Mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp, được đánh dấu bằng việc kết thúc những năm tháng mà người phụ nữ có khả năng sinh sản. Sự thay đổi này sẽ diễn ra từ từ và thường xảy ra khi phụ nữ ở độ tuổi 50. Mãn kinh thường đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác, và sẽ rất khác nhau với mỗi phụ nữ.

Đang xem: Thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh

Khi bước vào thời kỳ tiềnmãn kinh và mãn kinh, thường từ khoáng 46 đến 55 tuổi,hầu hết phụ nữ thường có những triệu chứng cơ bản sau đây:

Bốc hỏa Dễ bị kích động và thay đổi cảm xúc, tính nết Khó ngủ, mất ngủ không rõ nguyên nhân Khô âm đạo và có thể đau khi quan hệ tình dục Trầm cảm, trong một số trường hợp

Những triệu chứng này thường liên quan đến việc suy giảm đáng kể hormone estrogen, cũng như sựsự dao động không đoán trước được của việc sản xuất hormone này. Vì quá trình thay đổihormone estrogen ở mỗi phụ nữ rất khác nhau nên các triệu chững cũng sẽ rất khác nhau.

Để khắc phục các rối loạn, khó chịu xảy ra với tuổi mãn kinh, có nhiều phương pháp được áp dụngnhư: thay đổi lốisống, điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng cáchormone thay thế… tùy theo từng phụ nữ và độ tuổi bắt đầu mãn kinh củahọ. Đối với việc sử dụng các chế phẩm liên quan đếnhormone thay thế, đa số đều khuyến nghị về các sản phẩmcó chứa các thành phần nguồn gốc thực vật được gọi là các phytoestrogen. Đây là các chất rấtgiống estrogen vàcó thể gắn với các thụ thể tiếp nhậnestrogen tại các mô trên toàn cơ thể để làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

Trong nhiều thế kỷ, rất nhiều nền y học cổ truyềntại các quốc gia khác nhau đã sử dụng thảo dược để làm giảm các triệu chứng của mãn kinh. Những loại thực vật được sử dụng thường đến từ những thảo dược tại Mỹ, đến từ nền y học cổ truyền Châu Á và nền y học cổ tuyền Ấn Độ. Ngày nay, các nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu về lợi ích thực sự của những loại thảo dược và thực phẩm bổ sung này trong việc giảm thiểu tối đa các triệu chứng do mãn kinh.

Dưới đây là một số thảo dược và thực phẩm bổ sung được chứng minh là an toàn và hiệu quả để sử dụng cho tuổi mãn kinh.

Xem thêm: Người Lành Mang Mầm Bệnh Viêm Gan B, Thông Tin Từ A Đến Z Bệnh Viêm Gan B

Đậu nành

*

Đậu nành chứa các thành phần phytoestrogen được gọi là các isoflavones. Hai loại isoflavone chính có trong đậu nành là genistein và daidzein. Trong một nghiên cứu tại Viện Linus Pauling, hai thành phần này, cùng với những thành phần khác trong đậu nành có thể làm giảm các tình trạng sau, mặc dù một số đáp ứng trong nghiên cứu vẫn còn chưa rõ ràngvà chưa thực sự được chứng minh: Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư Giảm mỡ máu, cũng tức là sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch Giảm tình trạng loãng xương sau mãn kinh Giảm tần suất và mức độ bốc hỏa trong giai đoạn mãn kinh Ngăn chặn việc tăng cân sau khi đã mãn kinh

Cũng nên lưu ývẫn còn khá nhiều tranh cãi xung quanh những tác dụng thật sự của đậu nành đối với giai đoạn tiềnmãn kinh và mãn kinh cũng như cho sức khỏecủa phụ nữ. Đối với việc sử dụng các chế phẩm tinh chế từ đậu nành, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ sản khoa trước khi sử dụng, nhất là khi bạn có các vấn đề về tim mạch, đau nửa đầu, loãng xương hay một số vấn đề về đường sinh sản.

Cây thiên ma (Black Cohosh)

*

Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cây thiên macó thể làm giảm các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh, nhưng một số nghiên cứu khác lại không nhận thấy tác dụng này. Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định rằng, loại thảo mộc có nguồn gốc từ Mỹ này có thể giúp ích trong việc kiểm soát chứng bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác, nếu được sử dụng trong thời gian ngắn khoảng 6 tháng. Mặc dù những bằng chứng sơ bộ về tác dụng của cây thiên ma là rất đáng khích lệ, nhưng vẫn cần những nghiên cứu đểchứng minh một cách toàn diện hiệu quả thật sự.

Cỏ ba lá đỏ (Red Clover)

*

Cũng giống như đậu nành và cây thiên ma, kết quả của các nghiên cứu về cỏ ba lá đỏ còn đang gây rất nhiều tranh cãi, nhưng một nghiên cứu trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (Gynecologic Endocrinology) cho thấy, cỏ ba lá đỏ có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh mà lại ít có tác dụng phụ và gần như không có nguy cơ sức khỏe nào đáng kể xảy ra khi sử dụng loại cỏ này.

HMR Lignans

*

Lignan là một loại hợp chất thu được từ những loại thực phẩm giàu chất xơ, như hạt lanh và hạt vừng. Cũng giống như các thành phần của đậu nành, lignan là một loại phytoestrogen. Chúng sẽ hoạt động trong cơ thể sau khi được chuyển hóa tại đường tiêu hóa thành một chất được gọi là enterolactone. Lượng enterolactone cao được chứng minh là sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

HMR Lignan, còn được gọi là 7-hydroxymatairesinol, là một chiết xuất từ cây thông Na Uy và được bày bán như một loại thực phẩm chức năng. Ngoài việc bảo vệ khỏi bệnh ung thư vú, HMR lignan có thể giúp làm giảm mỡ máu ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh.

Quả của cây trinh nữ hoàng cung (Chasteberry)

*

Một số phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ trải qua các triệu chứng giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trong nhiều thế kỉ, những nhà y học cổ truyền đã sử dụng quả của cây trinh nữ hoàng cung để điều trị những triệu chứng này. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tạp chí American Family Physician chỉ ra rằng, quả của cây trinh nữ hoàng cung hoặc chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung không thật sự làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.

Axit béo omega – 3

Khi phụ nữ bị trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh, việc tăng cường bổ sung axit béo omega -3 thường sẽ có ích. Trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Menopause, omega – 3 được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm liên quan đến mãn kinh. Tăng lượng omega – 3 bạn tiêu thụ mỗi ngày, thường là từ dầu cá có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến cảm xúc, ví dụ như dễ bị kích động và lo âu.

Điều bạn cần nhớ

Những loại thảo dược và thực phẩm chức năng trên đây là những phương pháp tự nhiên và tốt cho sức khỏe để làm giảm các triệu chứng khó chịutiền mãn kinh và mãn kinh. Mặc dù nghiên cứu về một số loại thảo mộc này chưa đưa ra được kết luận chính xác, nhưng chúng đã phát huy tác dụng trên một sốphụ nữ và được sử dụng từ nhiều thế kỷnay.

Xem thêm: Không Nên Tự Ý Sử Dụng Thuốc Bổ Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ, Có Nên Sử Dụng Không

Dù thế nào đi nữa,điều quan trọng bạn nên nhớ làluôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng nào, cho dù là chúng có nguồn gốc tự nhiên.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Tổng hợp từ Healthline Viện y học ứng dụng Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *