Thở khò khè là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến biểu hiện này, phần lớn liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, phổi nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh thở khò khè có đờm là biểu hiện của bệnh gì? Cha mẹ phải chăm sóc trẻ ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Cách nhận biết trẻ thở khò khè

Khò khè là tiếng thở của trẻ có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ. Trường hợp nặng hơn, có thể trẻ cần được gặp bác sĩ để dùng ống nghe chuyên môn phát hiện trường hợp trẻ bị thở ra kéo dài, gắng sức.

Đang xem: Thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Thở khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản của trẻ có kích thước còn nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm.

*

Thở khò khè là biểu hiện của các vấn đề về hô hấp

Biểu hiện khò khè có đờm ở trẻ sơ sinh là gì?

Một số yếu tố gây thở khò khè như có đờm ở trẻ sơ sinh

Hen suyễn

Trẻ bị hen suyễn có đường hô hấp nhạy cảm nên dễ bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, dị ứng. Khói thuốc, ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè, khó thở, ho và tức ngực.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trong dạ dày trào lên đường dẫn thức ăn. Một lượng nhỏ chất lỏng này sẽ có thể bị hít vào phổi, gây kích ứng và sưng các đường hô hấp nhỏ khiến bé thở khò khè. Thông thường hiện tượng này sẽ hết khi trẻ bước vào 1 tuổi.

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hay gọi là cảm lạnh thông thường sẽ gây ra tiếng ồn khi thở. Nhưng không gây khò khè trừ khi đường hô hấp dưới bị ảnh hưởng.

Bệnh lý

Trẻ sơ sinh mắc bệnh lý cũng có thể là yếu tố dẫn đến việc thở khò khè cảm giác như trẻ sơ sinh khò khè có đờm ở cổ, một số bệnh lý phải kể đến như: Tim bẩm sinh hay những dị tật bất thường ở hệ hô hấp nói chung, dị tật hộp sọ hoặc u phổi cũng có các triệu chứng ban đầu dễ phát hiện như thở khò khè, bú kém.

Thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm. 

*

Thói quen sinh hoạt hàng ngày là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm

Trẻ sơ sinh khò khè có đờm cha mẹ phải làm sao?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè do những nguyên nhân thông thường, mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà bằng một số biện pháp như:

– Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lí, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi.

– Giữ ấm cho trẻ để hạn chế bị sổ mũi, tránh việc trẻ hay khịt vào, làm nước mũi chảy ngược vào cuống họng gây ra ho.

Xem thêm: Những Món Ngon Mùa Hè Dễ Làm Cho Mùa Hè, Top 20 Món Ăn Ngon Mùa Hè Đãi Khách Cực Hợp Ý

– Uống nhiều nước: nếu trẻ thở khò khè do nhiễm trùng cần cung cấp nước đầy đủ, đảm bảo bé có để chất lòng để tạo chất nhầy làm sạch mũi.

– Cho con bú sữa nhiều hơn: việc này sẽ giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Yếu tố này có vai trò quan trọng giúp đẩy lùi cơn ho, khò khè, giúp trẻ hô hấp tốt hơn.

– Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ làm giảm thiểu mức độ khò khè khi thở.

*

Mẹ cần cho con bú sữa nhiều hơn để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ

Các trường hợp cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

– Trẻ khò khè, thở mệt, xanh tái

– Ho khàn tiếng trong nhiều ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt cần phải được theo dõi ở bệnh viện.

– Khi bị khò khè khó thở còn xuất hiện triệu chứng nôn ói, sốt cao.

– Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột khó thở, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.

Xem thêm: Ghét Nhất Là Nhắn Tin Không Trả Lời Ờ, Ừ”, Top 20 Câu Trả Lời Đáp Trả Khi Bị Seen

– Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà còn làm cho trẻ khò khè nặng hơn.

*

Trẻ khò khè, thở mệt, xanh tái cần cho con đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi khò khè có đờm 

– Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng

– Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt

– Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu

– Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

– Cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong… để giảm ho

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có đờm khám ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà với đội ngũ bác sĩ đầu ngành và trang thiết bị hiện đại, là địa chỉ được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng trong việc điều trị các bệnh cho trẻ, điển hình như ho có đờm, ho khò khè, sốt cao, viêm phổi….Thông tin chi tiết và đặt lịch khám, tư vấn, quý khách hàng có thể gọi đến hotline các bệnh viện hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với …. TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *