Đậu nành (hay đậu tương) là loại nguyên liệu thực phẩm quen thuộc với con người cả ngàn năm nay. Đặc biệt này nay, khi xu hướng ăn chay phát triển, đậu nành càng thẻ hiện được rõ vai trò của nó đối với ngành thực phẩm toàn cầu.
Đang xem: Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Các món ăn từ đậu nành cũng ngày càng đa dạng như: đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu nành, tàu hũ, nước tương, dầu đậu nành,…
Cùng tìm hiểu sâu hơn về thành phần dinh dưỡng của đậu nành qua bài viết dưới đây nhé!
Bảng thành phần dinh dưỡng của đậu nành:
Thành phần | Hàm lượng |
Calo | 173 |
Nước | 63% |
Protein | 16.6gr |
Carb | 9.9gr |
Đường | 3gr |
Chất xơ | 6gr |
Chất béo | 9gr |
Bão hòa | 1.3gr |
Không bão hòa đơn | 1.98gr |
Không sinh Cholesterol | 5.06gr |
Omega-3 | 0.6gr |
Omega-6 | 4.47gr |
Chất béo chuyển hóa | ~ |
Protein trong đậu nành:
Đậu nành là một trong những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất. Hàm lượng Protein trong đậu nành giao động từ 34-56% trên trọng lượng khô.
Một chén đậu nành nấu chín (172gr) chứa khoảng 29gr Protein.
Gía trị dinh dưỡng của Protein đậu nành rất cao, mặc dù không được cao bằng protein từ động vật.
Loại protein chính trong đậu nành là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng lượng protein trong đậu nành. Với những người có cơ địa dị ứng nên lưu ý khi sử dụng nguồn thực phẩm từ đậu nành vì glycinin và conglycinin có thể gây dị ứng ở một số ít người.
Tiêu thụ protein đậu nành giúp làm giảm đáng kể cholesterol trong cơ thể.
Đậu nành cũng chứa protein hoạt tính như lectin (loại protein không có nguồn gốc miễn dịch) và lunasin có thể giúp phòng ngừa và chống lại bệnh ung thư.
Chất béo trong đậu nành:
Đậu nành rất giàu chất béo.
Trên thực tế, đậu nành được liệt vào danh sách những loại hạt có dầu và thường được dùng để làm dầu đậu nành.
Hàm lượng chất béo trong đậu nành khoảng 18% trọng lượng khô, chủ yếu là axit béo không bão hoà đơn và đa với một lượng nhỏ chất béo hòa tan.
Loại chất béo có nhiều nhất trong đậu nành làaxit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo có trong đậu nành.
Carbaonhydrate (Carb)
Vì chứa ítcarb, đậu nành nguyên vỏ chứa chỉ số đường huyết rất thấp, đây là thước đo mức tăng của đường trong máu tăng sau bữa ăn.
Chỉ số GI thấp làm cho đậu nành đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.
Chất xơ
Đậu nành chứa một lượng khá lớn chất xơ hoà tan và không hoà tan.
Chất xơ không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside (một enzim tiêu hóa) như là stachyose và raffinose. Những chất xơ này có thể gây ra hiện tượng đầy hơi hoặc tiêu chảy ở những người mẫn cảm.
Xem thêm: Phụ Nữ ” Tự Sướng Nhiều Có Ảnh Hưởng Gì Không ? Tự Sướng Mỗi Ngày Thì Sao
Alpha-galactoside thuộc họ chất xơ gọi làFODMAPs(là những dạng lên men carbonhydrate chuỗi ngắn), có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Dù vẫn có những tác dụng phụ ở những người mẫn cảm, nhưng chất xơ hoà tan trong đậu nành thường được cho là có lợi cho sức khỏe.
Chúng được lên men bằng vi khuẩn trong ruột, dẫn đến sự hình thành của axit chuỗi ngắn, có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, cắt giảm nguy cơ ung thư ruột kể.
Vitamin và khoáng chất
Đậu nành là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào.
Molybden:Đậu nành giàu molypden, một chất thiết yếu cho cơ thể, được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt, ngũ cốc và đậu.Vitamin K1:Dạng vitamin K được tìm thấy trong đậu được biết đến với tên gọi phylloquinone, là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạch máu.Folate: một loại vitamin B, cũng được biết đến với tên vitamin B9 hay axit folic. Nó có nhiều chức năng trong cơ thể và được cho là rất quan trọng trong quá trình mang thai.Đồng: chế độ ăn có chứa đồng thường ít phổ biến ở người phương Tây. Thiếu đồng có thể có nhiều tác động có hại cho sức khỏe.Mangan: một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thức ăn và nước uống. Mangan trong đậu nành khó hấp thụ do chúng có hàm lượng axit phytic cao.Phốt pho: đậu nành là một nguồn dồi dào phốt pho, một khoáng chất thiết yếu có nhiều trong khẩu phần ăn của người phương Tây.Thiamin:Cũng được biết đến là vitamin B1. Nó đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể.
Những hợp chất hữu cơ khác:
Trong đậu nành chưa nhiều các hợp chất hữu cơ hoạt tính.
Isoflavone: Một họ của polyphenol chống oxy hóa với nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được biết đến như là estrogen thực vật (phytoestrogen). Isoflavon là một chất dinh dưỡng tự nhiên độc đáo, giống với hormone nữ estrogen, chất này đặc biệt tốt cho nữ giới.Axit phytic: được tìm thấy trong tất cả các loại hạt thực vật, axit phytic (phytate) làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất như kẽm và sắt. Lượng axit phytic có thể bị giảm đi trong quá trình nấu chín, nảy mầm hoặc lên men của hạt đậu.Saponin:một trong những nhóm hợp chất hữu cơ chính trong đậu nành. Saponin đậu nành được cho là làm giảm cholesterol ở động vật.
Hiểu hơn về thành phần dinh dưỡng và cấu tạo từ đậu nành giúp con người phát triển thêm các loại thực phẩm, các ứng dụng từ đậu nành cũng như rút ra được những lưu ý khi sử dụng đậu nành, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm.
Xem thêm: Hiện Tượng Đứt Dây Chằng Đầu Gối Nhưng Không Biết Vì Vẫn Đi Lại Được
Công ty Cổ Phần Funny Group chuyên cung cấp nguyên liệu hạt đậu nành cao cấp dùng trong ngành thực phẩm.