Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Hải Phòng. Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh.

Đang xem: Thuốc trị tiêu chảy cho trẻ em

Tiêu chảy là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em, căn bệnh này tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới thì đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó các bậc phụ huynh không được phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị.

Những bé dưới 1 tháng tuổi thường có thể đi ngoài 4 – 10 lần/ngày.Những bé từ 1 – 3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 2 lần/ngày.

Tuy nhiên, số lần đi ngoài còn tùy theo từng bé, có bé đi ngoài ngay sau bữa ăn, có bé 2 ngày đi ngoài 1 lần, có bé 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi thường đi phần mềm, đóng khuôn.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là khi trẻ nhũ nhi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.

Bệnh tiểu chảy được chia thành 3 loại chính đó là:

Tiêu chảy kéo dài: Khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.
Tiêu chảy

Tại nước ta, bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song, có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn bệnh nhân, đó là:

Thời điểm vào mùa nóng: Đây là thời điểm có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Cùng với đó, người dân thường xuyên ăn uống bên ngoài nhiều hơn. Vì vậy, dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý 3 điều này, kèm theo đó là những nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ, bao gồm:

Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách: Cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng hay thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.Do nước uống không sạch (như nước không đun sôi hoặc đã đun sôi nhưng để lâu) hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà.

4.1. Điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải

Pha oresol

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả, thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Hầu như phụ huynh nào cũng biết điều này, tuy nhiên không hẳn mọi người đã biết cách sử dụng đúng oresol. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng oresol mà mọi người cần biết:

Oresol dùng để điều trị tình trạng mất nước, điện giải do bệnh tiêu chảy gây ra, chứ không phải là thuốc điều trị tiêu chảy.Cách pha Oresol: Cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Lưu ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.Cách cho trẻ uống: Cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 – 100ml (tương đương khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp.Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.

Xem thêm: Bệnh Tràn Dịch Màng Phổi Có Nguy Hiểm Không ? Tràn Dịch Màng Phổi Là Bệnh Gì

Thuốc kháng tiêu chảy: Không cần thiết sử dụng thuốc kháng tiêu chảy, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ che mất các triệu chứng. Từ đó, làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.Men vi sinh Probiotics: Có thể làm giảm tiêu chảy xấp xỉ 01 ngày.

Khi trẻ bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà như trên, song, phụ huynh cần chú ý các nguyên tắc chính sau:

Cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh mất nước.Cho trẻ ăn nhiều hơn để có sức khỏe, nhanh khỏi bệnh phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo sự tăng trưởng của bé.

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:

Trẻ sốt cao không giảm.Trẻ khát nước nhiều, hoặc các biểu hiện khác của tình trạng mất nước như:Khô môi.Mắt trũng.Trẻ khóc không có nước mắt.Trẻ không đi tiểu trong 4 – 6 giờ.Trẻ quấy đòi uống nước hoặc li bì.Trẻ ăn hoặc bú kém.Trẻ nôn nhiều.Trong phân trẻ có máu.Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ.Trẻ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật.

Khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và hướng xử trí kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Khi tới trung tâm Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Times City, bệnh nhi sẽ được các bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị các bệnh tiêu hóa.

Cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện còn trang bị hệ thống nội soi ống mềm đồng bộ, hiện tại bậc nhất hiện nay của hãng Olympus – Nhật Bản, nhà sản xuất uy tín, chất lượng hàng đầu thế giới. Hệ thống tưới rửa, đạp chân giúp cho các bác sĩ chủ động trong việc bơm rửa dạ dày, đại tràng của bệnh nhân.

Nội soi tiêu hóa giúp chẩn đoán chính xác bệnh về tiêu hóa của bệnh nhân, giúp đưa ra phác đồ điều trị đúng, can thiệp kịp thời, hạn chế xảy ra biến chứng.

Xem thêm: Các Tư Thế Ngủ Tốt Cho Bà Bầu Nên Ngủ Ở Tư Thế Nào ? Phụ Nữ Mang Thai Nên Ngủ Tư Thế Nào

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều mắc phải căn bệnh này một vài lần. Khi đã sử dụng cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà mà tình trạng bệnh không đỡ, hoặc trẻ có các biểu hiện bất thường nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có thể xử trí kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Chủ đề: Tiêu chảy ở trẻ Tiêu chảy cấp Tiêu chảy kéo dài Điều trị tiêu chảy ở trẻ Điều trị tình trạng mất nước ở trẻ Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *