Top 4 loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn tốt nhất hiện nayTrang chủ » Nha khoa điều trị » Tưa miệng » Top 4 loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn tốt nhất hiện nay
Bệnh nấm miệng không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành cũng có thể mắc phải. Bệnh lý này dễ phát hiện, nhưng nếu kéo dài không điều trị kịp thời cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Để lựa chọn được loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn an toàn, hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo thông tin sau đây.
Top các loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn
Bệnh nấm miệng ở người trưởng thành là một trong những bệnh về răng miệng thường gặp. Đây là tình trạng niêm mạc lưỡi, miệng, thực quản bị vi khuẩn nấm Candida Albicans phát triển mạnh mẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể không kiểm soát được và gây ra các triệu chứng nấm miệng.
Đang xem: Thuốc trị nấm miệng ở người lớn
Bệnh nấm miệng ở người lớn thường được điều trị hiệu quả với những loại thuốc kháng nấm viên nén, viên nang, dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào trong miệng (thuốc bôi). Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp để điều trị dứt điểm các triệu chứng nấm miệng ở người lớn. Một số thuốc chữa nấm miệng thường dùng bao gồm:
Viên nang acidophilus trị nấm miệng hiệu quả
Nếu bạn là một người lớn khỏe mạnh nhưng không may bị mắc bệnh nấm miệng, thì cách đơn giản nhất để điều trị là uống viên nang acidophilus hoặc chất lỏng để giảm nhiễm trùng.
Viên uống acidophilus có tác dụng chữa nấm miệng hiệu quả
Công dụng
Bản chất viên uống acidophilus không tiêu diệt các loại nấm, nhưng chúng có thể giúp khôi phục lại các vi khuẩn bình thường trong cơ thể.Thuốc còn giúp ngăn chặn các loại virut, vi khuẩn gây nhiễm trùng như eczema (bệnh viêm da do dị ứng), trị mụn và tăng cường hệ miễn dịch.
Hướng dẫn sử dụng
Tùy vào từng loại thuốc cụ thể mà bạn uống theo hướng dẫn của bác sĩ nên nuốt cả liều, nhai thuốc hay trộng với chất lỏng.Bạn cũng có thể xem trên nhãn để kiểm tra thuốc có thể uống cùng một số sản phẩm khác như sữa, nước trái cây hay không.Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch không nên sử dụng một sản phẩm như acidophilus vì có chứa vi khuẩn sống. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc acidophilus.Trong một số trường hợp đã uống acidophilus nhưng triệu chứng bệnh nấm vẫn còn, bác sĩ có thể chuyển sang kê toa một loại thuốc chống nấm.
Tác dụng phụ
Acidophilus ít khi gây ra các phản ứng nguy hiểm, khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ thường gặp như: Đầy hơi, táo bón, khát nước,…Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng kích ứng nghiêm trọng như: ngứa, sưng lưỡi, phát ban, chóng mặt, khó thởm sốt,… hãy tới gặp bác sĩ để kịp thời xử lý.
Miconazol – Thuốc trị nấm miệng ở người lớn
Miconazol là sản phẩm được sử dụng chống nấm tại chỗ dạng bôi. Đây là loại thuốc chuyên điều trị các bệnh do nấm (nấm ngoài da, nấm âm đạo, nấm mắt, nấm đường tiêu hóa…), đặc biệt là vi khuẩn nấm Candida.
Trường hợp người bệnh nhiễm nấm Candida ở miệng và đường tiêu hóa, dùng thuốc qua đường uống có thể chữa khỏi bệnh lên tới 90%. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn.
Tác dụng
Thuốc có khả năng ức chế enzyme trong quá trình tham gia tổng hợp chất ergosterol ở màng tế bào nấm. Từ đó, tiêu diệt và ngăn ngừa sự sinh trường các loại nấm miệng, tưa miệng, nấm da, nấm niêm mạc,.. hiệu quả.
Ngoài ra, thuốc còn có dạng điều chế tiêm truyền tĩnh mạch thường được chỉ định trong trường hợp điều trị nấm toàn thân hoặc người bệnh mắc nấm màng não nặng.
Miconazol có tác dụng ngăn ngừa sự sinh trường các loại nấm miệng
Hướng dẫn sử dụng
Người bệnh bị nấm miệng có thể sử dụng thuốc Miconazol theo chỉ dẫn dưới đây:
Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng miệng bị nấm miệng từ 2 – 3 lần/ngày. Khi thấy triệu chứng bệnh đã hết hoàn toàn không nên dừng lại ngay, bạn nên tiếp tục bôi khoảng 1 tuần để tránh bệnh tái phát.Với trẻ nhỏ ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoặc bôi thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định
Thuốc có tác dụng chữa bệnh nấm an toàn, nhưng trong một số trường hợp người bệnh không được sử dụng thuốc. Cụ thể gồm có:
Người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần miconazol có trong thuốc.Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nếu muốn dùng thuốc trị nấm miệng miconazol cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp tự ý sử dụng có thể ảnh hưởng đến em bé.Phụ nữ mai thai hay người mắc các bệnh lý suy gan, suy thận, hệ miễn dịch yếu,… cũng không nên dùng miconazol để chữa bệnh nấm.
Tác dụng phụ
Khi dùng để bôi ngoài sản phẩm có khả năng dung nạp rất tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có thể bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi ban đỏ hay thậm chí là bỏng rát.
Ngoài ra, nếu dùng uống có gây rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Lúc này, cần thông báo cho bác sĩ biết về các triệu chứng để kịp thời xử lý.
Nên đọc: Cách chữa nấm lưỡi bản đồ cho bé ba mẹ nào cũng cần phải biết
Thuốc trị nấm miệng ở người lớn amphotericin B
Đây là loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn được sử dụng để chữa bệnh nấm toàn thân hoặc trường hợp người bệnh bị nhiễm nấm nặng.
Ngoài ra, đối với người lớn có hệ thống miễn dịch kém, đặc biệt là ở những người bị bệnh HIV đang trong giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ khuyên dùng loại thuốc kháng nấm Amphotericin B. Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong các hình thức gồm có viêm vén, viên ngậm, chất lỏng.
Tác dụng
Tiêu diệt các vi khuẩn nấm hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.Amphotericin B thuốc tiêm hay nhỏ nhọt tĩnh mạch có tác dụng điều trị nấm toàn thân nặng hiệu quả và an toàn.Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng điều trị nấm âm hộ, hậu môn hoặc âm đạo.
Xem thêm: Bản In Bài Viết Về Người Lính Biên Phòng Covid, Bản In Bài Viết
Thuốc chữa bệnh nấm miệng ở người lớn amphotericin B
Chống chỉ định
Người bệnh bị kích ứng và mẫn cảm với bất cứ thành tphaanf nào trong thuốc đều không được tự ý sử dụng.Ngoài ra những ai bị rối loạn chức năng gan, suy gan, suy thận cũng không nên uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên thảm khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Cách dùng thuốc Amphotericin B
Người bệnh cần tuân thủ đúng yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh nấm miệng. Thường bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:
Dạng uống: Sử dụng 100 – 200 mg/lần, ngày uống 2 – 4 lần và áp dụng liên tục trong vòng 12 ngày để điều trị nhiễm nấm Candida đường ruột, nấm miệng.Dạng tiêm: Thời gian đầu người bệnh sẽ được tiêm liều 250 microgam/kg/ngày, sau đó tăng dần tới lượng tối đa mà người bệnh có thể dung nạp được. Cần được thực hiện của bác sĩ chuyên khoa, thương chỉ sử dụng trong trường hợp người bệnh nằm viện điều trị.Liều test: Đây là việc bắt buộc thực hiện pha 1 mg với 250 ml dung dịch glucose 5% để thực hiện truyền tĩnh mạch trong 20 – 30 phút.
Tác dụng phụ
Người bệnh trong quá trình sử dụng có thể thấy những triệu chứng như: Đau đầu, đau cơ, chóng mặt, ù tai, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay thậm chí là sốt rét.Nếu sử dụng quá nhiều còn có thể dẫn tới rối loạn điện giải. giảm kali, tăng ure – huyết, sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, xuất huyết vô cùng nguy hiểm.
Thuốc trị nấm miệng ở người lớn – Gel Daktarin
Khi nói đến thuốc trị nấm miệng ở người lớn và cả nấm miệng ở trẻ em hiệu quả, Daktarin là một trong những cái tên được hầu hết mọi người nghĩ đến. Theo nghiên cứu lâm sàn của Y học hiện đại và thực tế sử dụng trên người bệnh đã chứng minh khả năng loại trừ nấm của Daktarin vô cùng hiệu quả.
Thành phần
Một trong các thành phần chính mang tới tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nấm gây hại của gel Daktarin chính là Miconazole – một hoạt chất kháng nấm thuộc nhóm Imidazole.
Ngoài ra, trong thành phần gel Daktarin còn có các nhóm tác dược khác:
Cồn với hàm lượng 7.85mg/ 1g gel thuốc.Nước tinh khiết ở dạng dung môi hòa tan.Thành phần Glycerol.Tinh bột của củ khoai tây thuộc loại tá dược độnChất diện hoạt Polysorbate 20Chất tạo vị ngọt Natri saccharinChất tạo vị ngọt hương vị ca caoChất tạo hương thơm cam
Công dụng
Gel trị nấm miệng Miconazole có hoạt tính kháng nấm khá mạnh, có công dụng tiêu diệt được nấm Candida và một số loài nấm da thông thường khác rất hiệu quả. Ngoài ra, Miconazole còn có khả năng kháng khuẩn hiệu quả đã được chứng minh trên một số trực khuẩn gram dương và cầu khuẩn.
Cơ chế hoạt động của Miconazole là ức chế sinh tổng hợp hoạt chất ergosterol – thành phần cấu tạo nên màng tế bào vi sinh nấm. Do tác động thay đổi cấu trúc của lớp vỏ lipid này, tế bào nấm từ từ bị hoại tử và dần chết đi.
Gel Daktarin là sản phẩm thuốc trị nấm miệng ở người lớn hiệu quả
Hướng dẫn sử dụng
Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn sau:
Sử dụng khoảng 2,5ml gel Dakatarin (đong khoảng ½ thìa cafe) mỗi lần, sử dụng thoa trực tiếp lên vùng bị nấm ngày 4 lần sau các bữa ăn.Sau khi thoa thuốc không nên nuốt nước bọt, uống nước hay ăn để giữ gel trong miệng càng lâu càng tốt.Sử dụng thuốc từ 7 – 14 ngày cho tới khi các triệu chứng nấm miệng biến mất hoàn toàn. Trường hợp người bệnh đeo răng giả nên lấy răng giả ra và chà rửa với gel mỗi tối.
Chống chỉ định
Bệnh nhân bị suy gan không được sử dụng thuốc.Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng gel Dakatarin.Mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại của thuốc với phụ nữ mang thai, nhưng chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên sử dụng sản phẩm này để trị nấm miệng.
Tác dụng phụ
Trong trường hợp người bệnh dùng quá liều có thể bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, nôn mửa và tiêu chảy.
Giá thành: Sản phẩm đang được bán trên thị trường tại các hiệu thuốc với mức giá 49.000vnđ/tuýp.
Lưu ý khí sử dụng thuốc điều trị nấm ở người trưởng thành
Thuốc điều trị nám miệng ở người lớn đa phần đều có chứa các thành phần kháng sinh và giảm đau cho phép. Nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng sử dụng quá lâu. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Chỉ sử dụng thuốc theo đúng loại thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc vì nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.Không nên đột ngột ngưng bôi, uống thuốc. Bởi như vậy sẽ khiến cơ thể nhờn thuốc, gây khó khăn trong quá trình điều trị.Không sử dụng thuốc trị nấm miệng được kê đơn của người khác, vì tình trạng bệnh nấm ở mỗi người là khác nhau. Sử dụng thuốc tùy tiện như vậy có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.Không tự ý mua thuốc về uống, bôi để trị nấm miệng khi chưa được thăm khám, chuẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.Cần bảo quản thuốc ở những nơi mát mẻ, sạch sé và tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất nên bảo quản thuốc ở khu vực có nhiệt độ dưới 25°C.Trước khi sử dụng bạn hãy kiểm tra xem thuốc đã đúng với bao bì hay chưa và còn hạn sử dụng không. Nếu thuốc có hiện tượng đổi màu, nấm mốc thì không được sử dụng.Nếu sử dụng thuốc dạng tuýp bôi, người bệnh nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Điều này giúp cho thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất.Trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng cần báo ngay cho bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khắc phục.Nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid nhưng lại là nguyên nhân gây ra tình trạng nấm miệng thì bác sĩ sẽ tiến hành thay đổi phương pháp điều trị.Một chú ý nhỏ khi dùng thuốc bôi trị nấm, người bệnh cần dùng trong khoảng 7 – 14 ngày mới cho kết quả tối ưu.
Phương pháp phòng ngừa nấm miệng ở người lớn hiệu quả
Bệnh nấm miệng ở trẻ em hay người lớn đều có thể phòng ngừa, bởi nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do quá trình chăm sóc răng miệng không tốt. Vì vậy để giảm nguy cơ phát bệnh nấm miệng, bạn nên:
Chăm sóc răng miệng thật tốt
Nên chải răng tổi thiểu 2 lần/ngày, nên sử dụng bàn có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương lợi, nướu răng hay các vết sưng do nấm miệng gây ra.Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mọi vụn thức ăn, mảng bám còn tồn đọng lại ở kẽ, nướu răng và trên bề mặt lưỡi.Không lạm dụng các loại thuốc xịt thơm miệng.
Người bệnh cần vệ sinh tưa lưỡi sạch sẽ để ngăn ngừa nấm miệng
Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Bổ sung nhiều loại thức phẩm giàu chất xơ , khoáng chất và vitamin C, vitamin nhóm B giúp răng sức đề kháng cho cơ thể.Hạn chế các thực phẩm có lượng đường lớn (chocolate, kẹo, bánh ngọt), nhiều tinh bột (bánh mì, khoai tây, mì,… ) và các chất men (bia, rượu vang,…) Bởi tất cả các thực phẩm này có thể làm tăng sự phát triển của nấm candida.Bỏ các thói quen xấu như: hút thuốc há, sử dụng chất kích thích,…
Thăm khám nha khoa định kỳ
Việc lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ là rất cần thiết. Đặc biệt là những người bệnh đeo răng giả cần chú ý vì nguy cơ nhiễm bệnh nấm miệng ở đối tượng này cao hơn bình thường.Khi nhận thấy những dấu hiệu mới khởi phát của bệnh nấm miệng như: đau khi ăn, xuất hiện mảng bám trắng nên lưỡi, sưng nướu,… bạn hãy tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất.
Nấm miệng ở người lớn là bệnh có nguy cơ tái phát trở lại, ngay cả sau khi được điều trị. Đặc biệt là với những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, tình trạng nấm miệng có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh cần chữa dứt điểm bệnh càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Tác Dụng Cây Ngũ Da Bì Có Tác Dụng Gì ? Phân Loại, Cách Dùng Và Giá Bán
Trên đây là 4 loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn được đánh giá an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn trong quá trình điều trị căn bệnh khó chịu này.