Phần 1 Giáo trình “Giáo dục học mầm non (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non)” bao gồm các nội dung như: Chương 1: Những vấn đề chung về giáo dục mầm non, chương 2: Các nội dung CS – GD trẻ mầm non. Cuối tài liệu có phần câu hỏi ôn tập, giúp các bạn củng cố lại kiến thức. Mời các bạn cùng tham nội dung chi tiết hơn.

Đang xem: Tài Liệu Bài Giảng Giáo Dục Học Mầm Non (Dùng Cho Hệ Đào Tạo Từ Xa

*

Xem thêm:

Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục học mầm non (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 1

Xem thêm: Điều Trị Vô Sinh Khi Nam Giới Không Có Tinh Trùng, Không Tinh Trùng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ThS Nguyễn Thị Quỳnh Anh GIÁO TRÌNHGIÁO DỤC HỌC MẦM NON (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) Vinh 2011 12Chương 1 Những vấn đề chung về giáo dục Mầm non1.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học mầm non1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của GDH Mầm non Giáo dục học Mầm non là một chuyên ngành của Giáo dục học với tưcách là khoa học giáo dục con người trước tuổi đến trường phổ thông.Đối tượng của giáo dục học mầm non là quá trình giáo dục trẻ em từ 0 – 6 tuổi,được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, nhằmhình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách. Quá trình giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi là một bộ phận của quá trình giáodục tổng thể (quá trình hình thành con người). Cấu trúc của quá trình này baogồm các yếu tố hợp thành như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phươngpháp giáo dục, nhà giáo dục, đối tượng giáo dục, điều kiện giáo dục, kết quảgiáo dục.1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của GDH Mầm non Giáo dục học Mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đềcơ bản sau: – Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dụctrẻ em từ 0 – 6 tuổi. – Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục Mầm non – Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non – Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình GD trẻem. Ngày nay, đường lối đổi mới giáo dục trong thời kì CNH – HĐH đất nướcđã vạch ra cho khoa học giáo dục nói chung và GDH nói riêng những nhiệm vụvà nội dung nghiên cưú phù hợp, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triểngiáo dục trong giai đoạn mới. Theo xu thế phát triển chung, GDH MN cần nghiên cứu bổ sung, hoànchỉnh các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn GD mầm non, đảm bảo vừa có giátrị định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động GD mầm nontheo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, tạo điều kiện để hoạt động GD mầm nonđáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội và có cơ sở, có điều kiện hội nhập,tham gia vào hoạt động GD mầm non trên thế giới và khu vực.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc của việc chăm sóc- giáo dục trẻ Mầm non1.2.1. Mục tiêu chung Kết quả nghiên cứu của ngành Giáo dục mầm non trong những năm vừaqua đã xác định được mục tiêu giáo dục mầm non. Tinh thần cơ bản của mụctiêu giáo dục mầm non được trình bày trong “Quyết định 55 của Bộ Giáo dụcquy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ – mẫu giáo”. Theo quyết địnhnày thì mục tiêu giáo dục mầm non là: “…Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mớiXHCN ở Việt Nam: – Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối 3 – Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những ngườigần gũi (bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên – Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năngsơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết để vàotrường phổ thông, thích đi học”. Rõ ràng mục tiêu giáo dục mầm non đã đón trước mô hình nhân cáchphát triển mà trẻ em Việt Nam hiện nay trước 6 tuổi cần đạt được. Thực hiệnmục tiêu giáo dục mầm non là chuẩn bị tiền đề quan trọng và sự phát triển cầnthiết để cho trẻ bước vào trường phổ thông, tạo đà quan trọng đảm bảo nhữngđiều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu sau. Trên đây là mục tiêu chung – mục tiêu khái quát đến 6 tuổi trẻ cần đạtđược. Điều này lại được cụ thể hóa ra thành mục tiêu theo từng độ tuổi vớitừng mức độ và yêu cầu khác nhau.1.2.1.1. Mục tiêu CS – GD trẻ dưới 3 tuổi ” Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, có thiện cảm và bước đầu biếtgiao tiếp với người lớn gần gũi với bạn bè, có một số thói quen vệ sinh, ănuống”. Cụ thể, cuối 3 tuổi trẻ phải đạt được các mục tiêu sau: * Phát triển thể chất – Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằmtrong kênh A – Thực hiện được các vận động cơ bản – Thích nghi được với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non – Cú một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân * Phát triển nhận thức – Thích tìm hiểu thế giới xung quanh – Có sự nhạy cảm của các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thínhgiác, thị giác – Nhận biết được về bản thân, một số sự vật, hiện tượng gần gũi, quenthuộc – Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan -hành động và tư duy trực quan – hình ảnh * Phát triển ngôn ngữ – Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác – Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói – Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản * Phát triển tình cảm – xã hội – Mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi – Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm – Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp. Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kểchuyện, vẽ nặn, lắp ghép, xếp hình… – Thích tự làm một số công việc đơn giản.1.2.1.2. Mục tiêu cuả việc chăm sóc- giáo dục trẻ mẫu giáo 4 Mục tiêu cần đạt đối với trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo được thể hiện trongchương trình chăm sóc- giáo dục trẻ (Dự thảo chương trình chăm sóc – giáodục mầm non 2006) như sau:1.2.1.2.1. Phát triển thể chất: – Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. -Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tưthế. – Trẻ có khả năng phối hợp giữa các giác quan và vận động, kết hợp vậnđộng nhịp nhàng có định hướng trong không gian. – Trẻ thực hiện được các vận động tinh tế, khéo léo. – Trẻ có thói quen và một số kĩ năng tốt trong trong việc chăm sóc sứckhoẻ, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và an toàn.1.2.1.2.2. Phát triển nhận thức – Trẻ thể hiện được sự ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi một cáchtích cực những sự vật, hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên và trong cuộc sống. – Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán các sự vật vàhiện tượng xung quanh. Bước đầu trẻ biết phân tích các đặc tính của sự vật, cácmối quan hệ nhân quả đơn giản về các sự vật, hiện tượng đó. – Trẻ hiểu biết một cách đơn giản về bản thân, con người, môi trường tựnhiên và xã hội.1.2.1.2.3.Phát triển ngôn ngữ – Trẻ nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp – Trẻ có khả năng diễn đạt bằng lời nói để biểu hiện ý muốn, cảm xúc,tính cảm, ý nghĩ của mình và của người khác. – Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp. – Trẻ có một số kĩ năng chuẩn bị đọc và viết để vào học lớp 1.1.2.1.2.4. Phát triển tình cảm- xã hội – Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp. – Trẻ nhận ra và biết thể hiện tình cảm phù hợp. – Trẻ thực hiện được một số qui tắc đơn giản trong gia đình, trường lớpvà nơi công cộng. Có khả năng tự phục vụ và tự thực hiện công việc được giao. – Trẻ biết yêu quí, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác với những ngườithân trong gia đình, bạn bè và cô giáo. – Trẻ biết kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương, đấtnước. – Trẻ biết yêu quê hương, đất nước. Quan tâm, chăm sóc vật nuôi, câytrồng và bảo vệ môi trường.1.2.1.2.5. Phát triển thẩm mĩ – Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trongtác phẩm nghệ thuật. 5 – Trẻ có nhu cầu, hứng thú tham gia các hoạt động tạo hình, hát, múa,vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch… và biết thể hiện cảm xúcsáng tạo thông qua các hoạt động đó.1.2.2. Nguyên tắc CS – GD trẻ Mầm non1.2.2.1. Nguyên tắc CS – GD trẻ dưới 3 tuổi Để thực hiện tốt mục tiêu trên, công tác CS – GD trẻ dưới 3 tuổi phảiđảm bảo tốt các nguyên tắc sau: – Trong quá trình CS – GD phải lấy trẻ làm trung tâm – Đáp ứng các nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ ngơi và vệ sinh phòng bệnh, đảmbảo sự an toàn của từng lứa tuổi. Kết hợp việc chăm sóc sức khoẻ và chăm loGD giúp trẻ có sự phát triển hài hoà. – Tổ chức cuộc sống và hoạt động cho trẻ phù hợp với đặc điểm tăngtrưởng và phát triển của trẻ. Lấy hoạt động giao lưu trực tiếp và hoạt động vớiđồ vật, đồ chơi là con đường cơ bản hình thành và phát triển nhân cách trẻtrong 3 năm đầu của cuộc sống. – Tôn trọng từng cá nhân trẻ, coi trọng việc CS – GD cho các cháu nóichung và từng cháu nói riêng. – Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trường Mầm non trong côngtác CS – GD trẻ. – Người lớn (đặc biệt là bố mẹ và cô giáo) phải nhạy cảm, biết đón nhậnvà thoả mãn những nhu cầu phát triển của trẻ, tạo ra những kích thích làm nảysinh những nhu cầu mới. Từ đó luyện tập và GD trẻ vươn lên những bước pháttriển mới.1.2.2..2. Các nguyên tắc chăm sóc- giáo dục trẻ mẫu giáo Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên, công tác chăm sóc- giáo dục trẻmẫu giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: – Đáp ứng nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra môitrường an toàn, ấm cúng, ngăn nắp cần thiết cho cuộc sống của trẻ. – Kết hợp chặt chẽ giữa nuôi dưỡng, bảo vệ an toàn, chăm sóc sức khoẻvà giáo dục; tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách liên tục và hài hoà về thểchất, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ. – Tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với sự tăng trưởng và pháttriển của trẻ. Lấy hoạt động vui chơi là con đường cơ bản để hình thành và pháttriển nhân cách cho trẻ mẫu giáo. – Tạo điều kiện cho trẻ học qua chơi, qua trải nghiệm, tìm tòi khám phámôi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhucầu, hứng thú của trẻ. – Kết hợp hài hoà giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi, kết hợp giáo dục trongnhóm bạn bè với giáo dục từng trẻ. Chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ đểcó phương pháp giáo dục phù hợp. Khuyến khích trẻ giao tiếp, hợp tác, chia sẻcùng nhau. – Tôn trọng nhân cách kết hợp với việc đề ra các yêu cầu hợp lí đối vớitrẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện. 6 – Đảm bảo tính thống nhất trong chăm sóc- giáo dục trẻ thông qua cơ sởgiáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất cho sự pháttriển toàn diện của trẻ.1.3. Một số quan niệm về nuôi và dạy trẻ em dưới 3 tuổi Từ trước đến nay, trên thế giới nói chung và ở nước ta tồn tại nhiều quanđiểm, ý kiến khác nhau về vấn đề nuôi và dạy trẻ dưới 3 tuổi. – Thế kỷ XVIII, J.Rutxô đã dưa ra quan điểm GD tự nhiên, tự do: trẻ sơsinh không cần quấn tã, khi đi học trẻ ngã tự đứng dậy, trẻ biết nói không cầnngười lớn can thiệp… – Đầu thế kỷ XX, ở phương Tây thịnh hành thuyết “GD tự do”. Nhữngngười theo thuyết này đề cao yếu tố bẩm sinh, di truyền. Họ cho di truyền làyếu tố quyết định sự phát triển của trẻ nên cứ để cho trẻ tự lớn lên như trẻ vốncó. Người lớn không cần can thiệp vào quá trình tăng trưởng và phát triển củatrẻ. Quan điểm này sai lầm, quá coi trọng, tuyệt đối hoá yếu tố di truyền, phủnhận vai trò của GD, phủ nhận ảnh hưởng của người lớn đến sự phát triển củatrẻ. – Ngược lại với “thuyết tự do” có ý kiến lại cho “GD là vạn năng”. Họcho rằng GD có thể làm được tất cả, còn đứa trẻ như “tờ giấy trắng” người lớnmuốn vẽ gì lên đó cũng được. Từ đó họ phủ nhận vai trò của yếu tố bẩm sinh,di truyền, bỏ qua các quy luật phát triển của trẻ theo từng lứa tuổi, bỏ qua yếutố chủ thể tích cực của trẻ.Đánh giá: Trẻ em có quy luật phát triển riêng của nó, không thể muốn nhàonặn thế nào cũng được, yếu tố hoạt động cá nhân mới là quyết định. – Quan niệm duy tâm cho rằng: con người do Thượng đế sinh ra, là do ýmuốn của Thượng đế, chính Thượng đế sắp sẵn mọi thứ trong đứa trẻ. Trẻ lớnlên là do các yếu tố thần linh huyền bí quy định. Ngay cả việc đứa trẻ bị chếtcũng là do ý muốn của Thượng đế (cho linh hồn siêu thoát lên thiên đàng) chứkhông phải do chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng cách để trẻ sinh bệnh nguyhiểm. Quan niệm này vẫn còn tồn tại trong thời đại ngày nay, đặc biệt nhữngnước kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp. – Ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại không ít quan niệm lạc hậu: “Trời sinhvoi, trời sinh cỏ”, “Trời sinh trời dưỡng”, “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”…Từđó dẫn tới hiện tượng “Hữu sinh, vô dưỡng”, thả nổi trẻ cho tự nhiên định đoạt. – Bên cạnh đó lại có quan niệm cho trẻ dưới 3 tuổi còn quá nhỏ, chúngkhông thể tiếp thu và lĩnh hội được những lời dạy dỗ của người lớn, mà chỉ cầncho trẻ ăn no mặc ấm là đủ, còn dạy dỗ thì sau này khi trẻ lớn lên dạy cũngchưa muộn. Tất cả những quan điểm trên đều sai lầm, mang tính phiến diện, lệch lạctrong vấn đề nuôi dạy trẻ hoặc nếu có chú ý thì cũng chỉ dừng ở việc nuôi dạymà thôi. – Quan điểm GD hiện đại cho rằng: đối với trẻ càng nhỏ bao nhiêu càngphải đảm bảo sự cân đối giữa nuôi và dạy bấy nhiêu. Hai yếu tố này ảnh hưởng 7và tác động qua lại với nhau mật thiết. Nếu thiếu hụt một trong 2 yếu tố trênđều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triểnluôn mang tính tổng thể của trẻ. + Xét về mặt sinh học: Khác với con người, ở động vật khi sinh ra vỏnão của chúng đã chứa đầy hoạt động của giống loài theo quy luật di truyềnsinh học giúp chúng sống đúng như giống loài của nó (vỏ não của động vật nonđã chứa đầy chương trình hoạt động của giống loài từ khi sinh ra, về cơ bản đãkết thúc quá trình phát triển, chứa đầy hành vi của giống loài để sống đúng nhưgiống loài của nó).Con người khi mới sinh ra chỉ có một số phản xạ bẩm sinh không đảm bảo chosự phát triển hành vi của con người và vỏ não của trẻ chưa chứa đầy hoạt độngcủa giống loài. Muốn tồn tại thành người trẻ phải được bảo vệ, nuôi dưỡng,GD trong một thời gian tương đối dài (học lẫy, học bò, học đi, học sử dụng haibàn tay, học nói, học cách ứng xử trong quan hệ xã hội…). + Mặt tâm lý – xã hội: Trẻ lớn lên và thành người được thì phải trải quaquá trình sống, hoạt động, chịu sự tác động từ môi trường, xã hội, điều kiệnGD. Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ tích cực tham gia vào các hoạtđộng: hoạt động giao lưu trực tiếp với người lớn, hoạt động với đồ vật- đâychính là con đường hình thành nhân cách cho trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể của công tác CS – GD. Mặcdù có sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn song trẻ chỉ có thể phát triển tốt khitự mình hoạt động, tự mình tích cực tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh,thiết lập các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng. Quan điểm GD hiện đại và tiến bộ cho rằng: Cùng với việc chăm lo,nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ người lớn cần phải nhạy cảm, biết đónnhận và thoả mãn nhu cầu phát triển của trẻ. Tổ chức tốt các hoạt động giaolưu phù hợp với độ tuổi của trẻ, giúp trẻ vươn lên những tiến bộ, những bướcphát triển mới, từng bước hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đồng thờiphải chăm lo thường xuyên tác động vào môi trường sống của trẻ làm cho môitrường đó ngày càng giàu tính GD tốt đối với trẻ.1.4. Ý nghĩa của việc CS – GD trẻ mầm non Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em sinh ra có quyền được chămsóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.CS -GD trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việclàm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó vừa mang ý nghĩanhân văn, vừa mang ý nghĩa KT – XH và thực tiễn sâu sắc.1.4.1. Ý nghĩa nhân văn Hồ chủ tịch đã giành nhiều tâm huyết cho công tác GD, đặc biệt giànhcho trẻ em những tình cảm vô bờ, Bác thường nhắc nhở: “Phải giữ gìn vệ sinhcho các cháu, các cô phải học hành ttốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khoẻ”.Bác đã nhấn mạnh: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non tốt, chămsóc dạy các cháu tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt”. 8 Ngày nay con người được coi là mục tiêu, là động lực của sự phát triển,giá trị của con người được nhìn nhận một cách sâu sắc và toàn diện thì công tácCS – GD trẻ càng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và trở ttành đạo lý của thếgiới văn minh.” Hãy giành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất” không chỉ là khẩu hiệu mà còn làhành động thực tiễn.1.4.2. Ý nghĩa KT – XH Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, GD con người phảitiến hành từ sớm ngay từ khi trẻ mới chào đời, thậm chí từ lúc còn trong bụngmẹ. Đó là ý nghĩa xã hội cơ bản của việc CS – GD trẻ dưới 3 tuổi. Công tác CS – GD trẻ góp phần nâng cao văn hoá gia đình (xây dựng giađình văn hoá mới văn minh, hạnh phúc, cải thiện môi trường sống…), đảm bảosự công bằng, tiến bộ xã hội (chăm sóc trẻ tật nguyền, mồ côi, những trẻ ởvùng văn hoá kém phát triển, chịu thiệt thòi nhất…). CS – GD trẻ ngay từ khi còn bé chính là sự đầu tư lâu dài và ngay từ banđầu, tạo điều kiện cho sự phát triển KT – XH tương lai. Mặt khác, việc CS – GD trẻ đặc biệt là các chương trình chăm sóc sứckhoẻ ban đầu, phòng chống bệnh tật, tai nạn… có thể tiết kiệm đáng kể chongân sách gia đình và xã hội như giảm chi phí rất nhiều trong việc chữa bệnhvà phục hồi chức năng cho trẻ.1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn Trẻ em dưới 3 tuổi như “cây non”, còn hết sức yếu ớt, dễ bị mắc các loạibệnh tật, tai nạn, nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nếu đượcchăm sóc đầy đủ, hợp lý, khoa học, được dạy dỗ chu đáo thì trẻ sẽ phát triển tốtvề mặt thể lực, nhanh nhẹn hoạt bát, hồn nhiên mạnh dạn, dễ dàng thiết lập mốiquan hệ với người xung quanh. Ngược lại, nếu việc CS – GD ban đầu cho trẻ không tốt sẽ ảnh hưởngxấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Chính vì vậy, trẻ càng nhỏ bao nhiêuthì càng phải có sự chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ chu đáo bấy nhiêu. – Việc CS – GD trẻ ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống làmột việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa lớn lao nhưng lại vô cùng vất vảđòi hỏi ở người lớn sự kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là tình thương yêu vô bờđối với trẻ. Đối với trẻ dưới 3 tuổi người mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng.Người mẹ là chỗ dựa, chỗ níu đầu tiên của trẻ, đứa trẻ gắn bó với người mẹhơn bất cứ người nào khác trong gia đình và là nhà GD đầu tiên của trẻ. Sau người mẹ, trẻ đến trường Mầm non thì cô giáo có vai trò cực kỳquan trọng – Cô được xem là người mẹ thứ 2 của trẻ. Vì vậy, trong công tác CS- GD trẻ cần có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trẻ, giữa bố mẹ và cô giáo. – Nếu không có sự CS – GD của người lớn, đứa trẻ không thể lớn lên,không thể thành người được. Đứa trẻ càng bé bỏng bao nhiêu càng cần có sựchăm sóc của người lớn bấy nhiêu. Người mẹ và cô giáo chính là chiếc cầu nốigiữa trẻ với hiện thực bên ngoài, là trung tâm của mọi tình huống mà đứa trẻ ởtrong đó. 9 VD: người lớn truyền đạt cho trẻ những kinh nghiệm của nền văn hoáxã hội. Nếu trẻ lớn không kịp thời hoặc bỏ qua việc CS – GD trẻ ngay từ nămtháng đầu tiên của cuộc sống thì khó tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến sựphát triển lành mạnh của trẻ.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Chứng minh Giáo dục học mầm non là một khoa học chuyên nghiên cứu vềvấn đề giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.2. Trình bày các phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học mầm non.3. Chứng minh rằng bậc học mầm non là bậc học nền tảng của hệ thống giáodục quốc dân.4. Phân tích khái niệm mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non.5. Phân biệt một số khái niệm cơ bản trong Giáo dục học mầm non: Giáo dụcmầm non, Giáo dục học mầm non, quá trình giáo dục mầm non.6. Xu hướng đổi mới giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay?Chương 2 Các nội dung CS – GD trẻ Mầm non2.1. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non là một bộ phận của quá trình giáodục toàn diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻvận động và rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức tốt chế độ sinh hoạtnhằm bảo vệ và làm cho cơ thể của trẻ phát triển cân đối, sức khoẻ tăng cường,làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách.2.1.1. Ý nghĩa của giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhâncách con người. Ngay trong các nền giáo dục cổ xưa, giáo dục thể chất đượcchú trọng. Ví dụ trong nền giáo dục Hy lạp cổ đại, giáo dục thể chất được xemlà nội dung quan trọng nhất, sau đó mới đến giáo dục trí tuệ và các nội dunggiáo dục khác. – Nhà triết học, giáo dục người Anh Giôn Lôcơ (1632- 1704)đã đánhgiá rất cao vai trò của giáo dục thể chất. Ông cho rằng: “Tinh thần lành mạnhtrong một cơ thể khoẻ mạnh – đó là cái định nghĩa ngắn gọn mà đầy đủ vềhạnh phúc trên đời này.. Người mà có được hai thứ đó thì không còn phảimong mỏi gì nữa”. – Trong học thuyết về giáo dục của mình, C. Mác đã đánh giá rất cao ýnghĩa của giáo dục thể chất trong sự phát triển toàn diện con người. Theo ông“việc kết hợp lao động sản xuất với với trí dục và thể dục không những chỉ làmột trong những phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiệnduy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện”. – Ngay từ khi mới thành lập nước Việt nam Dân chủ cộng hoà, Chủ tịchHồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi việc giáo dục thể chất, tăng cường sứckhoẻ. Bác cho rằng: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới 10việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người yếu ớt tức là cả nướcyếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh” . – Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước tarất coi trọng việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và giáo dục thể chấttrong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng,mà gần đây nhất là nghị quyết Trung ương 4 đã nhấn mạnh: “Sức khoẻ là vốnquí nhất của mỗi người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy chúng ta phải phấn đấu để mọingười đều được quan tâm, chăm sóc sức khoẻ”.2.1.1.1. Ý nghĩa của GD thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi – GD thể chất cho trẻ ở lứa tuổi này là một trong những nhiệm vụ hàngđầu của gia đình và nhà trẻ. Bởi lẽ sức khoẻ là vốn quý giá nhất có ý nghĩasống còn đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra nhanh chóng, nhưngcơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu những ảnh hưởng của những tác độngbên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến tínhmạng. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu như người lớn chú ý đếnviệc chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ thần kinh khoẻ mạnh cho trẻ. – GD thể chất càng có ý nghĩa hơn, là khâu then chốt trong công tác CS -GD trẻ dưới 3 tuổi. Vì chính những năm tháng đầu tiên của cuộc sống, sứckhoẻ tốt sẽ giúp trẻ có nhiều cơ may cho cuộc sống sau này như sức khoẻ, nănglực vận động, những kỹ năng cũng như thói quen văn hoá vệ sinh. – GD thể chất liên quan mật thiết với GD trí tuệ, bởi lẽ việc giữ gìn hệthần kinh thăng bằng, việc bảo vệ các giác quan được tinh tường sẽ giúp trẻtích cực hoạt động với thế giới đồ vật, tích cực khám phá tìm hiểu thế giớixung quanh, làm cho hoạt động nhận thức của trẻ thêm tích cực, phong phú.2.1.1.2. Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo – Ở lứa tuổi mẫu giáo tuy tốc độ tăng trưởng và phát triển của trẻ chậm hơn so với lứa tuổi nhà trẻ nhưng vẫn nhanh hơn so với các giai đoạn tiếp theo. Các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ cơ, hệ xương phát triển nhanh cùng với sự hoàn thiện của các chức năng. Cơ thể của trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối.Vì vậy cơ thể của trẻ chỉ được phát triển tốt nếu được chăm sóc – nuôi dưỡng và giáo dục thể chất đúng đắn và ngược lại, nếu không được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thể chất một cách khoa học thì sẽ gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể của trẻ mà về sau khó có thể khắc phục được. – Sự phát triển thể chất của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểntâm lý và các mặt giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Cụ thể: + Sự phát triển thể chất có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển các quátrình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lí tích cực của trẻ. Cơ thể khoẻ mạnhlàm cơ sở cho những tình cảm lành mạnh, lạc quan, vui tươi ở trẻ phát triển.Thể dục góp phần rèn luyện, củng cố những nét tính cách cho trẻ như thức tổchức, tính kỉ luật, hoạt động tập thể, lòng dũng cảm, tính kiên trì… 11 + Giáo dục thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục trí tuệ. Cơ thểkhoẻ mạnh giúp trẻ hoạt động tích cực, thích tìm tòi, khám phá thế giới xungquanh, làm cho vốn kinh nghiệm của trẻ phong phú hơn. Mặt khác, việc bảo vệvà luyện tập các giác quan, giữ cho các giác quan đó được tinh tường, làm chocảm giác, tri giác của trẻ chính xác hơn, tạo điều kiện cho trẻ nhận thức thếgiới xung quanh mình đầy đủ và sâu sắc hơn. + Giáo dục thể chất có mối quan hệ mật thiết với giáo dục thẩm mĩ. Cơthể khoẻ mạnh làm cho trẻ có những cảm xúc tích cực và trẻ sẽ tri giác cái đẹpđược sâu sắc hơn, tinh tế hơn, trẻ tự tạo ra cái đẹp trong lao động, trong tròchơi và trong học tập. Chính bản thân cuộc sống ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ làmột cơ sở của giáo dục thẩm mĩ. Cơ thể phát triển cân đối, hài hoà là một biểuhiện cao của thẩm mĩ. + Sức khoẻ của trẻ tốt cũng là điều kiện quan trọng để tiến hành GD laođộng.2.1.2. Nhiệm vụ GD thể chất cho trẻ Mầm non2.1.2.1. Nhiệm vụ GD thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi – Bảo vệ tính mạng và giữ gìn, phát triển sức khoẻ cho trẻ: rèn cơ thể,nâng cao khả năng miễn dịch đối với một số loại bệnh mà trẻ thường mắc phảivà đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh của trẻ. Giúp trẻcó trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý vui tươi, ngăn ngừa sựmệt mỏi cho hệ thần kinh. – Phát triển và hoàn thiện dần vận động: lẫy, bò, ngồi, đứng, đi, chạy,vận động của bàn tay, ngón tay. – GD và tập cho trẻ một số kỹ năng, thói quen văn hoá – vệ sinh đầu tiên.2.1.2.2. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo: – Bảo vệ cuộc sống, tăng cường sức khoẻ, rèn luyện một cách hợp lý cơthể của trẻ: + Bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý, phòng bệnh,phòng tai nạn, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, không để trẻ mệt mỏi vìhoạt động quá sức hoặc thần kinh căng thẳng. + Rèn luyện một cách hợp lý cơ thể của trẻ (tập thể dục và trò chơi vậnđộng) nhằm tăng cường sức khoẻ và các chức năng của cơ thể, tăng cường khảnăng thích ứng của trẻ với những thay đổi của thời tiết và môi trường xungquanh. – Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và các phẩm chất vậnđộng. + Hình thành và phát triển các kĩ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cho trẻ :đi, chạy, nhảy, leo, trèo, rèn luyện năng lực phối hợp cảm giác (thị giác, thínhgiác) với vận động, phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau,phát triển năng lực định hướng trong vận động (phải trái, trước, sau, trình tựcác vận động). +Từng bước rèn luyện những phẩm chất của vận động, giúp trẻ vận độngngày càng nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng, chính các và khéo léo hơn. 12 – Giáo dục thói quen và các kỹ năng, kỷ xảo văn hoá- vệ sinh + Việc giáo dục các kĩ năng, kĩ xảo, các thói quen văn hoá- vệ sinh có ýnghĩa lớn lao trong việc bảo vệ sức khoẻ, tăng cường thể lực và giáo dục đạođức cho trẻ. + Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ được luyện tập để có một số thóiquen văn hoá- vệ sinh. Đồng thời hình thành ở trẻ tính độc lập, tính cẩn thận,ưa sạch sẽ, thái độ lịch thiệp, tôn trọng người lớn, thân ái với các bạn cùng lứatuổi2.1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non2.1.3.1. Nội dung, phương pháp GD thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi2.1.3.1.1. Tổ chức và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ* Chế độ sinh hoạt hàng ngày và ý nghĩa của nó Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thờigian và trình tự các hoạt động trong ngày cũng như việc ăn uống, nghỉ ngơi củatrẻ một cách hợp lý, đúng đắn nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển củatrẻ. Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ được xây dựng dựa trên đặc điểmsinh lí và tâm lí của trẻ. Do vậy, nếu xây dựng được chế độ sinh hoạt hàngngày hợp lí và thực hiện nó một cách nghiêm túc thì nó có ý nghĩa rất lớn đốivới việc giáo dục thể chất cho trẻ. – Về mặt sinh lý: chế độ sinh hoạt hợp lý đáp ứng được những nhu cầucủa cơ thể. + Chế độ sinh hoạt đảm bảo tính hợp lý của các chức năng sống, đảmbảo sự phục hồi những năng lượng đã hao phí trong ngày và đẩy mạnh sự tăngtrưởng và phát triển của trẻ, giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. + Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ dưới 3 tuổiNhờ có chế độ sinh hoạt hợp lý, cơ thể trẻ tăng trưởng và phát triển đúng đắn,tạo cho trẻ một nếp sống có nhịp điệu, phù hợp với nhịp điệu sinh học của cơthể sống. – Về mặt GD: Chế độ sinh hoạt thể hiện tính hợp lý, thường xuyên, rõràng, vừa sức đối với trẻ, có nội dung phong phú. Đây chính là một trongnhững nhân tố GD góp phần quan trọng hình thành ở trẻ nề nếp,thói quen tốt,hình thành phẩm chất cá nhân như tính tổ chức, tính chính xác, tính kỷ luật,tinh thần trách nhiệm… Thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ, người lớn thực hiệnnhiệm vụ CS – GD một cách dễ dàng hơn và thu được kết quả khả quan hơn.* Một số yêu cầu khi sắp xếp chế độ sinh hoạt cho trẻ dưới 3 tuổi – Chế độ sinh hoạt được áp dụng thường xuyên, đều đặn, tránh xáo trộnnhằm hình thành nề nếp thói quen cho trẻ (nếu vi phạm những yêu cầu của chếđộ sinh hoạt của trẻ thì sẽ làm tổn hại đến sức khoẻ và việc GD trẻ). – Chế độ sinh hoạt phải được xác định rõ ràng, duy trì bằng những quytắc nhất định, đồng thời những quy tắc ấy phải vừa sức đối với trẻ. – Thoả mãn đầy đủ nhu cầu của trẻ và phù hợp với từng độ tuổi cụ thể. 13 – Đảm bảo yêu cầu an toàn về cơ thể của trẻ cũng như các yêu cầu vệsinh. – Không áp đặt theo ý muốn chủ quan của người lớn, tạo điều kiện tối đacho trẻ được phát triển tự nhiên những khả năng vốn có của trẻ. – Đảm bảo cho trẻ được hoạt động tích cực, nghỉ ngơi thoải mái, tránhhoạt động quá sức. – Có sự linh hoạt, mềm dẻo nhất định ở các độ tuổi. – Phù hợp thời tiết từng mùa, từng vùng và hoàn cảnh gia đình.* Những nội dung thường có trong chế độ sinh hoạt của trẻ dưới 3 tuổi – Tổ chức ăn uống cho trẻ Việc tổ chức ăn uống hợp lý, khoa học là một yêu cầu cực kỳ quan trọngvì khả năng hoạt động của dạ dày, ruột… của trẻ còn kém. Nếu thức ăn khôngkhoa học trẻ nhiễm bệnh ngay. + Tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng chia theotrọng lượng với nhu cầu thức ăn rất lớn, giúp trẻ phục hồi sức lực và nhữngnăng lượng bị tiêu hao. Vì vậy, cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiếtcho trẻ trong bữa ăn. + Ngoài ra cần chú ý vệ sinh an toàn tuyệt đối : ăn sữa bột, cháo 36 – 370C, chế biến thức ăn phù hợp (từ thức ăn lỏng đến đặc dần, từ mềm đến rắn…),đủ chất và lượng, đảm bảo vệ sinh. Cần cho trẻ ăn nhiều thức ăn hoa quả tươi,rau tươi, sữa và các loại thức ăn bằng sữa, uống đủ nước… + Cần cho trẻ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ, tạo cho trẻ cảm giác muốn ănvà cảm giác ăn ngon miệng. Nếu trẻ không muốn ăn, người lớn cần tìm hiểunguyên nhân và có những biện pháp xử lý kịp thời. Tránh quát mắng, doạ nạttrẻ khi ăn, không bịt mũi trẻ để cho ăn bột, ăn cháo. + Trước khi ăn không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, cần tập cho trẻ vănhoá vệ sinh khi ăn uống… – Tổ chức cho trẻ ngủ Khả năng hoạt động của hệ thần kinh của trẻ yếu, quá trình hưng phấncao hơn ức chế, nếu không ngủ thì mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, quá trìnhhưng phấn sẽ cao hơn. Mặt khác, giấc ngủ được ví như liều thuốc bổ não, saugiấc ngủ tốt não sẽ được phục hồi khả năng hoạt động của mình. Do vậy, cần tổ chức tốt giấc ngủ, đảm bảo đủ giấc và sâu. + Trẻ sơ sinh ngủ hầu như suốt ngày đêm + 2 – 5 tháng cần ngủ 16 –18 h/ ngày + 6 –12 tháng cần ngủ 14 –16 h/ ngày + 1 –2 tuổi cần ngủ 12 – 14 h/ ngày + 2 – 3 tuổi cần ngủ 10 – 12 h/ ngàyLưu ý đối với trẻ dưới 3 tuổi: + Đảm bảo thời gian ngủ quy chuẩn + Không nên cho trẻ thức quá 8h tối 14 + Tập cho trẻ ngủ đúng giờ, tạo tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻtrước khi đi ngủ. Đặc biệt không để trẻ nô đùa quá mức trước lúc ngủ hoặcngười lớn không được dọa nạt trẻ khiến trẻ giật mình. + Đối với trẻ nhỏ cần vỗ về ru ngủ bằng những khúc hát ru, những bàithơ giàu âm điệu. + Tạo cho trẻ cảm giác được an tâm, được âu yếm, được an toàn tronggiấc ngủ. – Tổ chức vệ sinh cho trẻ + Tập cho trẻ dưới 3 tuổi biết giữ gìn vệ sinh cá nhân là một việc làm hếtsức khó khăn, phức tạp đối với người lớn nhưng nó có ý nghĩa vô cùng to lớnđối với trẻ, giúp trẻ quen dần với nếp sống vệ sinh, sạch sẽ. Việc tập giữ vệsinh cho trẻ dưới 3 tuổi có một vai trò quan trọng trong việc hình thành tínhcách của trẻ. + Người lớn cần chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, vệ sinh răngmiệng, mắt mũi, tai, vệ sinh quần áo cho trẻ, luyện tập cho trẻ có thói quen điđại tiểu tiện đúng giờ, đúng nơi quy định. + Vệ sinh thân thể: da trẻ rất mỏng, dễ bị xây xát và nhiễm trùng gâymụn nhọt, lở ngứa… Do đó cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, nhất là mùahè. Tập cho trẻ 2 – 3 tuổi có thói quen rửa tay, rửa mặt trước khi ăn và saukhi đi vệ sinh. + Vệ sinh răng miệng: Hàng ngày cho trẻ súc miệng bằng nước muối vàkhi trẻ có 4 răng hàm nên tập cho trẻ đánh răng buổi sáng và buổi tối. Để răng trẻ phát triển bình thường, cần cho trẻ ăn thức ăn đủ chất, nhấtlà thức ăn có nhiều can xi, ăn rau quả nhiều sinh tố C… Không nên cho trẻ ănthức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng… + Vệ sinh tai – mũi – họng: cần giữ ấm cổ ngực và đôi chân cho trẻ vềmùa đông. Không dùng vật cứng để ngoáy tai, mũi cho trẻ. Cần thường xuyêntiêm chủng, phòng bệnh cho trẻ. + Vệ sinh mắt: Rửa mặt, lau mắt bằng khăn, nước sạch. Cho trẻ ăn rauxanh, cà rốt, lòng đỏ trứng gà…, uống vitamin A đúng liều để phòng bệnhquáng gà, khô mắt. Phòng và chữa dứt điểm bệnh đau mắt đỏ, mắt hột…, nên cho trẻ chơidưới ánh sáng tự nhiên. + Vệ sinh quần áo: quần áo trẻ mặc phải phù hợp theo mùa, sạch sẽ, thaygiặt hàng ngày, phơi nắng khô ráo. Không được cho trẻ mặc quần áo, tã lót ẩmướt. Chất liệu vải phải phù hợp với khí hậu trong năm, không nên cho trẻ mặcvải khó thoát mồ hôi. Kiểu may đơn giản dễ mặc, dễ cởi… Ngoài ra cần chú ý đến thói quen đi giày, dép. Giày, dép phải vừa chân,thoải mái… + Luyện tập cho trẻ thói quen đi đại tiện, tiểu tiện đúng giờ, đúng nơiquy định.2.1.3.1.2. Tổ chức luyện tập, phát triển vận động cho trẻ dưới 3 tuổi 15 Vận động giữ vai trò to lớn trong đời sống của con người nói chung vàcủa trẻ dưới 3 tuổi núi riêng. Bởi vì vận động là cơ sở cho mọi hoạt động. Mộtđứa trẻ hiếu động thường thông minh và khỏe mạnh hơn những trẻ chậm chạplười vận động Việc phát triển và hoàn thiện vận động có ý nghĩa to lớn không nhữngđối với sự phát triển thể lực mà còn đối với cả phát triển tâm lý chung của trẻ. Dạy trẻ dưới 3 tuổi các vận động cơ bản là nhiệm vụ cơ bản và cần thiếtcủa người lớn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, khi luyện tập phát triển vận động thường sử dụngcác phương tiện chính sau: – Các bài tập luyện phát triển cơ thể nói chung và phát triển vận động nóiriêng. – Các hình thức chơi – tập: là những trò chơi vận động hứng thú đối vớitrẻ. Tùy theo từng độ tuổi của trẻ, thậm chí đến đặc điểm riêng của trẻ mà tiếnhành những bài tập luyện, những hình thức chơi- tập theo các yêu cầu và mứcđộ khác nhau. – Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tiến hành những bài tập xoa bóp, những giờ tậpluyện để trẻ tập lẫy, tập trườn, tập đứng lên, tập đi men và bước đầu tập đi. – Đối với trẻ 2-3 tuổi: Tổ chức những buổi tập luyện có mục đích, nhữngtrò chơi vận động đơn giản mà hứng thú nhằm phát triển các vận động cơ bản:đi, chạy, nhảy, bò, tập thể dục buổi sáng… Người lớn cần hướng dẫn trẻ tập từ đơn giản đến phức tạp, cần khuyếnkhích tất cả trẻ đều hoạt động, kích thích trẻ vận động tích cực song không đểtrẻ vận động quá sức, không để trẻ mệt mỏi vì các bài tập quá phức tạp đối vớitrẻ.2.1.3.1.3. Rèn luyện cho trẻ dưới 3 tuổi Rèn luyện là một hệ thống các biện pháp được áp dụng nhằm nâng caosức đề kháng của cơ thể trẻ, tạo khả năng thích nghi nhanh chóng với nhữngđiều kiện sống khác nhau, giúp cho đứa trẻ có khả năng chịu đựng dẻo dai.Nhờ có sự rèn luyện cộng với các biện pháp thể dục khác góp phần tạo ranhững đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vững vàng. Muốn trẻ có sức khỏe tốt, chịu đựng dẻo dai trước sự thay đổi của khíhậu, người lớn cần tích cực cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên VD: Cho trẻ tắm nắng, tắm gió, tắm bằng nước, cho trẻ ngủ những nơithoáng mát, có gió và nắng sớm có các tia cực tím có tác dụng tốt đối với trẻnhỏ…2.1.3.1.4. Điều kiện cần thiết để tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi – Phải có những điều kiện cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu vệ sinh sưphạm – Chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp với từng độ tuổi – Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trẻ và y tế trong công tácchăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. + Theo dõi thể lực sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ phát triển 16 + Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch + Phòng và xử lý một số bệnh trẻ dưới 3 tuổi thường gặp + Phòng và xử lý một số tai nạn có thể xảy ra với trẻ – Chế độ dinh dưỡng + Đảm bảo chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi + Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: đạm, bột, đường, muối khoáng, các loạisinh tố… + Đủ nước uống, nhất là về mùa hè + Đảm bảo ăn uống vệ sinh sạch sẽ + Chế biến thức ăn phù hợp và thay đổi thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng. – Các bài tập luyện, các hình thức chơi tập phát triển vận động giành chotrẻ dưới 3 tuổi phải được tiến hành dưới sự hướng dẫn của người lớn.2.1.3.2. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo2.1.3.2.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen văn hoá- vệ sinh: * Ý nghĩa của việc giáo dục các kĩ xảo và thói quen văn hoá- vệ sinh Giáo dục các kỹ xảo và thói quen văn hoá- vệ sinh là khâu rất quan trọngkhông chỉ trong hệ thống giáo dục thể chất mà cả trong hệ thống chung củaviệc hình thành nhân cách. Kỹ xảo và thói quen văn hoá- vệ sinh là một cơ sởcủa hành vi văn minh chung, phản ánh yêu cầu của xã hội phù hợp với nhữngtiêu chuẩn hành vi văn hoá – đạo đức. Có thể nói phần nhiều những kỹ xảo,thúi quen văn hoá – vệ sinh được hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo. * Nội dung giáo dục các kĩ xảo và thói quen văn hoá – vệ sinh cần giáo dụccho trẻ mẫu giáo: Có thể chia các nhóm kỹ xảo và thói quen văn hoá – vệ sinh ở trườngmẫu giáo như sau: – Kĩ xảo và thói quen vệ sinh thân thể và quần áo: Rửa tay, rửa mặt, đánhrăng, súc miệng, lau mũi, biết dùng khăn mặt, chải đầu, giữ gìn quần áo sạchsẽ, không quỳ, ngồi nơi sàn đất bẩn . – Kỹ xảo và thói quen ăn uống có văn hoá: Rửa tay trước khi ăn, ngồi ăntrật tự, không dùng tay bốc thức ăn, không đánh rơi thức ăn, không cản trở bạn,không hờn dỗi, biết cảm ơn cô … – Kĩ xảo và thói quen sử dụng, giữ gìn và sắp xếp đồ dùng: Biết xếp, cấtđồ dựng, đồ chơi, sách vở, quần áo, dày dép ngăn nắp, đúng vị trí… – Vệ sinh môi trường: Không vứt rác bừa bãi, không nhổ bậy, không làmbẩn trường lớp, biết sử dụng nhà vệ sinh hợp lý, sạch sẽ… Các nội dung này ở các độ tuổi khác nhau có mức độ yêu cầu khác nhau.Việc hình thành các kỹ xảo và thói quen văn hoá – vệ sinh cho trẻ là một quátrình dài, đòi hỏi phải kiên trì, tôn trọng khả năng và sức lực của trẻ, không nênvội vàng, áp đặt. * Các phương pháp, biện pháp giáo dục các kĩ xảo và thói quen văn hoá -vệ sinh Để hình thành kỹ xảo và thói quen văn hóa- vệ sinh, cần phải vận dụng cácphương pháp, biện pháp khác nhau: 17 -Trước hết cô phải nắm vững yêu cầu của chương trình về giáo dục kỹnăng , thói quen vệ sinh, nhất là ở mẫu giáo bé, vì cơ sở giáo dục kỹ xảo đượcđặt chính ở lứa tuổi này, còn trong những năm tiếp theo kỹ xảo được hoànthiện dần. – Trong quá trình giáo dục kỹ xảo văn hoá – vệ sinh cho trẻ, đặc biệt ở giaiđoạn đầu (mẫu giáo bé) việc vừa làm mẫu, vừa giảng giải có ý nghĩa quantrọng. – Tổ chức cho trẻ luyện tập thường xuyên: Luyện tập có ý nghĩa to lớn trongviệc giáo dục kỹ xảo văn hoá – vệ sinh. Bản chất của luyện tập là cùng mộthành động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những điều kiện khác nhau, quađó, các kĩ xảo và thói quen văn hoá – vệ sinh của trẻ được hình thành, củng cố.Có thể sử dụng trò chơi để luyện tập cho trẻ. – Việc đề ra cho trẻ những yêu cầu giữ vai trò to lớn trong việc giáo dục cáckỹ xảo văn hoá – vệ sinh. Trước hết, cô giáo phải giúp trẻ ý thức được ý nghĩavà sự hợp lý của các thao tác, các hành động văn hoá – vệ sinh, từ đó hìnhthành ở trẻ các hành vi, thói quen phù hợp. Tuy nhiên, yêu cầu phải hợp lý,vừa sức đối với trẻ. – Động viên khuyến khích trẻ – Phối hợp chặt chẽ với gia đình để tạo điều kiện cho trẻ được vận dụng,củng cố những kỹ năng đó ở gia đình.2.1.3.2.2. Chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo Chế độ sinh hoạt là nội dung quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ mẫugiáo. Chế độ sinh hoạt là sự phân bố thời gian và các hoạt động hợp lí trongngày ở trường mần non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí và sinh lí của trẻ, quađó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kĩ năng sốngtích cực. * Ý nghĩa: Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệuquả giáo dục thể chất. Do lặp đi lặp lại mọi yếu tố trong chế độ sinh hoạt màtrẻ tạo ra được những định hình hoạt động vững chắc, tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho việc hình thành những phản xạ có điều kiện, giúp trẻ dễ dàng dichuyển từ hình thức này sang hình thức hoạt động khác. – Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ: Do sự thường xuyên lặplại các thao tác trong một thời gian nhất định và theo một trình tự nhất địnhlàm cho trẻ dễ nắm được những sinh hoạt hợp lý, những kỹ năng văn hoá – vệsinh. Chế độ sinh hoạt có tác dụng giáo dục cho trẻ ý thức kỷ luật và nhữngthói quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian. * Yêu cầu đối với chế độ sinh hoạt: – Phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi: Đây là yêu cầu cơ bản của việcxây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ – Chế độ sinh hoạt phải được cố định: Khi chế độ sinh hoạt đó được xáclập một cách khoa học trên cơ sở các yêu cầu về tâm lí, sinh lí, giáo dục vàthực tiễn ở mỗi địa phương thì cần phải được cố định. Các hoạt động học tập,vui chơi. lao động, dạo chơi, ăn ngủ, nghỉ ngơi cần phải đúng giờ. Việc thực 18hiện chế độ sinh hoạt ổn định góp phần hình thành các kĩ xảo và thói quen vănhoá – vệ sinh, giáo dục cho trẻ tính tổ chức, tính kỉ luật trong tập thể, ý thức củatrẻ về thời gian. * Phân phối thời gian trong chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo (Theo “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” các giai đoạn độ tuổi -NXB GD Việt Nam 2011) Thời gian Hoạt động Mùa hè Mùa đông 6h45 – 8h00 7h00 – 8h20 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng 8h00 – 8h 40 8h20 – 9h00 Học 8h40 – 9h20 9h00 – 9h40 Chơi, hoạt động ở các góc 9h20 – 10h00 9h40 – 10h20 Chơi ngoài trời 10h00 – 11h10 10h20 – 11h40 Ăn bữa chính 11h10 – 14h00 11h40 – 14h00 Ngủ 14h00 – 14h40 11h40 – 14h00 Ăn bữa phụ 14h40 – 15h40 14h40 – 15h40 Chơi, hoạt động theo ý thích 15h40 – 17h00 15h40 – 17h00 Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ sinh hoạt này không cứng nhắc, cần cósự linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, theo mùa, thời tiết, nhưng cơ bảnvẫn phải tuân theo các trình tự hoạt động trên đây.Riêng đối với các cơ sở học 2 buổi trong ngày trẻ ăn, ngủ ở gia đình.2.1.3.2.3. Tổ chức ăn uống cho trẻ Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, việc tổ chức chế độ ăn uống hợp lýcó ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ, nó đảm bảo sựsống, sự phát triển chung của cơ thể. Trẻ mẫu giáo đang ở lứa tuổi phát triển nhanh về thể lực nên đòi hỏi khẩuphần ăn phải đầy đủ về chất và lượng. Vì vậy, cần phải cho trẻ ăn thức ăn cóthành phần phù hợp với yêu cầu của cơ thể. * Chế độ ăn của trẻ Chế độ ăn Nhu cầu năng lượng trong Tại trường (dảm bảo 50- một ngày của trẻ 3-6 tuổi 60% nhu cầu cả ngày Cơm 1500-1600 Kcal 750- 960 Kcal thường Năng lượng phân phối cho các bữa ăn tại trường như sau: Bữa chính buổi trưa chiếm 35- 45% năng lượng cả ngày Bữa phụ chiếm khoảng 10- 15% năng lượng cả ngày. * Một số yêu cầu đối với việc tổ chức ăn uống cho trẻ mẫu giáo tại trường – Tổ chức cho trẻ ăn tối thiểu một bữa chính, một bữa phụ/ngày. Chuẩn bịđầy đủ các điều kiện tổ chức bữa ăn. 19 – Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa phù hợp với thực tế ởđịa phương. – Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu lứa tuổi. Cơ cấu khẩu phầncân đối, hợp lý. Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu sau: + Chất đạm (Protit): cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần + Chất béo (lipit): cung cấp khoảng 15- 20% năng lượng khẩu phần + Chất bột đường (Gluxit): cung cấp khoảng 65- 73% năng lượng khẩuphần – Cung cấp đủ nước uống khoảng 1,0- 1,5 lớt/trẻ/ngày (kể cả nước trongthức ăn). – Thay đổi cách chế biến phù hợp với từng độ tuổi. Tập cho trẻ ăn cácloại thức ăn khác nhau, động viên trẻ ăn hết suất. – Trẻ phải rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn. Ăn xong cho trẻsúc miệng, uống nước. – Rèn nề nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống và giữ gìnvệ sinh. – Xử lí kịp thời các tình huống bất thường có thể xảy ra trong bữa ăn. – Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, người chăm sóc trẻ và gia đình đểchăm lo bữa ăn của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầudinh dưỡng đầy đủ, hợp lí.2.1.3.2.4. Tổ chức cho trẻ ngủ * Ýnghĩa: Giấc ngủ có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển thể chấtcho trẻ, cụ thể là phục hồi chức năng làm việc của các tế bào thần kinh. Nếu trẻngủ không đủ giấc, không say thì sẽ làm cho hệ thần kinh và cơ thể mệt mỏi,dẫn đến sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh, quá trình hưng phấn cao, làmxuất hiện xúc cảm tiêu cực ở trẻ như cáu kỉnh, trái tính trái nết, cơ thể suynhược. Vì vậy cần tổ chức đúng đắn giấc ngủ cho trẻ. * Tổ chức cho trẻ ngủ: – Trước hết cần cho trẻ quen dần với chế độ từ thức sang ngủ phù hợpvới độ tuổi, tập cho trẻ có nhu cầu ngủ đúng thời gian qui định (ở trẻ mẫu giáodo sự phát triển của quá trình nhận thức, do nhu cầu về các loại hoạt động vàtrò chơi ngày càng phức tạp cho nên thời gian thức, ngủ có khác so với tuổinhà trẻ, nhiều khi trẻ quỏ ham chơi mà quên cả nhu cầu ngủ). – Cần tạo ra một chế độ ngày đêm thích hợp với lứa tuổi và những đặcđiểm cá nhân của trẻ. Đây là phương tiện quan trọng để tạo ra nhu cầu ngủ củatrẻ một cách đúng đắn. – Cần tạo ra trạng thái yên tĩnh cần thiết trước giờ ngủ (không có nhữngkích thích mạnh, không làm ồn, không để ánh sáng chiếu vào phòng), phòngngủ phải thoáng mát, đảm bảo ấm về mùa đông và mát về mùa hè. – Cần cho trẻ ngủ đúng giờ để tạo ra những phản xạ có điều kiện ở trẻ,giúp cho trẻ có thói quen ngủ nhanh và ngủ ngon giấc. – Giúp trẻ ngủ với thái độ ân cần, nằm đúng tư thế (không nằm sấp,không co đầu gối..), giúp đỡ riêng cho các trẻ yếu. 20

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *