Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là một vấn đề phổ biến làm cho các bà mẹ lo lắng. Việc sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh có thể mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ về công dụng cũng như các tác dụng phụ của các loại thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh, từ đó cho trẻ sử dụng theo đúng chỉ định.

Đang xem: Thuốc nhỏ mũi tốt cho trẻ sơ sinh

Thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh được sử dụng để làm giảm nghẹt mũi, đau xoang tạm thời do nhiễm trùng, cảm lạnh thông thường, cúm hoặc các bệnh về hô hấp khác như sốt cỏ khô, dị ứng, viêm phế quản, … Thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh hiện nay rất đa dạng, thường ở dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt. Dưới đây là một số loại thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh được công nhận là an toàn và hiệu quả có thể sử dụng được với những bé sơ sinh.

Nước muối sinh lí với nồng độ Natrichlorid 0.9% (đẳng trương) là thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh có độ sát khuẩn thấp nhất, dùng để vệ sinh mũi hàng ngày giúp rửa sạch chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn, virus, … ở trong hốc xoang, hốc mũi và hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

Nước muối sinh lý rất an toàn, không gây rát hay khó chịu khi nhỏ vào mũi, không gây ra tác dụng phụ và rất an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Do đó, các mẹ có thể sử dụng thường xuyên, mỗi ngày 2 đến 4 lần đối với những trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, giúp làm sạch và bảo vệ niêm mạc mũi, đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Nước muối sinh lý

Thuốc sát khuẩn dùng giúp thông mũi thường có thành phần chứa nitrat bạc (AgNO3). Thuốc có thể sử dụng để làm giảm ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên các mẹ cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Các thuốc thông mũi này làm giảm ngạt mũi bằng cách làm co các mạch máu tại chỗ. Các thuốc thông mũi co mạch thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang cấp tính và được khuyến cáo không nên dùng quá 7 ngày.

Trong nhóm thuốc này, Oxymetazoline 0.05% là an toàn nhất và ít gây tác dụng phụ, do đó có thể sử dụng làm thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng Xylomethazolin 0.05% để điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh vì Xylomethazoline có tác dụng tương tự như Naphazolin nhưng ít độc hơn và không gây ra các tai biến nghiêm trọng như naphazoline.

Xem thêm: Hút Hồn Trước 7 Nam Thần Mới Nổi Của Màn Ảnh Trung Hoa, Top 10 Nam Thần Đẹp Trai Nhất Trung Quốc

Thuốc làm co mạch Naphazoline

Ephedrin 1% là thuốc có tác dụng giãn mạch mạnh, làm thông thoáng mũi, có thể sử dụng để điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần hạn chế và chỉ dùng khi thật sự cần thiết dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ. Không dùng thuốc giãn mạch quá 8 ngày, vì nếu dùng kéo dài trẻ có thể bị nhiễm độc toàn thân dẫn tới nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ.

Thuốc xịt thông mũi kháng viêm thường có chứa corticoid kết hợp với kháng sinh và được sử dụng trong trường hợp viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng với những triệu chứng có mùi hôi, chảy mủ đặc, màu vàng hay xanh… Việc sử dụng thuốc xịt thông mũi kháng viêm cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, các mẹ không nên tự ý mua và sử dụng cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

Bé có thể bỏ bú khi mắc bệnh viêm mũi họng

Nếu sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh dưới dạng thuốc nhỏ giọt, hãy dùng 2 ngón tay ấn nhẹ vào lọ, thuốc sẽ chảy ra thành giọt. Không ấn mạnh hay dùng cả bàn tay bóp mạnh vào lọ, làm cho thuốc chảy thành dòng, dẫn tới quá liều. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể số giọt thuốc cần dùng tùy vào loại thuốc, tuổi, sức khỏe của trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

Loại thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh ở dạng thuốc xịt, liều tính theo nhát xịt và rất hiếm khi dùng cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Nếu sử dụng, các mẹ cần lưu ý không nên đưa ống đầu xịt vào sâu trong mũi mà chỉ đặt nông ở ngay đầu mũi để xịt dưới dạng phun sương vào niêm mạc mũi.

Xịt mũi

Sử dụng thuốc thông mũi để điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn, khó ngủ, chóng mặt, nhức đầu hoặc căng thẳng, … Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hoặc có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp như phát ban, ngứa sưng mặt, lưỡi, cổ họng, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, hãy ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc thông mũi cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn liều lượng và thời gian sử dụng thuốc bác sĩ đưa ra và theo dõi sức khỏe của trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường xuyên. Nếu trong trường hợp sử dụng thuốc không khỏi các triệu chứng, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để trẻ sơ sinh ngạt mũi kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Xem thêm: 3 Thành Phần Dinh Dưỡng Mà Phụ Nữ Tuổi 50 Nên Ăn Gì Và Uống Gì

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,….Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *