Tại sao ăn ít mà vẫn béo?
Đó là câu hỏi thắc mắc của không ít bạn . Hoặc càm ràm rằng ” người gì mà hít thở không khí thôi cũng mập”
Rất nhiều bạn trẻ than phiền rằng, họ ăn uống tương đối lành mạnh, cắt giảm đồ ngọt và tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn vặt nhưng vẫn khó giảm cân. Đặc biệt, nhiều người trong độ tuổi trẻ, mức độ trao đổi chất tốt, vẫn gặp vấn đề với cân nặng. Họ tự nhận mình là những người ‘chỉ hít thở thôi cũng béo’.
Đang xem: Tại sao ăn ít vẫn tăng cân
Liệu có phải lý do là vì cơ địa dễ tăng cân hay thực chất vẫn còn nhiều nguyên nhân bí ẩn khác ?
Bạn hãy cùng Mẹ vụng về tìm hiểu những lý do tiềm ẩn khiến bạn không ngừng tăng cân dưới đây nhé!
9 lý do phổ biến lý giải tại sao ăn ít mà vẫn béo
1.Tăng cân do rối loạn nội tiết tố
Một nguyên nhân phổ biến của việc tăng cân không lý do ở phụ nữ, là vấn đề với tuyến giáp. Các tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng sự trao đổi chất, sản sinh ra các hormones cần thiết cho cơ thể.
Suy tuyến giáp sẽ làm cho sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại bằng sản xuất lượng Hormone Cortisol và Insulin cao, làm gia tăng cảm giác thèm ăn, bạn ăn nhiều hơn, khi đó tình trạng tăng cân sẽ xảy ra
Vì vậy, nếu bạn đã ăn ít mà vẫn béo thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
2. Ăn không đúng bữa
Thông thường chế độ ăn của con người có 3 bữa ăn chính trong ngày, hầu hết chúng ta ăn vào giờ giấc cụ thể nhưng cũng không ít người vì bận rộn mà ăn uống thất thường, ăn sớm, ăn muộn, thậm chí bỏ bữa mà không hề biết những tác hại của việc ăn uống sai thời điểm có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thời điểm ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng hóc môn insulin, nồng độ cholesterol và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe kéo theo như tăng cân, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa…
Mặc dù bạn nhịn ăn cả ngày nhưng vẫn ăn nhiều vào buổi tối và đi ngủ ngay . Thì nguy cơ tăng cân vẫn rất cao, một chén cơm là đủ năng lượng để bạn chạy bộ một tiếng . Chất đường bột có khả năng hấp thụ rất nhanh, vì vậy nếu không vận động để tiêu hao sẽ tạo thành mỡ thừa
3. Lựa chọn thực phẩm sai
Trong 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, ngọt, và chất xơ. Nhiều người nhầm tưởng chính chất đạm, chất béo trong thịt, cá sẽ gây tăng cân. Tuy nhiên đó không phải là kẻ thù lớn nhất của cân nặng, mà chính là chất ngọt hay còn gọi là tinh bột. Đường bột ăn vào bao nhiêu cơ thể sẽ hấp thụ để chuyển thành vận động và tích trữ
Ăn ít đi, nhưng những thực phẩm bạn chọn giàu calo thì việc giảm cân là một cản trở. Nhóm các thực phẩm giàu calo như các loại hạt, ngũ cốc thô, trái cây đóng hộp, trái cây khô… sẽ cung cấp nhiều calo, trong khi đó bạn cứ vô tư nạp những thực phẩm này thì việc giảm cân sẽ bị phản tác dụng. Để giảm cân, bạn cần tạo ra sự cân bằng lượng calo trong thực đơn hằng ngày bằng cách ăn ít calo hơn so với cơ thể bạn đốt cháy mỗi ngày.
