Sau 4 ngày uống an cung ngưu hoàng hoàn, nam bệnh nhân được chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Đang xem: Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn của trung quốc
BS Đặng Văn Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị cho biết, khoa đang điều trị cho nam bệnh nhân bị biến chứng nặng do dùng an cung ngưu hoàng hoàn. Bệnh nhân là Lê Văn L., 74 tuổi, được chuyển vào cấp cứu ngày 22/6 trong tình trạng hôn mê sâu. Gia đình cho biết, trước đó 2 tuần, bệnh nhân bị ngã, sau đó choáng váng, chóng mặt. Vì nghĩ ông L. bịđột quỵ nên gia đình cho uống an cung ngưu hoàng hoàn xách tay để điều trị. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của ông không đỡ mà ngày càng nặng lên, đến ngày thứ 4 chuyển hôn mê. Khi vào viện, kết quả chụp cắt lớp phát hiện bệnh nhân chảy máu dưới màng cứng.
Theo BS Khiêm, chảy máu ở vị trí này thường là do chấn thương. Tuy nhiên do gia đình không biết, cho uống an cung nên gây chảy máu nặng nề hơn, dẫn tới hôn mê. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định lấy máu tụ, hiện sức khoẻ đã ổn định.
Trong viênan cung ngưu hoàng hoàn có rất nhiều thành phần, bao gồm cả thành phần gây độc như asen, thạch tín. Nếu người dân sử dụng không đúng mục đích sẽ gây nguy hiểm khôn lường. Trong thực tế, bệnh viện đã gặp không ít trường hợp bị tai biến nặng lên do uống an cung làm tăng nguy cơ chảy máu. BS Khiêm cũng nhấn mạnh, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh an cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng thực sự trong dự phòng hay điều trị đột quỵ dù theo quảng cáo, thuốc có thành phần làm tan các cục máu đông, có thể uống sau khi chụp cộng hưởng từ không phát hiện xuất huyết não. “Do hãng thuốc quảng cáo quá lên, người dân lại truyền tai nhau nhiều nên hiểu lầm tác dụng vượt quá khả năng thực tế. Tôi biết rất nhiều người cao tuổi coi loại thuốc này như cứu cánh, phương thuốc thần để phòng và chữa bệnh tai biến mạch máu não”, BS Khiêm chia sẻ.
BS Khiêm cho hay, trong đột quỵ có 2 thể chính là nhồi máu não và xuất huyết não. Để xác định được chính xác được 2 thể này, bác sĩ cần có máy móc, phương tiện để chẩn đoán. Trong khi đó, người dân thấy người nhà bị yếu, liệt, hôn mê là cho uống an cung, nếu rơi vào thể xuất huyết não sẽ gây rối loạn đông máu khiến xuất huyết nặng nề thêm, nguy cơ tử vong càng lớn. “Trường hợp nếu cố giữ bệnh nhân ở nhà thêm nhiều tiếng, cơ hội cứu sống bệnh nhân và cơ hội phục hồi không còn”, BS Khiêm nhấn mạnh.
Theo BS Khiêm, bất kỳ thuốc nào đưa vào cơ thể đều cần có sự kiểm soát của bác sĩ, không có thuốc nào là thần dược chữa được tất cả các bệnh hay là cứu tinh làm tỉnh người hôn mê hay chữa khỏi người bị liệt. Do đó, người dân cần lắng nghe ý kiến của người có chuyên môn.
Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế đã có thể cấp cứu tốt đột quỵ, tắc mạch máu não có thể can thiệp lấy huyết khối, dùng thuốc tiêu sợi huyết. Nếu được cấp cứu trong vòng 6 giờ đầu, tỉ lệ bệnh nhân hồi phục rất cao, song đáng tiếc, có rất ít trường hợp đột quỵ ở nước ta được đưa đến viện trong khung giờ vàng.
Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp gặp tai biến nặng ở nước ta là những bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não. Là người từng trực tiếp sang Trung Quốc tìm hiểu, GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, tại quốc gia này, người dân không dùng an cung ngưu hoàng hoàn để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng. Trong các tài liệu đông y của Trung Quốc, an cung ngưu hoàng hoàn cũng chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt cao, co giật, khu đờm, các triệu chứng của nhiệt nhập tâm bào, nói sảng, lưỡi đỏ, trẻ em sốt cao, co giật.
Vietnamnet.vn
Cảnh báo từ bệnh viện Bạch Mai: Nhà có người đột quỵ tuyệt đối không tự dùng thuốc, kể cả An cung.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai thời tiết miền Bắc chuyển lạnh sâu khiến cho số bệnh nhân đột quỵ tăng. Nhiều bệnh nhân không được sơ cứu đúng cách đã gặp biến chứng nặng.
Không được tự cho bệnh nhân đột quỵ uống thuốc
Đột quỵ là hiện tượng bệnh nhân đột ngột, xảy ra các dấu hiệu rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, mất thị lực, liệt nửa cơ thể 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn và các biểu hiện chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.
Xem thêm: Thông Tin Cần Biết Về Tiêm Cúm Trước Khi Mang Thai Mấy Tháng
Phó trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) TS. Nguyễn Văn Chi khuyến cáo khi người thân gặp đột quỵ tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc nào, ngay cả An Cung. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Bởi lẽ, khi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Việc uống nước còn khó đối với bệnh nhân chứ chưa kể đến việc nuốt viên thuốc, có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở cho người bệnh. “Người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho họ uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ”, TS. Chi lưu ý.
3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.
Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
Sơ cứu đúng cách
PGS.TS Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu, Bạch Mai lưu ý nếu gặp vấn đề đột quỵ việc đầu tiên người nhà cần làm là Gọi 115. Trong khi đợi xe cấp cứu người nhà để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bệnh nhân bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh). Mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh. Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài. Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng bệnh nhân. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.
Bác sĩ Tôn khuyến cáo: “Biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ”.
Thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh chính là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.
ttvn.vn
Tại Trung Quốc – “quê hương” của an cung cũng không dùng loại thuốc này để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng.
An cung không có tác dụng phòng đột quỵ
Sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàng xuất hiện trên thị trường Việt Nam khoảng 10 năm nay, nhưng chỉ thực sự được nhiều người biết đến, tin dùng vì cho rằng có khả năng ngừa đột quỵ trong khoảng 6 – 7 năm trở lại đây. Nắm bắt được tâm lý người dùng, hiện có rất nhiều sản phẩm an cung từ 300 nghìn đồng/viên đến vài triệu đồng mỗi viên với nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên…
Xem thêm: Ăn Hành Tây Có Tác Dụng Gì, Thành Phần Và Lợi Ích Sức Khỏe Của Hành Tây
Tuy nhiên GS. TS. Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, ông đã từng trực tiếp sang Trung Quốc từ 10 năm trước, đến các bệnh viện cũng như cơ sở Đồng Nhân Đường nhưng tuyệt nhiên không thấy nơi nào sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn để phòng đột quỵ.
GS. TS. Nguyễn Văn Thông khẳng định: an cung ngưu hoàng hoàn không có tác dụng dự phòng đột quỵ (Ảnh do Vietnamnet.vn cung cấp).