Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều, liên tục, sữa lên cả mũi khiến cha mẹ vô cùng hoảng sợ. Có khi bé ọc ra hết sữa vừa mới bú xong và quấy khóc vì đói. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách xử lý giúp bé hạn chế được tình trạng này, mẹ cũng bớt lo lắng.
Đang xem: Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Bé sơ sinh nhất là khi mới sinh rất dễ bị ọc sữa nếu bé bú quá ham hoặc sữa mẹ xuống quá nhiều, bé không bú kịp hay khi bé vặn mình. Sữa có khi còn ọc lên cả mũi khiến bé sợ hãi, khóc lóc và không dám bú tiếp. Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa sau khi bú hoặc sau khi bú chỉ vài phút. Bé có thể bị ọc ra chỉ một ít sữa hoặc nôn hết ra lượng sữa vừa mới bú.
Xem thêm: Khả Năng Lây Nhiễm Hiv Từ Nữ Sang Nam Còn Thấp, Dưới, Tỷ Lệ Lây Nhiễm Hiv Từ Nữ Sang Nam
Để giảm tình trạng này mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau đây:+ Không cho trẻ bú nằm, bế trẻ khoảng 30 phút sau khi bú rồi mới cho nằm.+ Giãn thời gian giữa các cữ bú và không để trẻ bú quá no+ Cần cho trẻ ợ hơi sau khi bú+ Để trẻ nằm gối cao khoảng 30 độ+ Bổ sung vitamin D3 hàng ngày cho trẻ sơ sinh+ Bổ sung men vi sinh loại dành cho trẻ sơ sinh giúp hạn chế ọc sữa, nôn trớ.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều nhất là sau khi bú xong
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa khi nào cần gặp bác sĩ?
Ọc sữa đa phần là hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh khi nhu động dạ dày còn chưa ổn định, triệu chứng này sẽ mất dần đi khi trẻ lớn hơn khoảng từ 4 tháng trở lên. Tuy nhiên khi ọc sữa kèm theo những biểu hiện sau đây mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra:+ Trẻ khóc thét lên, lơ mơ không chịu chơi, ngủ+ Trẻ quấy khóc, ưỡn bụng ra phía trước+ Trẻ khò khè nhiều đờm+ Trẻ ọc sữa nhiều, liên tục trong ngày và kéo dài trong 5-6 ngày liên tiếp+ Trẻ ọc sữa kèm tiêu chảy, táo bón
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh khi nào cần đi khám?
Những dấu hiệu bất thường có thể là biểu hiện bệnh lý cấp tính của chứng lồng ruột hoặc sự khó chịu trên đường tiêu hóa hoặc hô hấp như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp hoặc những dị tật ở dạ dày như hẹp môn vị…. Những nguyên nhân bệnh lý được phát hiện và điều trị thì hiện tượng ọc sữa cũng sẽ mất đi. Mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua dấu hiệu bệnh ở trẻ.
Xem thêm: Top 11+ Thuốc Rối Loạn Tiền Đình Uống Thuốc Gì ? Rối Loạn Tiền Đình Có Chữa Khỏi Hẳn Được Không
Thông thường với chứng rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, ọc sữa, táo bón, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ chỉ cần bổ sung một đợt men vi sinh cho bé là giảm được triệu chứng. Lựa chọn men vi sinh cho bé sơ sinh cần đánh giá tiêu chí chủng lợi khuẩn sống đạt chuẩn chất lượng, thành phần tá dược không chứa chất bảo quản, gluten và lactose.
Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em
Những thông tin trong bài viết trên đây đã đưa ra cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều, mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé. Chúc bé sẽ giảm ngay được tình trạng khó chịu này!