Trẻ sốt cao thường khiến mẹ lo lắng. Mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt nào cho trẻ? Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng? Cho trẻ uống thuốc hạ sốt có cần lưu ý điều gì không? Trẻ sốt có nên nằm điều hòa? Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin xung quanh thuốc hạ sốt mà mẹ quan tâm nhé.
Đang xem: Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu
Chú ý: Ba mẹ cần tư vấn nhanh về trường hợp của bé hãy nhắn tin cho Mẹ Việt TẠI ĐÂY.
Uống Thuốc Hạ Sốt Bao Lâu Thì Có Tác Dụng?
Trẻ uống thuốc hạ sốt sau 20-30 phút sẽ bắt đầu có tác dụng.
Tác dụng của thuốc hạ sốt kéo dài trong vòng 2 giờ. Thời gian giãn cách tối thiểu giữa 2 lần uống: 4 – 6 tiếng. Trẻ có vấn đề về thận, giãn cách giữa 2 lần ít nhất 8 tiếng đồng hồ.
Mẹ để ý nhé, sau khi uống mà con nôn ra ít thì không cần cho uống lại. Con nôn ra nhiều, nôn gần hết thì đợi 30 phút rồi cho con uống lại liều khác. Nếu con không chịu uống thì đặt thuốc viên đạn ở hậu môn cho con sẽ hiệu quả hơn đấy.
Mẹ thường nghĩ rằng cho trẻ uống thuốc sẽ nhanh hết sốt. Thực tế, thuốc hạ sốt chỉ giúp hạ nhiệt xuống 1-2ºC. Trẻ cảm thấy dễ chịu hơn chứ chưa thể khỏi hẳn. Mỗi giờ mẹ cặp nhiệt cho con 1 lần để theo dõi nhiệt độ.
Sau khi uống hạ sốt, nếu kết hợp chườm mát sẽ giúp trẻ giảm sốt nhanh hơn mẹ nhé. Mẹ cũng có thể dùng rau diếp cá, nhọ nồi, tía tô, bộng giếng,… giã nát đắp cho con. Hoặc xay nhuyễn cho trẻ uống, vừa giảm sốt, vừa an toàn cho sức khỏe.
Mẹ tham khảo những cách hạ sốt khác Tại Đây.
Nếu sau 4 tiếng (thuốc hết tác dụng), trẻ chỉ còn sốt nhẹ là tín hiệu tốt. Hệ miễn dịch của con đã kiểm soát được tình hình. Con không cần uống thêm hạ sốt nữa. Mẹ yên tâm đợi con dần khỏe lại nhé.
Mẹ tham khảo bài Sốt Ở Trẻ Em – Những Điều Mẹ Cần Biết để hiểu thêm cơ chế sốt của con.
Tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt để cùng nhiều ba mẹ thảo luận về kiến thức, mẹo hay chăm sóc và nuôi dạy con thông minh. GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG.
Mách Mẹ Chọn Thuốc Hạ Sốt Dạng Gói Hay Viên Đạn?
Đây là hai dạng bào chế thuốc mẹ thường chọn để hạ sốt cho trẻ. Nhiều mẹ bối rối không biết trường hợp nào thì dùng dạng nào tốt nhất.
Thuốc Uống Dạng Bột, Sủi Bọt
Dạng thuốc này pha chế đơn giản và dễ sử dụng, có nhiều hương vị cho trẻ dễ uống. Thuốc đóng gói nhiều liều lượng khác nhau, giúp mẹ dễ dàng lựa chọn theo đúng cân nặng của trẻ. Trẻ bị sốt trong mọi trường hợp đều có thể uống hạ sốt dạng gói.
Thuốc qua dạ dày, sau đó mới đi vào hệ tuần hoàn nên có tác dụng chậm sau 20-30 phút. Thêm vào đó, thuốc thải độc qua gan nên dùng nhiều có thể hại cho gan.
Thuốc Viên Đạn
Thuốc hấp thụ trực tiếp vào hệ thống tĩnh mạch trực tràng nên hạ sốt nhanh. Thuốc cũng không đi qua gan nên không gây hại cho gan.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc: gây khó chịu, ngứa, sưng, đau rát hậu môn, tiêu chảy nếu dùng liên tục. Thuốc không dùng khi trẻ bị tiêu chảy.
Thuốc bào chế ở một số định lượng nhất định và không thể tách liều (như dạng gói). Mẹ khó khăn lựa chọn liều phù hợp với nhu cầu của con.
Lựa chọn thuốc hạ sốt sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng. Khi cần hạ sốt nhanh, trẻ đang ngủ, hay nôn trớ, có bệnh về tiêu hóa, mẹ dùng thuốc viên đạn.
Mẹ có thể dùng thuốc gói cho ban ngày, thuốc đặt vào ban đêm. Tuy nhiên, tổng liều dùng không được vượt quá 60mg/kg/ngày.
Click để được TƯ VẤN TRỰC TIẾP.
Xem thêm: Top 9 Cách Trị Nứt Gót Chân Tại Nhà Cực Hiệu Quả, 6 Cách Trị Gót Chân Nứt Nẻ Tại Nhà Cực Hiệu Quả
Kinh Nghiệm Cho Mẹ
Trẻ sốt cao nhất là buổi đêm thường làm mẹ rất lo lắng. Đêm khuya đi bệnh viện hay khám tư đều không tiện mà ở nhà thì sốt ruột không yên.
Thực ra, sốt cao hay sốt nhẹ không phản ánh được mức độ nặng của bệnh. Tất nhiên con sốt trên 39°C các mẹ đều sẽ rất lo nhưng đừng quá chú tâm vào sốt. Mẹ chú ý quan sát những biểu hiện khác của con để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu nguy hiểm. Cụ thể:
Khi trẻ thức: trẻ mệt, cần nghỉ ngơi nhiều, đòi mẹ, đòi bế, bú ít lại là bình thường. Nhưng nếu con lờ đờ, khóc không ra nước mắt, gọi không phản ứng,… là cần đi bệnh viện ngay.
Khi con ngủ: nếu con ngủ sâu, thở mạnh thì là bình thường. Con ngủ được là tốt, con đang phục hồi trong giấc ngủ. Con ngủ gọi không dậy được, thở yếu, tay chân lạnh, sốt 40°C,… thì mẹ đưa con đi bệnh viện.
Mẹ biết cách đọc các dấu hiệu nguy hiểm của con có thể yên tâm chăm sóc con hơn rồi. Những trường hợp không nguy hiểm, mẹ bình tĩnh chăm sóc và tin tưởng con sớm khỏe mạnh nhé!
Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Đúng Cách
Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng phụ thuộc vào thời điểm mẹ cho con uống thuốc.
Sốt nhẹ: trẻ sốt dưới 38.5°C không cần dùng thuốc. Vì dùng thuốc lúc này không có tác dụng. Ngược lại, thuốc lại gây cản trở cho hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh.Sốt cao: trên 38.5°C, trẻ biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc mẹ nên cho uống hạ sốt. Với trẻ >3 tuổi sốt mà vẫn tỉnh táo, chơi được thì nhiệt độ 39°C trẻ mới cần uống thuốc.
Lựa Chọn Thuốc Hạ Sốt An Toàn
Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt thường được tính theo cân nặng của trẻ. Cụ thể:
Paracetamol/Acetaminophen: 10-15mg/kg/lần, tối đa không quá 60mg/kg/ngày. Mẹ nên chọn thuốc hạ sốt loại này vì ít tác dụng phụ, an toàn cho con.Ibuprofen: 5-10mg/kg/lần, tối đa không quá 40mg/kg/ngày. Ibuprofen thường được bác sĩ kê toa. Tác dụng phụ có thể gây loét dạ dày. Vì vậy, thuốc không dùng cho trẻ bị sốt xuất huyết hay bệnh về dạ dày.Không dùng Aspirin hạ sốt ở trẻ em dưới 18 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.
Nếu trẻ đã uống thuốc mà vẫn không hạ sốt, bài viết Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ: Kinh Nghiệm Của Mẹ Việt sẽ cung cấp cho mẹ thông tin xử lý tình huống này.
Những Sai Lầm Khiến Trẻ Sốt Kéo Dài
Không tắm vì sợ nhiễm lạnh: môi trường không sạch sẽ tạo điều kiện vi trùng, vi khuẩn tấn công trẻ. Mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín.
Tự ý dùng kháng sinh: mẹ luôn hỏi hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ kháng sinh nào. Vì việc dùng sai sẽ gây nhiều hệ lụy, khó điều trị cho trẻ sau này.
Uống thuốc hạ sốt liên tục: sẽ gây quá liều dẫn đến trẻ bị sốc thuốc, ngộ độc dẫn đến suy gan, suy thận.
Miếng dán hạ sốt: chỉ có tác dụng giảm nhiệt tạm thời tại vị trí được dán, hỗ trợ tỏa nhiệt, không thể hạ sốt cho trẻ nếu trẻ không uống thuốc.
Uống xen kẽ các loại thuốc hạ sốt: không có bằng chứng về xen kẽ thuốc giúp hạ sốt nhanh hơn. Mẹ nên dùng riêng lẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chườm lạnh: không hạ được nhiệt mà còn gây bỏng lạnh, làm trẻ suy hô hấp, rất nguy hiểm. Mẹ nên chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
Đóng kín cửa: môi trường thông thoáng, có đối lưu không khí để trẻ dễ tỏa nhiệt và hạ nhiệt. Đến đây, một số mẹ thắc mắc trẻ sốt có nên nằm điều hòa? Câu trả lời là trẻ sốt có nên nằm điều hòa và cả máy quạt vì chúng giúp trẻ dễ chịu hơn. Mẹ lưu ý không để gió phả thẳng vào người con là được.
Xem thêm: Thuốc Trấn Kinh An Có Tốt Không, Trấn Kinh An
Ăn kiêng: kiêng khem sẽ khiến trẻ không nạp đủ chất dinh dưỡng, trẻ chậm phục hồi sức khỏe. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng, đủ chất, ưu tiên món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.
Kết Luận
Sau khi đã hiểu rõ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng, mẹ có thể yên tâm đợi trẻ hạ sốt nhé. Hãy chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết mẹ nha. Mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt nhất cho con. Vì vậy, phương châm của mình là chỉ sử dụng thuốc cho con khi thật cần thiết. Trộm vía, nhờ áp dụng nhiều cách chăm sóc tự nhiên, con mình ít khi phải dùng thuốc. Nếu mẹ muốn hạn chế tối đa sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, mẹ có thể liên lạc với mình để trao đổi kinh nghiệm nhé!
Hầu hết các trường hợp sốt ở trẻ em sẽ qua nhanh từ 1-2 ngày. Đối với những trường hợp trẻ hay sốt đi sốt lại, mẹ đừng chủ quan nhé! Mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc qua bài viết: Trẻ Sốt Đi Sốt Lại Nhiều Lần, Mẹ Nên Chú Ý