Suy giãn tĩnh mạch chân là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới tình hình sức khỏe người bệnh mà nó còn làm mất đi tính thẩm mỹ cao. Liệu có thể dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hay không? Mời quý bạn đọc tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây!
1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân (hay được biết với những cái tên như suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay tình trạng giãn tĩnh mạch chi) là tình trạng các chức năng của các mạng tĩnh mạch khu vực chân đã bị suy yếu dẫn tới việc cản trở quá trình lưu thông máu. Một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
Thói quen đứng ngồi quá lâu mà không vận động gây áp lực lớn tới các mạng tĩnh mạch ở chân. Hoặc do yếu tố công việc đòi hỏi phải ngồi làm việc tại chỗ quá lâu, đứng tại chỗ không di chuyển,…
Đang xem: 3 loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến và giải pháp khắc phục hiệu quả
Những người thừa cân hoặc bị tăng cân quá nhanh trong khoảng thời gian ngắn.
Sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ tim mạch.
Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi sức nặng cơ thể thay đổi một cách mất cân bằng.
Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá cao
Tác hại từ việc dùng thuốc quá liều, sai liều hoặc biến chứng bởi các bệnh lý có liên quan. Hoặc nguyên nhân làm bệnh tình chuyển biến nặng hơn chính từ việc sử dụng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân không rõ nguồn gốc.
Người cao tuổi, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vấn đề di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Để nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể thông qua các triệu chứng như: Mạng lưới tĩnh mạch bị tắc có thể nổi cộm lên bề mặt da, màu da bắt đầu xuất hiện vết bầm tím, nổi gân xanh, bắp chân sưng phù, nặng chân, mỏi và hay bị tê chân viêm da,… Nếu người bệnh dùng thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân để điều trị sớm có thể sẽ trị được dứt điểm bệnh tình. Mặt khác, nếu để tình trạng bệnh kéo dài mãi không chữa trị sẽ dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân như: tắc tĩnh mạch phổi, suy hô hấp, suy tim,…
2. Những loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân? Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Khi người bệnh có các triệu chứng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân thì việc quan trọng nhất là phải tìm tới các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các loại thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân được mua từ các hiệu thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Việc sử dụng thuốc sai cách không những không trị khỏi bệnh mà thậm chí có thể gây ra các biến chứng tới các cơ quan khác có liên quan.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân mà quý bạn đọc có thể tham khảo để chữa trị căn bệnh này:
Thuốc Rotuven 3000 (sản xuất tại Hoa Kỳ) có tác dụng làm thành mạch khỏe mạnh hơn, giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng, hỗ trợ quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.
Thuốc uống Venpoten (sản xuất tại New Zealand) không chỉ có công dụng hỗ trợ việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tốt hơn mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh.
Thuốc Carusos Veins Clear (sản xuất tại Úc) cũng sẽ là lựa chọn tốt cho việc điều trị bệnh tình. Thuốc được sản xuất ở dạng viên, có công dụng giúp tăng cường hoạt động của các nhóm mạch bởi thành phần chính của thuốc là các loại nho có chứa chất chống oxy hóa cao, từ đó quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Thuốc Varicofix là một trong những loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch khá tốt đã được chứng nhận bởi FDA và được lưu hành trên toàn thế giới. Thuốc có công dụng điều trị bệnh một cách trực tiếp tại vùng bị giãn tĩnh mạch, giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và tăng cường khả năng lưu thông máu.
Có thể sử dụng một số loại thuốc dạng viên uống để điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân
Ngoài một số loại thuốc dạng uống được nêu trên thì việc người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân dạng kem bôi da cũng mang lại những kết quả tốt. Quý bạn đọc có thể tìm hiểu những loại thuốc dạng kem bôi như: Gel Varicofix, Vnen Gel Das Gesunde Plus, Gel Vein Care,… Những loại thuốc dạng kem bôi này không những có tác dụng hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch mà còn có công dụng giúp phòng ngừa bệnh cho những người có nguy cơ mắc bệnh do công việc, béo phì, người cao tuổi hay phụ nữ đang mang thai.
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tốt đã được các chuyên gia y tế chứng nhận an toàn, tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị bệnh có kết quả tốt nhất thì việc nghe theo sự hướng dẫn từ các y bác sĩ chuyên khoa là việc vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, một số người bệnh không đơn thuần có thể dùng thuốc để chữa trị bệnh một cách dứt điểm mà còn được các bác sĩ chỉ định thực hiện các phương pháp chữa bệnh khác như:
Sử dụng tất áp lực: đây là loại tất đàn hồi, hỗ trợ ép tĩnh mạch và ngăn chặn sự chảy ngược quá mức của máu. Việc mang tất giúp chữa lành loét da, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát.
Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch;
Thực hiện một số ca phẫu thuật bằng laser hoặc bằng sóng cao tần nội mạch để loại bỏ tĩnh mạch giãn.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân thì người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thủ thuật xơ hóa tĩnh mạch hay phẫu thuật để chữa bệnh
Để hỗ trợ việc chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có tiến triển tốt hay thậm chí có thể giúp tất cả mọi người phòng ngừa bệnh, các bạn nên:
Thường xuyên tập luyện thể dụng thể thao một cách khoa học, phù hợp với thể trạng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình trị bệnh;
Cung cấp nguồn thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các loại thức ăn có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và các loại vitamin, khoáng chất;
Phụ nữ đang mang thai nên hạn chế vận động quá sức, đứng ngồi quá lâu, bê vác đồ nặng,…
Nên giữ trọng lượng cơ thể cân đối, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh.
Tránh mang giày cao gót và nên thay thế bằng giày đế thấp, đế bệt. Điều này tốt hơn cho bắp chân, hạn chế giãn tĩnh mạch;
Không nên mặc những bộ đồ bó eo, chân hoặc bẹn quá chật vì chúng khiến cho lưu lượng máu bị giảm;
Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, cần thường xuyên thay đổi tư thế để thúc đẩy máu lưu thông;
Sử dụng một số loại kem bôi chân phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch đã được các bác sĩ khuyên dùng.
Xem thêm: Bệnh Tiểu Đường Sống Được Bao Lâu, Bệnh Tiểu Đường Sống Được Bao Nhiêu Năm
Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay nghi ngờ mình có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì hãy liên hệ với bệnh viện Đa Khoa namlimquangnam.net thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ sớm nhất.