Nghẹt mũi, ngạt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng kém. Đặc biệt ở đối tượng trẻ sơ sinh còn rất non nớt, không thể sử dụng những loại thuốc tây điều trị triệu chứng thì việc tìm kiếm thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa an toàn mà lại hiệu quả là việc tương đối khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ các bài thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đến từ dân gian và các mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ không cần dùng thuốc.

Đang xem: Thuốc trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Các bài thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đến từ dân gian

Trẻ sơ sinh rất non nớt và dễ nhạy cảm. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc điều trị để làm giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi đây? Cha mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp trị nghẹt mũi cho bé đơn giản mà vẫn hiệu quả dưới đây nhé. 

Tinh dầu khuynh diệp

*

Tinh dầu khuynh diệp giúp làm ấm và thông mũi cho trẻ

Tinh dầu khuynh diệp được xem là loại thuốc giúp trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Khi bé bị nghẹt mũi, hãy lấy một ít tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân của bé, massage nhẹ nhàng cho bé trước khi đi ngủ. Động tác này sẽ giúp giữ ấm cơ thể cho bé và giúp làm thông thoáng các mạch máu ở mũi, từ đó giúp thông mũi ở bé hiệu quả, giảm tình trạng nghẹt mũi, ngạt mũi.

Lá húng quế hấp đường phèn

Lá húng quế (hay còn gọi là húng chó) được xem là một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp giảm tình trạng ngạt mũi ở trẻ rất hiệu quả. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể hấp vài lá húng quế với một chút đường phèn, sau đó chắt lấy nước và cho bé uống 3 lần một ngày sẽ thấy ngạt mũi cải thiện rõ rệt.

Lá hẹ đường phèn

Tương tự như húng quế, lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất hữu ích cho trường hợp bị cảm lạnh với triệu chứng như ho, sổ mũi. Mẹ có thể chuẩn bị cho bé bằng cách lấy vài lá hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào bát cùng một ít đường phèn, sau đó đem đi chưng cách thủy khoảng 10 phút, chắt lấy nước và cho bé dùng ngày 2 lần trong vài ngày nhé.

Húng chanh và quất

*

Húng chanh và quất – hai vị thuốc giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Lá húng chanh (hay còn gọi là tần dày lá), từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Húng chanh vừa giúp sát khuẩn, tiêu đờm lại giúp giảm ho, viêm họng hiệu quả. Vì thế khi kết hợp với quất sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm như ho, nghẹt mũi, sổ mũi. 

Cách chế biến: Mẹ hãy lấy 13 đến 15 lá húng chanh cùng 4 quả quất xanh, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Cho vào bát cùng một ít đường phèm, đem chưng cách thủy từ 15 đến 20 phút. Chắt lấy nước và cho bé uống từ 1 đến 2 lần mỗi ngày cho đến khi hết ho và sổ mũi.

Xem thêm: Những Việc Nên Làm Thế Nào Để Dễ Thụ Thai Nhất ? Làm Thế Nào Dễ Thụ Thai Nhất

Trà gừng

Lấy một miếng gừng nhỏ, gọt vỏ rửa sạch, sau đó đem đi giã nhuyễn. đun một chút nước sôi rồi thả gừng vào, để sôi trong 5 đến 10 phút. Sau đó để nguội và cho bé uống ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ.

Một số mẹo trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc 

Ngoài các bài thuốc từ dân gian, thì một số mẹo trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc cũng có hiệu quả rất tốt mà lại hiệu quả đối với bé: 

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Nếu không khí trong phòng quá khô sẽ khiến cho tình trạng nghẹt mũi ở bé ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, cần làm ẩm không khí để bé có thể hít thở dễ dàng hơn, đồng thời giúp làm loãng chất nhầy, giảm đờm hiệu quả. Khi bé bị nghẹt mũi, mẹ hãy để máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của bé để bé đỡ khó chịu hơn nhé.

Massage trị nghẹt mũi

*

Massage mũi giúp giảm ngạt mũi hiệu quả

Tin được không, massage cũng có thể giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ. Những động tác massage từ đôi bàn tay của mẹ có thể giúp lưu thông dòng chảy của dịch mũi và giúp nó dễ dàng thoát ra ngoài. Mẹ có thể massgae cho bé bằng cách sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ đặt ở hai đầu chân mày, sau đó vuốt nhẹ nhàng xuôi theo chiều dọc sống mũi. Động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp bé giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi. 

Hút mũi

Khi trẻ có quá nhiều dịch mũi không đẩy ra được, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên khi sử dụng cần tiệt trùng sạch sẽ và lưu ý không lạm dụng máy hút mũi quá nhiều vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. 

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vừa giúp vệ sinh mũi vừa giúp làm loãng chất nhầy trong mũi từ đó giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Mẹ có thể thực hiện bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng sang 1 bên. Sau đó nhỏ từ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ và chờ cho dịch mũi loãng ra. Dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau sạch mũi cho bé. 

Một số lưu ý khi điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó không nguy hiểm nên cha mẹ có thể điều trị cho trẻ bằng các biện pháp dân gian. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc, vì thế các bài thuốc như chanh mật ong, gừng ngâm mật ong không nên cho bé sử dụng. Không tự ý cho bé dùng các loại thuốc tây điều trị triệu chứng vì hầu hết trẻ sơ sinh không được khuyến cáo dùng các thuốc trị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, cần tăng cường cho bé bú thêm sữa mẹ. Vì sữa mẹ giúp cung cấp lượng chất lỏng cho bé, giúp làm loãng chất nhầy, đồng thời sữa mẹ cũng chứa rất nhiều kháng thể giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi trẻ bị ngạt mũi kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng về đường hô hấp khác cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

*

Cho bé bú mẹ giúp làm loãng dịch mũi và tăng cường sức đề kháng

Lời kết 

Hi vọng với các bài thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trên đây và các mẹo trị nghẹt mũi cho bé không cần dùng thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn không có tiến triển thì khi đó, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn nhé.

Xem thêm: Yêu Nhiều Và Hệ Lụy Nguy Hiểm, Quan Hệ Tình Dục Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thận

Tài liệu tham khảo

*

Mua onlineXem điểm bán
Bài viết mới

Bổ Sung Vitamin D Có Giúp Trẻ Hết Vàng Da Không?

Liệu bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh có hết vàng da không? Liệu vitamin D và tình trạng vàng da có mối quan hệ như thế nào? Bổ sung vitamin D cho trẻ vàng da thế nào là hợp lý? Tất cả những thắc mắc đó của bạn sẽ được chuyên gia của namlimquangnam.net giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bổ Sung Vitamin D3 Và K2 Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào?

Bổ sung vitamin D3 để phòng chống còi xương cho trẻ sơ sinh không còn xa lạ với các bậc phụ huynh. Nhưng điều chắc chắn bạn chưa biết là không chỉ có mỗi vitamin D3 tham gia hình thành, phát triển hệ xương, trẻ sơ sinh còn cần canxi, phospho, kẽm, magie và đặc biệt là vitamin K2. Hôm nay, bố mẹ hãy cùng namlimquangnam.net lý giải nguyên nhân vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng kết hợp vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh nhé!

Cách Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Trên 1 Tuổi Như Thế Nào?

Mọi lứa tuổi đều cần vitamin D để duy trì sự khỏe mạnh của khung xương và hệ miễn dịch. Bạn cần bổ sung vitamin D cho tất cả trẻ em chứ không chỉ riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cách bổ sung vitamin D cho trẻ trên 1 tuổi có nhiều khác biệt với trẻ sơ sinh. Hôm nay, bạn hãy cùng namlimquangnam.net tìm hiểu chủ đề này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *