Chắc hẳn đa số trong chúng ta ai cũng đã từng bị đau gót chân và thắc mắc đau gót chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị và khám ở đâu an toàn và chính xác. Để trả lời những câu hỏi trên hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Đang xem: Thốn gót chân phải là bệnh gì
Đau gót chân là bệnh gì?
Bàn chân là bộ phần gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể và có ảnh hưởng rất lớn đến tính thăng bằng của cơ thể. Đau nhức gót chân hay còn gọi là gai gót chân là tình trạng đau vùng gót chân phải hoặc trái.
Đau gót chân nguyên nhân do đâu gây nên
Bệnh thường xảy ra khi gót chân chịu áp lực quá nặng hoặc phải di chuyển quá nhiều. Đặc biệt ở chị em phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, vận động viên. Những người bị dị tật bẩm sinh, cơ thể bị vẹo, chân mang di tật hiện tượng đau gót chân có thường xuyên xảy ra so với người bình thường.
Những nguyên nhân gây đau gót chân
Đau gót chân không phải là một bệnh mà là triệu chứng lâm sàng. Chính vì thế mà nguyên nhân gây ra triệu chứng này có rất nhiều. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh giúp có hướng điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Đau gót chân do viêm cân gan bàn chân
Cân gan bàn chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm xương bàn chân đến xương gót chân. Chúng có tác dụng giảm nhẹ lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Nếu vùng cân gan bị tổn thương sẽ gây đau gót chân.
Viêm cân gan bàn chân làm lực dồn vào xương gót chân gây đau nhức
Viêm cân gan bàn chân thường xuất hiện những cơn đau vào buổi sáng khi bước những bước đi đầu tiên trong ngày. Viêm cân gan bàn chân có thể tăng hoặc giảm độ đau và âm thầm lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Viêm cân gan bàn chân gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót chân gây ra bệnh gai xương gót chân. Theo nhiều thống kê của bộ y tế có đến 70% người mắc viêm cân gan bàn chân bị gai xương gót gây đau gót chân.
2. Gai gót chân do viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles là bệnh xảy ra khi dải mô nối các cơ bắp chân ở phần xương gót chân. Những người thường xuyên chạy bộ quá sức, thời gian chạy kéo dài hoặc những người thường xuyên chơi thể thao.
Những cơn đau do viêm gân Achilles gây ra thường bắt đầu bằng một cơn đau nhẹ ở phần gót chân. Cơn đau sẽ dữ dội hơn nếu xảy ra khi chạy đường dài, leo cầu thang hoặc chạy bất ngờ tăng tốc độ.
Tuy nhiên, những cơn đau gót chân do viêm gân Achilles gây ra thường sẽ được cải thiện nhanh chóng khi hoạt động nhẹ nhàng. Kèm theo những bài tập massage gan bàn chân.
3. Gãy xương gây đau gót chân
Đây là một trong những trường hợp đau gót chân xảy ra bất ngờ. Do tai nạn, va đập với vật nặng gây gãy xương gót chân. Những tổn thương này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây thương tật suốt đời.
Cần có biện pháp điều trị và tập luyện trong một thời gian nhất định để xương gót chân có thể bình phục hoàn toàn.
Xem thêm: Tổng Kết Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Rio 2016, Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Rio 2016
4. Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân, hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng loạn dây thần kinh chày sau của ống cổ chân. Dây thần kinh này có tác dụng kiểm soát vận động của cổ và bàn chân. Dây thần kinh này nếu chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến tổn thương ống cổ chân.
Hội chứng ống cổ chân do đi lại, tập luyện quá sức
Hội chứng ống cổ chân gây ra những cơn đau buốt, tê bì, mất cảm giác vị trí bàn chân. Nếu trong thời gian dài không được điều trị có thể mất dần khả năng vận động của chân dẫn đến liệt chân, dáng đi bất thường. Trong những giai đoạn đầu ống cổ chân bị tổn thương làm lực đè nặng nên phần gót chân. Kéo theo tình trạng đau gót chân.
5. Viêm khớp dạng thấp
Tình trạng viêm khớp dạng thấp là do các khớp vùng gót chân bị nhiễm virus. Những loại vi rút này được hình thành và phát triển trên bề mặt sụn khớp. Thời gian dài dẫn đến tính trạng sụn khớp bị tổn thương, biến dạng, gây khó khăn trong vận động.
6. Đau do suy giảm tĩnh mạch chi dưới
Phần tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm, dòng máu bị tắc nghẽn, ứ đọng. Dẫn đến gót chân bị sưng, đau do máu không được lưu thông.
7. Bệnh gout gây đau gót chân
Bệnh gout là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau khớp. Các hạt tinh thể urat có thể lắng đọng tại bất cứ vị trí nào, trong đó có gót chân. Nồng độ acid uric trong máu càng cao dẫn đến lượng tinh thể lắng đọng càng nhiều.
Các tinh thể làm các khớp xương bị biến dạng, gây đau, nóng, sưng đỏ. Nhất là vào thời điểm đêm và sáng sớm. Bệnh gout có thể chữa khỏi hẳn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh mới không tái phát.
8. Đau khớp gót chân do bệnh lupus
Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn nên có rất nhiều biểu hiện tác khác nhau. Việc này gây ra những khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Nếu không có những xét nghiệm chuyên khoa rất dễ nhận biết nhầm với bệnh khác.
Đau gót chân là một trong những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ. Những triệu chứng xuất hiện tương tự như viêm khớp ở các khớp. Đặc biệt là các vùng khớp ở chân trong đó có gót chân. Những cơn đau nhiều nhất vào buổi sáng sớm và giảm dần khi đi lại nhẹ nhàng trong ngày.
Theo những thông tin cho thấy rằng bệnh gai gót chân có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chính vì thế bạn không nên tự ý đoán bệnh tại nhà. Mà nên cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Khi đó mới có những đánh giá chính xác về nguyên nhân gây bệnh, cũng như mức độ của bệnh, Để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa bệnh gai gót chân
Bệnh đau khớp ngón chân tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại mang nhiều phiền toái đến đời sống sinh hoạt. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh đau gót chân?
Kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên gót chân.Ngâm chân với nước ấm, kèm theo massage giúp gót chân được thư giãn.Chế độ ăn lành mạnh không quá nhiều thịt đỏ, bia, rượu. Tăng lượng rau xanh và hoa quả tươi.Không hoạt động thể thao quá sức.Lựa chọn những loại giày giúp nâng đỡ bàn chân, đối với phụ nữ không đi quá nhiều giày cao gót.Bổ sung gừng khi chế biến món ăn giúp chống viêm nhiễm hiệu quả.
Khám đau gót chân ở bệnh viện nào?
Do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau gót chân, nên bạn không nên tự chuẩn đoán và tự ý mua thuốc uống tại nhà. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín có thể khám và điều trị bệnh gai gót chân hiệu quả.
Xem thêm: Tầm Quan Trọng Của Công Tác Tổ Chức Cán Bộ, Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Cán Bộ
Tại Hà Nội
Khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ tại số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.Bệnh viện E khoa xương khớp. Địa chỉ tại số 87 – 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.Bệnh viện Việt Đức khoa xương khớp. Địa chỉ số 40, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp HCM. Địa chỉ số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5. Tp HCM.Bệnh viện nhân dân 115 khoa cơ xương khớp. Địa chỉ số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM.Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Tp HCM. Địa chỉ số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, quận 5. TP HCM.