Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường gây ra các cụm nang nhỏ, kích thước bằng hạt ngọc trai, bên trong có chứa dịch và làm cản trở sự phát triển của trứng chưa trưởng thành trong buồng trứng. Phụ nữ mắc PCOS thường sản sinh ra lượng hoóc-môn nam androgen cao hơn. Tình trạng rối loạn hoóc-môn này thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do triệu chứng của PCOS khác nhau giữa các bệnh nhân và có thể liên quan đến các bệnh lý khác, tình trạng này thường bị bỏ qua và không được chẩn đoán. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng chính của PCOS.
Đang xem: Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều
Các dấu hiệu và triệu chứng
PCOS là tình trạng rối loạn hoóc-môn được đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Chu kỳ kinh nguyệt không đềuQuá nhiều lông trên người hoặc trên mặtVô sinhTóc thưa dầnVấn đề về cân nặngVấn đề về da
Các triệu chứng của PCOS có thể khác nhau giữa từng phụ nữ, và PCOS có thể dẫn đến các biến chứng về sau như đái tháo đường hoặc vấn đề về tim. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để tìm hiểu xem bạn có bị mắc PCOS hay không.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ thảo luận về bệnh sử, chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi về cân nặng cùng các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định khám lâm sàng vùng chậu, xét nghiệm máu và siêu âm để xác nhận chẩn đoán PCOS.
Nếu được chẩn đoán mắc PCOS, phương pháp điều trị sẽ được đưa ra tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng và kế hoạch sinh con trong tương lai của người phụ nữ. Phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt theo đề nghị của bác sĩ. PCOS có thể được kiểm soát thông qua chẩn đoán, điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để tìm hiểu thêm.
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở phía trước cổ. Tuyến này tiết ra 2 loại hoóc-môn là thyroxine và triiodothyronine, có chức năng điều chỉnh nhiều quá trình thiết yếu liên quan đến tăng trưởng, phát triển, tiêu thụ năng lượng và nhiều khía cạnh khác. Rối loạn tuyến giáp có thể xảy ra khi tuyến này sản sinh quá ít hoặc quá nhiều hoóc-môn. Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn nam giới, vì vậy, điều quan trọng là phải nhận biết được các dấu hiệu và tìm kiếm hỗ trợ kịp thời.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và có thể xảy ra do một số bệnh lý khác nhau như bệnh Grave hoặc nhiễm vi-rút ở tuyến giáp. Các triệu chứng thường gặp của cường giáp bao gồm:
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệtLo âu, hồi hộp và dễ cáu gắtMắt bị lồiYếu cơ và runNhạy cảm với nhiệt độ caoMệt mỏi và thiếu năng lượngNhịp tim nhanh và đánh trống ngựcTiêu chảySụt cânKhó ngủ
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc-môn và thường xảy ra do bệnh Hashimoto, một bệnh tự miễn trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp. Các triệu chứng thường gặp của suy giáp bao gồm:
Tóc và móng tay dễ gãyThay đổi chu kỳ kinh nguyệtTăng cânMệt mỏi và uể oảiTáo bónTrầm cảmDa tái nhợt và mặt sưng húpNhạy cảm với môi trường lạnhNhịp tim chậm
Rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến các biến chứng về sau như vấn đề về thị lực, nhịp tim không đều, suy tim và loãng xương. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn tuyến giáp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để tìm hiểu thêm.
Xem thêm: Khẩu Phần Ăn Cho Người Tăng Cân Cho Người Gầy Theo Tháp Dinh Dưỡng
Chẩn đoán và điều trị
Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn tuyến giáp, bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ tiến hành khám lâm sàng và hỏi về bệnh sử của bạn. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm những xét nghiệm/kiểm tra sau để chẩn đoán chính xác hơn:
Xét nghiệm máuChụp tuyến giápSiêu âmSinh thiết
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng, nguyên nhân và độ nặng của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Dùng thuốc kháng giápSử dụng liệu pháp thay thế hoóc-mônĐiều trị bằng i-ốt phóng xạPhẫu thuật cắt bỏ
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để tìm hiểu kế hoạch điều trị phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Mãn kinh là tình trạng chấm dứt kinh nguyệt và là quá trình tự nhiên xảy ra khi phụ nữ qua tuổi trung niên. Tình trạng này không phải là bệnh mà là sự chấm dứt khả năng sinh sản tự nhiên của phụ nữ. Khi phụ nữ già đi, tốc độ sản xuất 2 loại hoóc-môn giới tính là oestrogen và progesterone trong buồng trứng sẽ chậm lại và buồng trứng sẽ ngừng sản xuất trứng. Mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu mãn kinh có sự khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ có thể cảm thấy các triệu chứng xảy ra với cường độ cao hơn so với những người khác. Tâm trạng của người phụ nữ có thể thường xuyên thay đổi, từ buồn bã, tự ti cho đến cáu gắt và thất vọng. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
Nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêmKinh nguyệt không đềuThay đổi tính khíĐau, yếu hoặc cứng khớpTâm trí lờ mờTáo bón và đầy hơiTiểu không tự chủKhó ngủNhịp tim nhanh, buồn nôn và chóng mặtThay đổi ở da và tócKhô âm đạoGiảm ham muốn tình dụcĐi tiểu thường xuyên
Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để tìm hiểu xem một số phương pháp điều trị hoặc thay đổi về thói quen sinh hoạt có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng như thế nào.
Phương pháp điều trị
Mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mất xương và gãy xương. Điều quan trọng là phải hiểu rõ những nguy cơ này để có thể thực hiện các bước cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ. Ở hầu hết phụ nữ, nồng độ hoóc-môn sẽ dần trở nên ổn định và các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Hãy trao đổi với bác sĩ để thảo luận các phương pháp điều trị cũng như các khuyến nghị về thói quen sinh hoạt nhằm giúp kiểm soát tình trạng mãn kinh cùng các triệu chứng đi kèm.
Xem thêm: Hiện Tượng Nháy Mắt Phải Liên Tục : Điềm Báo Hay Chỉ Là Mỏi Mắt?
Hoóc-môn có tác động đáng kể đến việc điều hòa tâm trạng và sức khỏe tâm thần, hoóc-môn dao động liên tục trong ngày nhằm giúp điều hòa chu kỳ ngủ và thức, quá trình chuyển hóa, cảm giác ngon miệng và quá trình tiêu thụ năng lượng. Các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường hoặc một số rối loạn y khoa có thể khiến các tuyến nội tiết hoạt động bất thường. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy dễ cáu gắt, trầm cảm hoặc khó tập trung.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu thường gặp của tình trạng thiếu hụt hoóc-môn bao gồm:
Trầm cảmKhó tập trungGiảm sự sắc bén về tinh thầnKhông thể tập trungMất trí nhớKhó nhớ