Trang chủ » Kiến thức bệnh học » Sức khỏe cơ xương khớp » 10 thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất 2021 – Nên dùng
Thông tin về TOP những bác sĩ giỏi chuyên môn trong điều trị xương khớp là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Toàn bộ được bật mí trong bài viết.

Đang xem: Thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp

*

Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, Corticosteroid… là các thuốc trị đau nhức xương khớp tốt, thường được sử dụng. Những loại thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, người bệnh có thể được yêu cầu dùng thêm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, thuốc giảm đau thần kinh.

*

Thông tin cơ bản về công dụng và liều dùng 10 thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay

Danh sách 10 thuốc trị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở những người có công việc nặng nhọc, thừa cân béo phì, người già và bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng các cách trị đau nhức xương khớp tại nhà. Đối với những trường hợp nặng hơn, đau nhức dai dẳng hoặc đau do bệnh lý, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, người bệnh được kiểm tra kỹ lưỡng và chẩn đoán xác định trước khi sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được dùng nhóm/ loại thuốc trị đau nhức xương khớp dưới đây:

1. Paracetamol (acetaminophen)

Paracetamol (acetaminophen) là thuốc trị đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến. Thuốc này có tác dụng chính gồm hạ sốt và giảm đau, phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương, lao động gắng sức, hoạt động sai tư thế. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng cho những người bị đau xương khớp cấp tính, đau do một số bệnh lý kèm theo sốt.

*

Paracetamol giúp giảm đau bằng cách ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau, cải thiện chức năng thần kinh. Thông thường Paracetamol có thể mang đến hiệu quả hạ sốt và giảm đau sau liều đầu tiên. Tuy nhiên thuốc không thể ngăn tình trạng nhiễm trùng và viêm tiến triển.

Trong thời gian sử dụng Paracetamol điều trị đau nhức xương khớp, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ, phát ban, ngứa da… Tuy nhiên những tác dụng phụ này hiếm gặp và thường chỉ thoáng qua.

Chống chỉ định

Không dùng Paracetamol cho những trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốcNhững người có vấn đề ở thận, phổi và timNgười say rượu hoặc có tiền sử nghiện rượuBệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenaseNgười bị thiếu máu

Liều dùng thuốc 

Paracetamol được sử dụng bằng đường miệng

Liều dùng Paracetamol trong điều trị đau nhức xương khớp:

Liều khuyến cáo: Uống 1 viên Paracetamol 500mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ. Uống thuốc liên tục 5 đến 7 ngày.Liều tối đa: Uống 3000mg Paracetamol/ ngày.

Giá bán tham khảo

Paracetamol đang được bán trên trị trường với giá 32.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg.

*

Paracetamol (acetaminophen) phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương và bệnh lý

2. Ibuprofen

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc này thường được dùng kết hợp với Paracetamol trong điều trị đau nhức xương khớp có kèm theo viêm hoặc đau do viêm. Điển hình như đau trong cơn gout cấp, viêm khớp… Ngoài ra Ibuprofen cũng được dùng thay thế Paracetamol trong trường hợp không có đáp ứng tốt. 

Thuốc Ibuprofen có khả năng ức chế sinh tổng hợp PG (chất trung gian hóa học tạo phản ứng viêm), ức chế phản ứng kháng thể – kháng nguyên. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm viêm hiệu quả.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm tính thụ cảm của sợi thần kinh cảm giác với các tác nhân gây đau. Điều này giúp giảm đau và hạ sốt khi có các yếu tố gây sốt (không thể hạ thân nhiệt ở những người bình thường)

Vì thế thuốc Ibuprofen thường được dùng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp từ vừa đến nhẹ, viêm khớp mạn tính có hoặc không kèm theo sốt. Tuy nhiên thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn. Việc dùng Ibuprofen liều cao hoặc dài ngày có thể gây viêm dạ dày – tá tràng, phản ứng dị ứng, rối loạn chức năng thận, xuất huyết, đau ngực, khó thở, buồn nôn, vàng da, chóng mặt, đau đầu, suy nhược, giảm thị lực và một số tác dụng phụ không mong muốn khác.

Chống chỉ định

Thuốc Ibuprofen không được sử dụng cho những trường hợp dưới đây vì có thể tăng nguy cơ phát sinh rủi ro:

Bệnh nhân bị suy thận, suy gan, loét dạ dày tá tràngSốt xuất huyếtXuất huyết do các nguyên nhânNgười quá mẫn cảm với thành phần của thuốc

Thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho các trường hợp:

Tăng huyết ápĐái tháo đườngHen suyễnCó tiền sử dị ứng với các thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroidPhụ nữ mang thai và cho con bú.

Liều dùng

Ibuprofen nên dùng trong hoặc sau bữa ăn và nên uống với nhiều nước để hạn chế các tác dụng phụ lên dạ dày.

Liều dùng Ibuprofen trong điều trị đau xương khớp từ nhẹ đến vừa

Liều khuyến cáo: Uống 200 – 400mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ. Có thể dùng đường truyền tĩnh mạch.

Liều dùng Ibuprofen trong điều trị đau xương khớp do viêm

Liều khuyến cáo: Uống 400 – 800mg/ lần mỗi 6 – 8 giờ.

Giá bán tham khảo

Thuốc Ibuprofen đang được bán trên trị trường với giá 88.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Ibuprofen 400mg.

*

Thuốc Ibuprofen được dùng với Paracetamol trong điều trị đau nhức xương khớp có kèm theo viêm hoặc đau do viêm

3. Paracetamol + codeine

Paracetamol + codeine (Paracetamol Codeine) là thuốc giảm đau từ nhẹ đến nặng (vừa), thường được dùng cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp không có đáp ứng với Ibuprofen hoặc Paracetamol (liều đơn lẻ), đau dây thần kinh, nhức cơ, thấp khớp. 

Thuốc này còn được gọi là Acetaminophen và Codein – chất gây mê kết hợp giảm đau và hạ sốt. Sự phối hợp giữa Paracetamol và Codeine mang đến hiệu quả giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với các thuốc chứa từng hoạt chất riêng biệt. Paracetamol + codeine giảm đau bằng cách tác động lên hệ thần kinh trung ương và não bộ.

Dùng Paracetamol + codeine liều cao có thể gây tác dụng phụ nhưng thường nhẹ và mất đi sau khi ngưng sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, tiểu ít, táo bón…

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốcThiếu men glucose– 6– phosphate dehydrogenaseSuy gan nặngSuy hô hấpTrẻ em dưới 1 tuổiTrẻ dưới 18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật nạo VA hoặc/ và cắt amidanPhụ nữ đang mang thai và cho con bú

Liều dùng

Paracetamol + codeine được dùng ở dạng thuốc uống. Người bệnh nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng Paracetamol + codeine trong điều trị đau nhức xương khớp:

Liều khởi đầu: Uống 1 viên (Paracetamol 650 mg/60 mg Codeine hoặc Paracetamol 300 mg/30 mg Codeine)/ lẫn mỗi 4 giờ khi cần thiết.Liều tối đa: Paracetamol 4000 mg/360 mg Codeine

*

Paracetamol + codeine mang đến hiệu quả giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với các thuốc khác

4. Thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ như Lidocaine, Menthol, Methyl salicylate, Capsaicin… Đây là thuốc trị đau nhức xương khớp có độ an toàn cao và được dùng rộng rãi.

Thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau (mức độ nhẹ đến trung bình), hạn chế cứng khớp và tăng khả năng vận động. Một số tác dụng khác: Tăng lưu thông máu, giảm tê bì tay chân, giảm sưng, tan vết bầm…

+ Lidocaine

Thuốc chứa Lidocaine được bào chế dưới dạng kem bôi và miếng dán. Thuốc có tác dụng co mạch, giảm khả năng thụ cảm tính hiệu đau của dây thần kinh (thông qua bề mặt da) và gây tê tại chỗ.Từ đó giúp giảm viêm, sưng và giảm cảm giác đau nhức.

Liều dùng Lidocaine

Dùng Lidocaine từ 2 – 4 lần/ ngày để giảm đau nhức xương khớp.

+ Menthol

Menthol được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà. Đây là một hoạt chất kháng viêm có tác dụng giảm viêm, sưng, đau nhức và bầm tím tại khu vực tổn thương.

Liều dùng Menthol

Dùng Menthol từ 2 – 4 lần/ ngày.

+ Methyl salicylate

Methyl salicylate có tác dụng giảm đau và giảm sung huyết niêm mạc tại chỗ. Loại thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương, đau do bong gân, đau kèm theo tình trạng co thắt cơ, sưng và bầm tím. Thuốc chứa Methyl salicylat được bào chế dưới dạng thuốc xịt, kem bôi, thuốc xoa bóp và miếng dán.

Liều dùng Methyl salicylate

Dùng Methyl salicylate từ 2 – 3 lần/ ngày.

+ Capsaicin

Capsaicin được chiết xuất từ quả ớt. Đây là một hoạt chất giảm đau có tác dụng phòng ngừa và xoa dịu cảm giác đau nhức kèm theo căng cơ. Thuốc chứa Capsaicin phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương, vận động quá sức, lao động nặng nhọc, đau nhức xương khớp ở người già do thoái hóa xương.

Liều dùng Capsaicin

Dùng Capsaicin từ 1 – 3 lần/ ngày.

Mặc dù hiếm gặp nhưng việc dùng thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như kích ứng da, ngứa ngáy, phát ban, đỏ da.

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.

Xem thêm: Những Tác Hại Của Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Chị Em Cần Biết

Thận trọng

Không dán và bôi thuốc lên những khu vực có lở loét da hoặc có vết thương hở.

Cách sử dụng

Thuốc dán

Dùng miếng dán dán trực tiếp lên khu vực đau nhức

Thuốc bôi

Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên khu vực bị đau nhứcMassage trong 5 phút để các tinh chất thấm nhanh và sớm phát huy tác dụng.

*

Lidocaine, Menthol, Methyl salicylate, Capsaicin… là thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng phổ biến

5. Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ)

Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ) được dùng cho những trường hợp đau từ vừa đến nặng, bệnh nhân không có đáp ứng với Paracetamol + codeine hoặc các loại thuốc giảm đau và chống viêm khác. Thuốc này có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giảm truyền tín hiệu đau, tăng khả năng chịu đau của cơ thể. Vì thế việc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện có thể giúp người bệnh giảm đau nhức xương khớp nhanh và hiệu quả.

Tùy thuộc vào mức độ đau và khả năng đáp ứng, người bệnh có thể được yêu cầu dùng thuốc giảm đau gây nghiện với những loại sau:

Tramadol (hoạt tính nhẹ): Dùng cho trường hợp đau trung bìnhMorphin, Pethidin (hoạt tính nặng): Dùng cho trường hợp đau nặng

Bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau gây nghiện khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra thuốc được dùng điều trị ngắn hạn để hạn chế nguy cơ lệ thuộc thuốc và phát sinh các tác dụng phụ (buồn ngủ, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, thở chậm, khó tiểu, rối loạn cương dương, rối loạn hệ tiêu hóa, chóng mặt…)

Chống chỉ định

Thuốc giảm đau gây nghiện không được chỉ định cho những trường hợp sau:

Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốcBệnh nhân dưới 15 tuổiĐang sử dụng thuốc ức chế MAOCó tiền sử ngộ độc với thuốc ngủ, thuốc hướng tâm thầnĐộng kinh chưa được kiểm soátSuy gan nặngSuy hô hấpPhụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Liều lượng

Thuốc giảm đau gây nghiện cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

*

Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn) được dùng cho người bị đau từ vừa đến nặng, không có đáp ứng với Paracetamol + codeine

6. Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm như Doxepin, Nortriptyline (Pamelor), Imipramine (Tofranil), Amitriptyline, Imipramine (Tofranil), Clomipramine (Anafranil)… thường được sử dụng cho những bệnh nhân có cơn đau làm ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ hoặc đau nhức xương khớp do stress, căng thẳng quá mức.

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, an thần, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng của người bệnh. Tuy nhiên thuốc thường không được dùng trong điều trị dài hạn vì thường gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn chức năng tình dục…

Chống chỉ định

Bệnh thận nặngDị ứng với thành phần của thuốc.

Liều dùng

Dùng thuốc chống trầm cảm trong và sau bữa ăn để hạn chế một số tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.

Liều dùng thuốc Imipramine trong điều trị đau nhức xương khớp:

Liều khuyến cáo: Uống 25mg/ lần x 3 lần/ ngàyLiều tối đa: 300mg/ ngày

*

Thuốc chống trầm cảm mang đến hiệu quả giảm đau từ nhẹ đến vừa, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng

7. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là lựa chọn cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp kèm theo căng cơ, đau do chấn thương cấp tính hoặc không có đáp ứng tốt với NSAID/ Acetaminophen. Thuốc này có tác dụng giảm co thắt cơ và giảm đau hiệu quả.

Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng Cyclobenzaprine (Flexeril), Metaxalone (Skelaxin), TIZANIDINE (Zanaflex) hoặc một số loại thuốc giảm cơ khác.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc giãn cơ cho những trường hợp sau:

Phụ nữ đang mang thaiPhụ nữ đang cho con búTrẻ emBệnh nhân bị nhược cơ năngBệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc

Liều dùng

Uống thuốc giãn cơ với một ly nước đầy. Nên uống thuốc sau khi ăn no.

Liều dùng thuốc giãn cơ (Cyclobenzaprine) trong điều trị đau nhức xương khớp:

Liều khuyến cáo: Uống 5 – 10mg Cyclobenzaprine/ lần, ngày uống 3 lần.Liều tối đa: 30mg Cyclobenzaprine/ ngày.

Thuốc giãn cơ giúp cải thiện tình trạng co thắt cơ và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thường gặp gồm buồn nôn, đau hoặc khó chịu ở ngực, rối loạn nhịp tim, ra nhiều mồ hôi, đau bụng, mệt mỏi, giảm khả năng phối hợp giữa các chi, suy nhược một bên cơ thể, dễ bầm tím, nước tiểu sẫm màu…

*

Thuốc giãn cơ phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp kèm theo căng cơ, đau do chấn thương cấp tính

8. Corticosteroid

Trong điều trị đau nhức xương khớp, Corticosteroid có thể được dùng ở dạng thuốc uống (viên) hoặc thuốc tiêm (dung dịch) tùy theo khả năng đáp ứng. Corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng, chống viêm và giảm đau.

Corticosteroid phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp thể cấp tính và mãn tính, đau do những bệnh lý ở cột sống như viêm cột sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Ngoài ra thuốc còn được dùng cho những trường hợp không có đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giãn cơ. Corticosteroid được uống giúp giảm đau và chống viêm toàn thân. Corticosteroid đường tiêm có tác dụng giảm đau và viêm tại chỗ (dùng cho trường hợp nặng).

Trong hầu hết các trường hợp, dùng Corticosteroid dài ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như loãng xương, tăng đường huyết, nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng, da teo mỏng, hội chứng cushing, vấn đề ở mắt…

Chống chỉ định

Viêm gan A hoặc BLoãng xươngNhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn tiến triểnDị ứng với thành phần của thuốc

Thận trọng

Người cao tuổiPhụ nữ có thai và đang cho con búTrẻ emSuy gan, suy thậnSuy giảm miễn dịchCao huyết ápViêm loét dạ dàyĐái tháo đường

Liều lượng

Thuốc Corticosteroid cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

*

Thuốc Corticosteroid thường được sử dụng với mục đích ức chế miễn dịch, chống dị ứng, chống viêm và giảm đau

9. Thuốc giảm đau thần kinh

Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh được dùng rộng rãi. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do các bệnh lý làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Điển hình như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…

Việc sử dụng Gabapentin có thể giúp người bệnh giảm đau từ vừa đến nặng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, thuốc này được dùng chung với các loại giảm đau gây nghiện để tăng hiệu quả. Ngoài ra thuốc Gabapentin còn có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh động kinh, hội chứng chân không yên, phù hợp với những người có nguy cơ mắc bệnh.

Chống chỉ định

Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc

Thận trọng

Thận trọng trước khi dùng Gabapentin cho các trường hợp:

Bệnh nhân bị động kinh vắng ý thứcPhụ nữ đang cho con búPhụ nữ mang thaiBệnh nhân đang trong quá trình điều trị với Morphine

Liều dùng

Gabapentin được dùng ở dạng thuốc uống. Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng Gabapentin trong điều trị đau nhức xương khớp liên quan đến bệnh lý thần kinh:

Liều khởi đầu: Uống 100 – 300mg Gabapentin/ lần/ ngày vào buổi tối. Sử dụng liên tục từ 3 đến 7 ngày.Liều duy trì: Uống 600mg Gabapentin/ lần x 3 lần/ ngày. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Gabapentin có khả năng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, tăng huyết áp, tăng cân, run, rối loạn tư duy, rung giật nhãn cầu…

Giá bán tham khảo

Thuốc Gabapentin đang được bán với giá 1.178.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Gabapentin 300mg.

*

Gabapentin được dùng cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do các bệnh lý làm ảnh hưởng đến dây thần kinh

10. Diacerein

Diacerein thuộc nhóm Anthraquinon. Đây là một loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng chữa lành tổn thương, hỗ trợ giảm viêm và giảm đau. Vì thế Diacerein thường được dùng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp do thoái hóa.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, Diacerein (đường uống) được dùng với liều đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với thuốc giảm đau kháng viêm để tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng. Ở trường hợp nặng, Diacerein được dùng ở dạng thuốc tiêm kết hợp với thuốc chứa corticoid.

Hầu hết các trường hợp đều có đáp ứng tốt với Diacerein. Tuy nhiên dùng thuốc lâu dài có thể gây tác dụng phụ như đau bụng, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, phản ứng dị ứng, tăng men gan, buồn nôn, nôn…

Chống chỉ định

Diacerein không được dùng cho trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc.

Liều dùng thuốc

Diacerein (đường uống) được dùng trong và sau bữa ăn.

Liều dùng thuốc Diacerein trị đau nhức xương khớp do thoái hóa:

Liều khởi đầu: Uống 50mg Diacerein/ ngày. Sử dụng liên tục từ 1 – 2 tuần.Liều duy trì (tăng liều): Uống 50mg Diacerein/ lần, mỗi ngày 2 lần.

Giá bán tham khảo

Trên thị trường, thuốc Diacerein đang được bán với giá 313.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Diacerein 50mg.

*

Diacerein có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng chữa lành tổn thương, giảm viêm và giảm đau

Lưu ý khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bệnh nhân nên dùng thuốc đúng cách và đúng liều để đảm bảo tính an toàn, sớm kiểm soát tình trạng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng/ giảm liều dùng để tránh phát sinh rủi ro và ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.

Một số lưu ý khác:

Không tự ý ngưng điều trị.Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc đang dùng và tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp.Tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc thay đổi loại thuốc đang dùng khi dùng thuốc không hiệu quả (sau 7 ngày), phát sinh tác dụng phụ.Không lạm dụng hoặc dùng thuốc quá số liều quy định. Nếu có vấn đề, người bệnh nên đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoaKhông tự ý sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp kết hợp các các loại thuốc khác (bao gồm cả thuốc tây y, đông y và thuốc nam)Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc. Đồng thời sớm phát hiện các bất thường và kịp thời xử lý (nếu có).

Xem thêm: Cách Chữa Ho Dân Gian Cho Bé Cực Hiệu Quả Do Bác Sĩ Mỹ Bình Chọn

Trên đây là thông tin cơ bản về công dụng và liều dùng 10 loại thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và điều trị đúng cách, người bệnh nên thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh phát sinh rủi ro.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *