Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ thay đổi về vóc dáng, ngoại hình mà ngay cả tâm sinh lý cũng thay đổi theo. Đa số phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường trở nên khó tính, hay cáu gắt và lo âu mọi thứ. Không chỉ vậy, họ còn một loạt những thay đổi khác mà ngay cả họ cũng không nhận ra. Vậy đâu là những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai và chúng có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không? Cùng namlimquangnam.net tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Đang xem: Tâm lý phụ nữ khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ thay đổi về vóc dáng, ngoại hình mà ngay cả tâm sinh lý cũng thay đổi theo
1. Cảm xúc thất thường của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ
Hay có cảm giác muốn khóc
Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Các mẹ sẽ dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai. Chị Sandy – một mẹ bầu chia sẻ “Mình cảm thấy sự thay đổi của hormones rõ nhất vào hôm cả hai vợ chồng chơi cờ với nhau. Sau một hồi căng thẳng và bị thua anh liên tục, mình bắt đầu khóc và có những biểu hiện xúc động mạnh dù sự việc chẳng có gì to tát”.
Trở nên khó tính và hay cáu gắt
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu trở nên khó tính hơn hẳn và luôn cáu gắt với mọi người xung quanh. Nhiều lúc sự khó chịu này của mẹ không chỉ gây ảnh hưởng cho thành viên trong gia đình mà có khi lại còn khiến đồng nghiệp trong cơ quan phát hoảng và xa lánh.
Thường xuyên lo âu
Lo âu là một cảm xúc thường thấy trong thai kỳ. Nó có thể là nỗi lo lắng chung chung, hay vì những lý do cụ thể hơn như sợ cảm giác đau đớn khi sinh con. Hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sỹ về những gì mẹ đang cảm nhận. Việc chia sẻ này có thể sẽ giúp mẹ bớt căng thẳng, lo âu và suy nghĩ tích cực hơn.
Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo âu
Nhạy cảm với những lời chỉ trích
Đây là điều rất phổ biến ở phụ nữ có thai khi họ trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích. Mẹ có thể sẽ cảm thấy bị tổn thương chỉ vì một lời nói hay hành động vô cùng nhỏ nhặt. Trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương là một trạng thái thông thường, tuy nhiên mẹ cũng nên cố gắng kiểm soát để bản thân không phải suy nghĩ quá nhiều về lời nói và hành động của những người xung quanh nhé.
Trở nên cô lập
Một vấn để nữa cũng hay xảy ra với mẹ bầu đó là có xu hướng cô lập bản thân với mọi người xung quanh. Mẹ thường có các biểu hiện giấu cảm xúc của mình, không muốn trò chuyện với mọi người hay thậm chí không có hứng thú gặp gỡ bạn bè. Điều này thật sự không tốt cho cả mẹ và thai nhi nên nếu có thể, mẹ hãy vui vẻ và sống tích cực hơn, thường xuyên chia sẻ cảm xúc với mọi người để tìm sự đồng cảm và khi chán hãy ra ngoài vui chơi, ăn uống cùng bạn bè nhé.
Mẹ bầu trở nên cô lập bản thân, không muốn tiếp xúc với mọi người
2. Ảnh hưởng của tâm lý mẹ bầu lên thai nhi
Khi còn trong bụng mẹ, các cơ quan của bé được hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc, chức năng. Dù tính cách mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giáo dục của gia đình, xã hội, nhưng xét về hoạt động tinh thần, tính cách của bé cũng dần được định hướng dựa vào sự hình thành của các trung tâm thần kinh. Sự thay đổi tâm trạng của mẹ sẽ dẫn tới môi trường bên trong thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong cơ thể bé.
Xem thêm: Xay Bột Cho Bé Gồm Những Gì Để Đảm Bảo Dinh Dưỡng? Nguyên Liệu Chính Để Xay Bột Cho Bé
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu thai phụ hay ưu phiền, lo âu sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Do đó nếu mẹ thường căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập. Những bà mẹ có đời sống tinh thần lý tưởng, có thái độ lạc quan về sinh đẻ, thời kỳ có thai sống bình thản và thoải mái thì lúc sinh đẻ sẽ thuận lợi, đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
3. Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ
– Tâm sự để được chia sẻ: Hãy tâm sự những điều làm mẹ sợ hãi và lo lắng với người thân. Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
– Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, mẹ có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.
– Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
– Khắc phục tinh thần không ổn định: Mang thai, sự thay đổi trong hoóc mon sẽ làm cho trạng thái tinh thần của người mẹ không ổn định, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Thời gian này rất quan trọng, vì các cơ quan trong cơ thể trẻ đang hình thành, do vậy nếu trong thời gian này, tinh thần người mẹ không tốt sẽ dễ gây nên sự dị thường của thai nhi. Những thông tin này thai phụ cần biết và có biên pháp khắc phục tình cảm không ổn định của mình để giúp trẻ phát triển tốt.
Xem thêm: Cách Uống Nước Trà Xanh Nhiều Có Tốt Không, Trà Xanh Với Sức Khỏe
Luôn duy trì tinh thân vui vẻ và lối sống tích cực để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Việc cơ thể đột ngột thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, tự ti và xấu hỗ khi vùng bụng bắt đầu trở nên xấu xí, da căng giãn và xuất hiện những vết rạn dày đặc. Mẹ ơi, tuy rạn da gây cho mẹ nhiều điều khó chịu, nhưng cũng đừng quá lo lắng nhé, tất cả đều có cách giải quyết. Để giúp mẹ điều trị rạn da một cách an toàn, namlimquangnam.net xin giới thiệu “Kem chống và trị rạn da Bio Mamma” được sản xuất tại Ý, có tác dụng phòng ngừa và làm mờ các vết rạn da, kem được “Hiệp Hội Mỹ Phẩm Organic của Ý xác nhận và cấp giấy chứng nhận.
Kem đã được kiểm nghiệm lâm sàng và xác nhận đạt qui định về an toàn của Cộng Đồng Chung Châu Âu và được Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy phép lưu hành.