*

Nội soi tái tạo dây chằng chéo là phẫu thuật rất phổ biến hiện nay vì rất hay gặp chấn thương gối đức dây chằng chéo trước. Sau phẫu thuật không có nghĩa bạn khỏi, mà bản phải trải qua 4-6 tháng tập luyện để lấy lại chức năng khớp gối và kích thích quá trình liền mảnh ghép vào xương. Do vậy, sau mổ bạn cần phải tập chăm chỉ nhưng ĐÚNG CÁCH. Trước khi tập hãy đọc kĩ các chú ý sau

1. Đây là hướng dẫn chungcho tất cả các bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Những hướng dẫn tập cụ thể, mốc thời gian tập có thể khác nhau cho mỗi bệnh nhân. Do đó bạn tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn chính xác.

Đang xem: Tập luyện sau mổ dây chằng chéo trước

2. Hãy thiên về “bảo vệ” mảnh ghép, nghĩa là tập chậm hơn dự kiến để lấy lại tầm vận động khớp gối, chậm đi tì trọng lực khi có tổn thương khác kèm theo (ví dụ rách sụn chêm)
3. Nếu sau mổ có các dấu hiệu sau bạn cần báo bác sĩ ngay: sốt, sưng đau gối tăng, dẫn lưu, vết mổ chảy dịch nhiều…
4. Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tập? Thứ nhất là tinh thần tập luyện chăm chỉ, thứ 2 là phải biết mình tập như thế nào cho đúng (đọc phần hướng dẫn dưới đây) và thứ 3 là 1 đôi nạng nách.

Hãy bắt đầu tập luyện theo giai đoạn nào (gồm 5 giai đoạn theo mốc thời gian)

Giai đoạn I: Tập 3 tuần đầu sau mổ

Mục tiêu:

Bảo vệ mảnh ghépGiảm sưng, giảm đau, giảm viêmLấy lại tầm vận độn chủ động và thụ động khớp gối

Chăm sóc sau mổ

Kê cao chân, chườm đá. Có thể băng chun trong 3-5 ngày đầu sau mổ. Chườm đá có thể thực hiện 4-5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.Dùng các loại thuốc giảm đau thông thường theo hướng dẫn của bác sỹ.Khi đỡ đau hoặc đỡ phù nề, bạn nên bắt đầu tập đi lại nhẹ nhàng với 2 nạng.Đi bằng 2 nạng, tỳ 50% trọng lượng cơ thể lên chân mổ, cách đi bằng nạng

Bạn cũng có thể tắm rửa sau mổ. Tuy nhiên, cần lưu ý băng vết mổ bằng các loại băng không thấm nước và cần đảm bảo rằng vết mổ luôn khô và sạch.Cắt chỉ: Thực hiện khoảng 10-12 ngày sau mổ.Sau khi cắt chỉ, bạn có thể tắm rửa như bình thường mà không cần băng bảo vệ.Đeo nẹp duỗi gối, nhất là khi ngủ. Bạn có thể bỏ nẹp ra nếu bạn kiểm soát tốt và bảo vệ được gối an toàn, không va chạm hoặc chấn thương.

Chú ý

1. Khi đi bằng nạng lên cầu thang thì chân mổ bước lên trước để chân lành phía sau làm trụ tránh lực tác động quá nhiều lên chân mổ dẫn tới lỏng mảnh ghép. Khi xuống cầu thang thì ngược lại
2. Trong vài ngày đầu sau mổ không bỏ nẹp và độn khăn dưới kheo để co gối vì sau này rất khó tập để duỗi thẳng gối

Các bài tập gối, lấy tầm vận động sớm:

*

2. Gấp-duỗi gối thụ động, chủ động00-900: Ngồi ngay ngắn tại cạnh ghế hoặc cạnh giường, để gối gấp nhẹ. Sử dụng chân đối diện để hỗ trợ và kiểm soát mức độ gấp gối. Bài tập này thực hiện 4 – 6 lần/ngày, mỗi lần 10 phút.

3. Bài tập cơ tứ đầu đùi

*

*

*

Tiêu chuẩn cần đạt

Gối duỗi thẳng 0 độKhi co cơ tứ đầu thì xương bánh chè di chuyển lên trênNhấc chân lên mặt giường cơ đủ khỏe để không bị rung

Giai đoạn II: Tập sau mổ 3 tuần – 6 tuần

Mục tiêu

Vẫn tiếp tục bảo vệ mảnh ghépLấy lại tầm vận động tối đa của gối (duỗi hết, gấp >90 độ)Tăng cường sức mạnh cơ vùng gối

Cụ thể

Duỗi gốihoàn toàn, gấp gối đạt 1100Tập khỏe cơ (như giai đoạn I)Kiểm soát sưng gối, chườm đáTiếp tục dùng 2 nạng, tỳ tăng dần trọng lượng cơ thể lên chân mổ từ 50%-75%-100%. Như vậy sau 6 tuần bạn mới được bỏ mạng và nẹp đi lại bình thường nhưng chưa được chạy bộ và ngồi xổm.

Xem thêm: Vì Sao Phụ Nữ Việt Nam Vẫn “Cuồng” Da Trắng Hay Da Nâu Đẹp Hơn

Tiếp tục dung nẹp duỗi gối.

Giai đoạn III: Tập sau mổ 6 -12 tuần

*

Mục tiêu:

Lấy lại dáng đi bình thườngLấy lại được tầm vận động tối đa > 1350Lấy lại sức mạnh cơ chi dưới
Chi chú: Cấm chạy bộ, ngồi xổm -> nguy cơ lỏng mảnh ghép

Ngoài các bài tập trên, tập thêm các bài tập sức mạnh chi dưới sau đây

1. Bài tập nửa ngồi:

Đứng hai chân rộng băng vai, xoay ngoài nhẹ hai chânSử dụng cạnh bàn để giữ thăng bằng, từ từ hạ thấp và gấp nhẹ gối từ sau ra trước, từ trên xuống dướiGiữ trong 6s, rồi từ từ đứng thẳng, trở về tư thế ban đầuTập 3 lần/ngày, mỗi lần 3 tăng, mỗi tăng 10 lần như trên.

*

2.Bài tập đứng trên mũi chân:

Sử dụng bàn để giữ thăng bằng. Hai chân đứng rộng bằng vai, hơi xoay ngoàiTừ từ nhẹ nhàng nâng gót lên, đứng ở trên 2 mũi chân (hình vẽ)Giữ trong 6s rồi từ từ trở về tư thế ban đầuTập 3 lần/ngày, mỗi lần 3 tăng, mỗi tăng 10 lần như trên.

*

3.Tập gấp – duỗi có kháng trở:

Mới bắt đầu có thể tập không tải, sau tăng dần từ từ Tập 3 lần/ngày, mỗi lần 3 tăng, mỗi tăng 10 lần gấp – duỗi gối.

Xem thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Thể Hình ? Hướng Dẫn Tập Gym Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm

*

4. Đạp xe

Đặt vị trí ngồi sao cho khi pê-đan ở vị trí cao nhất thì gối gấp nhẹCó thể tập không kháng trở hoặc kháng trở thấp. Tăng dần kháng trở khi cơ chân bên mổ khỏe hơn.Tăng từ từ thời gian tập đạp xe, bắt đầu là 5 phút và nâng dần tới 20 phút.Nếu đạp xe bên ngoài thì chỉ đi trên đường bằng, không được leo dốc

*

5. Bắt đầu tập trên bàn nghiêng (tilt board) hoặc trên bàn thăng bằng (balance board) để tập giữ thăng bằng

*

Giai đoạn IV: Tập sau mổ 12 – 16 tuần

Mục tiêu:

Tiếp tục bài tập sức mạnhLuyện tập sức nhanh

Cụ thể:

Tập ngồi xổm, bắt đầu tập đi bộ và chạy nhẹTiếp tục các bài tập từ giai đoạn 6 – 12 tuầnBắt đầu tập đi bộ thẳng, đi giật lùi, chạy nhẹBắt đầu các tập chạy khi tập đi bộ tốtTập sức nhanh, chạy zig-zag (2 hình dưới)

*

*

Vượt chướng ngại vật

*

Giai đoạn V: Tập sau mổ 24 tuần (6 tháng)

Đây là thời điểm sớm nhất bạn có thể quay lại chơi thể thao

Để trở lại chơi thể thao, bạn cần phải tập:

Sức mạnh cơ tứ đầu ≥ 80% chân lànhSức mạnh cơ chân ngỗng (Hamstring) ≥ 80% chân lành (nếu không lấy gân hamstring làm mảnh ghép)Không hạn chế vận động khớp gối.Không phùGiữ thăng bằng tốtCó thể hoàn thành các bài tập chạy
Còn chờ đợi gì nữa, hãy tập luyện chăm chỉ để phục hồi tối đa tổn thương. Mục tiêu cao nhất trong mổ tái tạo dây chằng chéo là quay lại chơi thể thao. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến phẫu thuật viên để xem lộ trình tập luyện phù hợp với mỗi bệnh nhân. Các bệnh nhân có lộ trình tập sẽ riêng vì phụ thuộc vào (1) tổn thương nặng hay nhẹ, tổn thương kèm theo (2) giới tính (3) trạng thái khớp trước khi chấn thương (4) Mong muốn kết quả sau mổ ra sao?. Chúc các bạn tập luyện tốt.
Bài viết mang tính chất tham khảo nên không tự chẩn đoán bệnh. Hãy đến gặp Bác sĩ để khám và tư vấn đầy đủ. Liên hệ Bs Cường0935565678, Ths Dũng: 0827384726

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *