu bạn có những biểu hiện bất thường khác thì nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra.
Xem thêm: Các Biện Pháp Xử Trí Khi Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Uống Gì Sau Ngộ Độc Thực Phẩm?
KHÔNG NÊN LÀM
Không nên điều trị cho mình bằng cách tùy tiện mua và uống các loại thuốc tiêu chảy, vì một số loại thuốc có thể gây giãn mạch, dẫn tới sốc và suy tim nhanh, tụt huyết áp nghiêm trọng hoặc tắc ruột, phình giãn đại tràng.Hạn chế những loại thức ăn, thực phẩm nhiều đường vì chúng có thể khiến cho chứng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.Kiêng những loại đồ uống có caffeine và nước ngọt có gas.Tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa nếu như cơ thể bạn không dung nạp với lactose.Không nên ăn nhiều món chiên rán.Không ăn các món tanh, gỏi sống, thức ăn nấu chín tái.
Kết luận:
Với tình trạng tiêu chảy trên của chị, chị nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra cụ thể lại và có hướng điều trị thích hợp hơn. Chúc chị và gia đình luôn khỏe mạnh!