4. Ăn quá ít
Bạn nghĩ rằng càng ăn ít thì càng giảm béo, nhưng thực ra nó có hại nhiều hơn là có lợi. Ngoài việc không giảm béo được ra, thì cơ thể sẽ sử dụng protein của cơ làm nhiên liệu cho quá trình trao đổi chất. Vậy là béo thì vẫn béo, người thì cứ càng ngày càng nhão do thiếu cơ, và năng lượng thì cũng chẳng còn để tập luyện thường xuyên để giảm mỡ.
5. Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa nắm vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề thì nó có thể gây cản trở việc tiêu hóa, đồng thời làm chất béo tích tụ nhiều, gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…
6. Lượng muối trong bữa ăn nhiều
Ăn quá nhiều muối có thể chính là nguyên nhân khiến cơ thể tích nước và gây tăng cân. Những loại thực phẩm chứa lượng muối cao như đồ đóng hộp hay thực phẩm đông lạnh. Để tránh những tác hại cho sức khỏe bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này. Ngoài ra, giảm bớt lượng muối trong mỗi bữa ăn cũng giúp bạn loại bỏ được tình trạng tăng cân do tích nước đấy!
7. Ăn ít nhưng bị căng thẳng Stress
tại sao stress lại khiến bạn tăng cân
Bạn có biết căng thẳng (stress) quá mức cũng là thủ phạm dẫn đến tăng cân. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cảm nhận được tác động của căng thẳng ngay lập tức. Tuy nhiên, cơ thể còn có những cách khác để đối phó với tình trạng này, chẳng hạn như tăng cân và cần có thời gian để bạn nhận ra.
Khi bạn bị căng thẳng kéo dài, cơ thể bạn sẽ tiết ra hormon tích trữ chất béo- đây là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Cụ thể, để đáp ứng với stress, cơ thể bạn giải phóng hormon cortisol. Cortisol thúc đẩy chất béo nội tạng , loại chất béo nguy hiểm bao quanh các cơ quan của bạn. Nếu bạn bị căng thẳng quá nhiều, cơ thể bạn sẽ phóng thích lượng cortisol rất cao, điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng cân của bạn
Một nguyên nhân nữa là khi bạn bị stress , bạn sẽ tìm cách giảm căng thẳng nhờ thức ăn. Một số người lựa chọn ăn uống là biện pháp để giảm căng thẳng, bởi thức ăn ngon có thể khiến não bộ của bạn hoạt động tốt hơn và tạm thời giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn . Nhưng khi căng thẳng vẫn kéo dài, nhiều người lựa chọn đối phó với chúng bằng cách ăn thức ăn vặt thường xuyên hơn . Nó sẽ trở thành một thói quen và điều này làm cho cơ thể bạn tích trữ nhiều calo hơn lượng bạn cần , đó chính là nguyên nhân dẫn đến tăng cân nhanh chóng
Một lý do nữa, sự căng thẳng và lo lắng có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Nếu điều này xảy ra thường xuyên , căng thẳng có thể làm thiếu ngủ và hậu quả như đã đề cập dưới đây cũng sẽ làm bạn bị tăng cân
Một nghiên cứu năm 2015 còn cho biết cơ thể chuyển hóa các chất chậm hơn khi bị căng thẳng. Những phụ nữ tham gia mà có một hoặc nhiều yếu tố gây căng thẳng trong 24 giờ trước đốt cháy ít hơn 104 calo so với những người không bị căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận việc đốt cháy ít hơn 104 calo có thể làm tăng thêm gần 5kg mỗi năm. Đó là điều thực sự tồi tệ phải không các bạn!
Những hiểm nguy từ Stress và vấn đề tăng cân
Khi bạn bị căng thẳng đến mức đỉnh điểm, không thể kiểm soát thì cơ thể bạn sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề như:
Trầm cảmHuyết áp caoTăng nguy cơ mắc bệnh tim mạchĐột quỵNếu là phụ nữ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh sản.Giảm chức năng phổi và hệ hô hấpLàm gia tăng tình trạng đau khớp.
Xem thêm: Vệ Sinh Vùng Kín Như Thế Nào Là Đúng Cách, Cách Để Vệ Sinh Vùng Kín: 15 Bước (Kèm Ảnh)
Thêm vào đó, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và một số bệnh ung thư.
Do đó, để giảm thiểu tình trạng stress, bạn nên tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn sử dụng thực phẩm lành mạnh, luyện tập chánh niệm và tìm cách giảm bớt áp lực công việc đều là những cách bạn có thể làm để tránh tình trạng căng thẳng và tăng cân không mong muốn.
8. Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, giúp đầu óc tỉnh táo, đồng thời giúp giảm cân tích cực. Trong lúc ngủ cơ thể sẽ đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết, đồng thời giúp điều chỉnh các hormone giúp giảm cân như Cortisol, ghretin, leptin, insulin … làm tăng hiệu quả giảm cân. Đó cũng là lý do vì sao ngủ không đủ giấc là một trong những lý do tại sao ăn ít mà vẫn béo
Thiếu ngủ làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Sự thèm ăn chủ yếu được điều chỉnh bởi hai loại hormone là leptin và ghrelin. Leptin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể. Hormone này sẽ gửi tín hiệu ngừng ăn tới bộ não khi chúng ta ăn no.
Trong khi đó, hormone ghrelin là hormone kích thích sự thèm ăn, đặc biệt là những món ăn giàu calo. Theo các nhà khoa học, những người ngủ ít hơn 5 giờ một ngày thì lượng leptin giảm 15% và lượng ghrelin tăng 15%. Do đó, những người thiếu ngủ thường ăn nhiều hơn so với những người ngủ đủ giấc. Ăn quá nhiều sẽ khiến mỡ thừa bị tích tụ và khiến bạn tăng cân.
9. Tăng cân do gen
Vào năm 2007, người ta đã phát hiện ra một loại Gen “FTO”, là một loại gen liên quan đến khối mỡ và béo phì. Có những người không hề có loại gen này trong cơ thể, người thì có một, và có những người lại có những hai gen FTO. Đáng buồn là những người có hai gen FTO trong cơ thể có khả năng bị béo phì cao hơn so với số còn lại .
Tuy gen có ảnh hưởng đến việc chúng ta béo , nhưng nó không quyết định tất cả, bằng chứng cho thấy tuy là đúng có loại gen liên quan đến béo phì thật , nhưng tỉ lệ người mắc căn bệnh béo phì ở các nước trên thế giới là khác nhau
Nếu một người mang trong mình gen béo phì thì khả năng hấp thụ chất béo của họ cao hơn nhưng hoạt động trao đổi chất thì chậm hơn người bình thường. Chính vì thế, một khi họ ăn ít đi hoặc nhịn ăn, do quá trình trao đổi chất chậm lại nên cơ thể họ không những không sử dụng mỡ thừa, tạo năng lượng nuôi cơ thể mà còn là nguyên nhân tích tụ lượng mỡ thừa, gây béo phì. Đồng thời, do thiếu năng lượng để hoạt động khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không hoạt động hiệu quả, dẫn tới thừa cân.
Kết bài:
Ăn ít và hít khí trời vẫn béo là do bạn chưa năm rõ được kiến thức giảm béo
Bài viết trên đây nhằm giúp các bạn đọc hiểu được tại sao ăn ít mà vẫn béo. Từ đó khắc phục được tình trạng tăng cân của mình một cách hiệu quả hơn
Cơ thể con người vận hành thông minh – tự cân bằng năng lượng
Năng lượng nạp vào giảm, năng lượng tiêu hao cũng tự giảm theo. Cơ thể không đốt được nhiều năng lượng.Do đó cân nặng vẫn giữ nguyên, thậm chí lượng mỡ tích tụ còn tăng nhiều thêm kèm theo dị hóa tiêu biến cơ bắp.
Xem thêm: Phòng Khám Đa Khoa Ở Biên Hòa, Phòng Khám Đa Khoa Dân Y An Bình
Vì vậy muốn giảm cân hiệu quả và an toàn. Các bạn phải lên kế hoạch giảm cân bằng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên./.