Trẻ sơ sinh bị táo bón là vấn đề mà nhiều bà mẹ bỉm sữa đang gặp phải. Với kinh nghiệm còn ít ỏi, nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi bé nhà mình rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ sơ sinh ít đi cầu cũng đc coi là táo bón. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ nguyên nhân, cách nhận biết và biện pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị táo bón.
Đang xem: Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón
Trẻ sơ sinh đi cầu thế nào là bình thường?
Độ cứng hay mềm của phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào loại thức ăn mà bé được cho ăn. Nó cũng sẽ thay đổi theo thời gian khi bé bắt đầu được bổ sung thức ăn đặc và khi hệ tiêu hóa của bé trở nên hoàn thiện hơn.
Trẻ chỉ được bú sữa mẹ có xu hướng đi ngoài phân lỏng và chảy nước đầu tiên. Phân của bé bắt đầu cứng hơn một chút và tần suất giảm đi theo thời gian. Ở một số trẻ sơ sinh, có thể vài ngày bé mới đi cầu một lần.
Trẻ bú sữa công thức có xu hướng phân cứng hơn trẻ bú sữa mẹ và tần suất đi cầu ít hơn.
Sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), phân của trẻ sẽ cứng hơn một chút. Những sự thay đổi này là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ, phân sẽ từ thể lỏng và chảy nước đến mềm nhưng chắc.
Khi nào trẻ sơ sinh được coi là táo bón?
Táo bón ở trẻ sơ sinh rất ít khi xảy ra, nhưng không phải là không có. Nếu cha mẹ lo lắng bé nhà mình có thể bị táo bón, hãy lưu ý những dấu hiệu sau:
Bé khóc nhiều hơn bình thường và thường xuyên khó chịu, cáu kỉnh, đau đớn khi đi cầu. Cha mẹ có thể nhận thấy bé có dấu hiệu ưỡn lưng và siết chặt các cơ ở mông.Phân khô, cứng ở trong tã của bé. Phân cứng, lớn gây đau đớn cho trẻ khi đi cầu, hoặc nó có thể cứng, nhỏ giống như phân dê.Thấy có vết máu ở trong tã của bé. Điều này có thể xảy ra khi phân cứng gây ra những vết rách li ti ở niêm mạc hậu môn của bé.Ăn không ngon. Nếu bé sơ sinh bị táo bón, bé sẽ cảm thấy no khá nhanh và không muốn ăn nhiều nữa.Cảm thấy bụng cứng. Táo bón khiến bé đầy hơi, chướng bụng, khiến bụng của bé săn chắc hơn bình thường.
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, cáu kỉnh khi đi cầu là dấu hiệu trẻ bị táo bón
Một dấu hiệu khác nghe có vẻ kỳ lạ, đó là phân lỏng chảy són cũng có thể là dấu hiệu của táo bón. Nguyên nhân bởi nếu phân cứng làm tắc nghẽn tại trực tràng của bé, thì phân lỏng có thể trượt qua và són ra tã của bé.
Nguyên nhân gây táo bón trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, em bé có thể gặp khó khăn trong việc đi ị vì một trong những lý do sau:
Sữa công thức
Trẻ bú sữa công thức có xu hướng dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, khiến phân cứng và cồng kềnh, khó đi.
Đặc biệt, không có gì lạ khi lần đầu tiên chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức mà bé lại bị táo bón trong một thời gian ngắn do hệ tiêu hóa của bé chưa thích ứng kịp.
Khi cho trẻ bú sữa công thức, điều quan trọng là cha mẹ cần làm theo hướng dẫn in trên bao bì khi pha sữa cho bé. Quá nhiều bột và ít nước có thể khiến bé mất nước dẫn tới táo bón.
Trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm
Thường trẻ sơ sinh bị bón khi bắt đầu ăn dặm, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen với việc chuyển từ thức ăn lỏng là sữa sang thức ăn đặc là cháo, bột…
Trẻ bị mất nước
Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước nhanh hơn rất nhiều so với người lớn, đặc biệt là khi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất lỏng, quá ấm hoặc trẻ bị sốt, nôn mửa. Khi trẻ bị mất nước sẽ làm cho phân của trẻ bị khô và khó đi tiêu dẫn đến táo bón.
Trẻ bị sốt dễ bị mất nước khiến trẻ bị táo bón
Tình trạng bệnh lý
Nguyên nhân ít phổ biến hơn, đó là táo bón có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của bé.
Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng, vì tình trạng này chỉ chiếm ít hơn 5% trẻ sơ sinh táo bón và các bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng. Có nhiều khả năng chứng táo bón của bé là do một trong các vấn đề trên và có thể dễ dàng điều trị.
Xem thêm: Ăn Khoai Lang Tím Có Béo Không, 6 Sự Thật Về Khoai Lang Bạn Phải Biết
Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Một số mẹo dưới đây giúp giảm táo bón cho trẻ sơ sinh
Massage và tăng cường vận động cho trẻ
Cha mẹ hãy thử di chuyển nhẹ nhàng chân của bé như động tác đang đạp xe, động tác này giúp thư giãn các cơ và giúp bé đi cầu dễ dàng hơn. Mẹ cũng nên thử xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng của bé vài lần một ngày để kích thích hệ tiêu hóa của bé.
Massage giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh
Bổ sung thêm chất lỏng cho bé
Nếu bé bị táo bón do thiếu chất lỏng thì việc cho bé uống thêm đồ uống có thể có tác dụng. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, hãy cho bé bú nhiều lần hơn trong ngày.
Nếu trẻ bú sữa công thức, hãy cho trẻ uống thêm nước trong bình hoặc trong cốc giữa các lần bú. Tuyệt đối không thêm nước vào sữa công thức của trẻ, vì điều đó sẽ khiến trẻ không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu bé đã trên 6 tháng tuổi, có thể cho bé uống thêm nước trái cây đã được pha loãng (một phần nước trái cây với 10 phần nước). Có nhiều mẹ mách nhau rằng nước cam có thể chữa táo bón, nhưng trên thực tế, nươc sép mận, lê hoặc táo lại có tác dụng hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước.Nếu bé bú sữa công thức, hãy cân nhắc về việc chuyển sang một loại sữa khác hoặc nhãn hiệu sữa công thức khác.
Nếu bé bú sữa mẹ. hãy thử thay đổi chế độ ăn uống của mẹ xem sao. Hãy ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm chất xơ, uống thêm nước và hạn chế ăn các đồ cay, nóng, chất kích thích để hạn chế táo bón ở trẻ.
Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy đảm bảo cung cấp thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn của trẻ. Các loại trái cây như mơ, lê, mận khô, đào và rau củ như khoai lang, đậu hà lan, bông cải xanh và rau bina đều là những lựa chọn tuyệt vời. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bánh mì nguyên cám và các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ hơn.
Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn của mẹ và bé để giảm táo bón
Thuốc nhuận tràng
Nếu việc sử dụng các mẹo trên không có tác dụng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc để giảm bớt tình trạng táo bón của bé, đó có thể là thuốc nhuận tràng thẩm thấu có chứa macrogol hoặc lactulose.
Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và thời điểm sử dụng thuốc để giảm táo bón cho bé.
Fitobimbi Isilax – Thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp phòng chống và điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Fitobimbi Isilax được sản xuất từ 100% từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu, đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ nhất về chất lượng và đảm bảo:
Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràngChuẩn hóa theo tiêu chuẩn châu ÂuSản xuất trên dây truyền GMP Hoa Kì (trong đó cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp là tốt nhất)Sản phẩm có hương vị dễ chịu, tiện lợi khi sử dụng
Các loại dược liệu được sử dụng trong Isilax Bimbi gồm có Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), Dịch chiết quả Mận (Prunus domestica), Dịch chiết quả Táo tây (Malus domestica), Dịch chiết cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric), Inulin, Pectin Táo.
Xem thêm: Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Không Quan Hệ Tình Dục? Tần Suất Quan Hệ Phù Hợp
Sự kết hợp của các loại thảo dược tạo ra một công thức độc đáo có tác dụng trên táo bón trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo nhiều cơ chế khác nhau nhằm lấy lại khả năng đi ngoài tự nhiên của trẻ, không gây mất cân bằng nước – điện giải, không gây mất phản xạ hoặc đi tiêu không chủ động.
Táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu là táo bón chức năng ở mức độ nhẹ. Do đó, để táo bón không tiến triển thành mãn tính, cha mẹ cần phát hiện và kịp thời xử lý.
Nói chung, đừng quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh bị táo bón. Đây là điều thông thường sẽ xảy ra sớm hoặc muộn, đặc biệt là nếu trẻ bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm. Với các mẹo đã kể trên cùng với sự chăm sóc từ các bác sĩ, bé sẽ sớm đi cầu dễ dàng và đều đặn trở lại ngay thôi cha mẹ nhé!
Viết bình luận
Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay! |