Khi bị tắc vòi trứng, nhiều chị em lo sợ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, cũng có nhiều chị em chưa hề nghe nói hay biết đến căn bệnh phụ khoa này. Theo nghiên cứu, tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên vô sinh ở nữ giới. Vậy tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân do đâu, biểu hiện và cách chữa như thế nào?

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng (còn gọi là ống dẫn trứng) là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, một đầu hở mở vào ổ bụng, còn đầu kia thông với buồng tử cung. Đây là vị trí để trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh.

Đang xem: Tắc vòi trứng có biểu hiện gì

Tắc vòi trứng là tình trạng chít hẹp, dính tắc, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung. Thông thường, với chiều dài từ 10 – 12cm, vòi trứng chỉ bằng đầu nhỏ của một chiếc đũa. Khi gặp phải tình trạng dính, vòi trứng trông giống với một sợi dây cước.

Bệnh tắc vòi trứng thường gặp ở những đối tượng sau:Người có nhiều bạn tình, quan hệ với bạn tình đã từng nhiễm lậu hoặc nhiễm vi khuẩn khác.Người không chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục.

Theo nghiên cứu, tắc ống dẫn trứng là nguyên nhân chính gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới chiếm khoảng 25 – 35% tỷ lệ vô sinh nữ. Tình trạng viêm nhiễm tại vòi trứng vừa gây tắc nghẽn tại vòi trứng vừa làm giảm khả năng sinh sản. Nguy hiểm hơn, tắc vòi trứng còn làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, đe dọa tính mạng. Do đó, để tránh gặp phải tác hại của bệnh tắc vòi trứng thì chị em cần đi khám phụ khoa và điều trị càng sớm càng tốt.

*

Nguyên nhân tắc vòi trứng

Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng hoặc quan hệ thô bạo khiến các vi khuẩn tấn công trực tiếp vào cơ quan sinh dục của nữ giới gây viêm nhiễm. Quan hệ tình dục không an toàn còn khiến chị em có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các tác nhân có hại lây nhiễm sẽ dễ dàng lây lan lên vòi trứng, buồng trứng gây viêm nhiễm dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, không sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc do thụt rửa âm đạo, sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có tính tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung… hay các nhiễm khuẩn lậu, chlamydia, viêm ruột thừa… cũng khiến vi khuẩn lây lan ngược dòng lên gây nhiễm khuẩn, tắc nghẽn vòi trứng.

Ở một số trường hợp chị em khi sinh ra đã bị chít hẹp dẫn đến thiếu một phần hoặc toàn bộ vòi trứng, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng cũng không ngoại lệ.

Nạo, phá thai nhiều lần hoặc trong khi thực hiện, các dụng cụ không đảm bảo vô trùng khiến cổ tử cung bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tắc vòi trứng. Sau khi phá thai hoặc sau khi sinh đẻ, sức đề kháng suy giảm, vùng kín của chị em luôn trong trạng thái mở, nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khu vực này gây viêm nhiễm. Do đó, chị em cần chú ý làm tốt công tác vệ sinh vùng kín trong những hoàn cảnh này.

Một số thủ thuật ngoại khoa như phẫu thuật cổ tử cung, đặt vòng tránh thai, tiểu phẫu vùng kín, thủ thuật ổ bụng, phẫu thuật viêm ruột thừa… không thực hiện đảm bảo an toàn cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, tắc vòi trứng do vòi trứng bị sưng mủ, dính liền.

Dấu hiệu tắc vòi trứng

Chị em phụ nữ có thể dựa vào những biểu hiện của bệnh tắc vòi trứng sau:

Cảm giác đau, khó chịu, sưng cứng ở bụng, đau lưng ở nhiều mức độ khác nhau kèm biểu hiện tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu gấp, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức… Trong những ngày có kinh nguyệt, cơn đau có thể tăng lên và kéo dài làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em.

Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn thể hiện qua vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh có màu sắc lạ, thời gian hành kinh thay đổi… Nguyên nhân là do khi vòi trứng bị tắc làm tổn thương đến chức năng hoạt động của buồng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt.

Khi vòi trứng bị tắc, tinh trùng sẽ khó có thể gặp trứng để thụ thai. Tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nữ giới, theo số liệu thống kê có tới 20% phụ nữ vô sinh do tắc vòi trứng. Nguy hiểm hơn, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai cũng khó di chuyển vào buồng trứng để làm tổ do vòi trứng bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài những biểu hiện trên, chị em còn có các biểu hiện khác như tăng dịch tiết âm đạo, rối loạn chức năng tiêu hóa, đau rát khi quan hệ tình dục, mệt mỏi…

Những biểu hiện của bệnh tắc vòi trứng có thể giống với nhiều bệnh lý phụ khoa khác khiến chị em nhầm lẫn. Do đó, để biết chính xác thì chị em cần nhanh chóng đi thăm khám phụ khoa ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh.

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Theo thống kê, có đến 60% phụ nữ bị tắc một hoặc hai bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Vòi trứng có chức năng là ống dẫn trứng đã thụ tinh tới tử cung làm tổ. Dù trứng có bị tắc nghẽn hay không thì buồng trứng vẫn hoạt động bình thường theo đúng quy trình. Nội tiết tố vẫn được tiết ra, các nang trứng vẫn phát triển, chín và rụng xuống hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Khó ở đây là tắc vòi trứng khiến tinh trùng khó gặp được trứng hoặc khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Còn trứng đã rụng không được thụ tinh vẫn bị đào thải ra khỏi cơ thể người phụ nữ.

Đặc biệt, cấu tạo cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm 2 vòi trứng và 2 buồng trứng. Nếu chỉ tắc 1 bên vòi thì vòi còn lại vẫn hoạt động như bình thường, vẫn còn khả năng đón trứng đã thụ tinh để di chuyển xuống tử cung. Do đó, chị em bị tắc 1 bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt và có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên, khi vòi trứng bị chít hẹp, chị em có thể gặp phải một số hiện tượng như đau tức vùng bụng dưới, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, diễn ra bất thường…

Như vậy, việc có kinh nguyệt gần như không ảnh hưởng đến việc vòi trứng bị tắc hay không tắc. Qúa trình trứng chín và rụng vẫn diễn ra và được đào thải ra khỏi cơ thể theo máu kinh. Chị em phụ nữ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Tốt nhất nên đi thăm khám ngay để được điều trị cụ thể.

Xem thêm: Thuốc Đông Y Thế Hệ 2 Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Gan B Bằng Đông Y

Tắc vòi trứng có chữa được không?

Ngay khi mới có biểu hiện của bệnh tắc vòi trứng, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám và chữa trị ngay. Bệnh ở mức độ nhẹ, tình trạng tắc hẹp sẽ rút ngắn thời gian điều trị và bệnh cũng có khả năng được chữa khỏi. Ngược lại, với trường hợp bệnh tiến triển nặng, trở nên nghiêm trọng thì tỷ lệ chữa khỏi khá thấp, chị em cần phải điều trị trong thời gian dài, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc.

Để giúp việc điều trị mang lại hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám và chữa trị ngay khi có biểu hiện của bệnh.

Viêm tắc vòi trứng dễ gây vô sinh

Viêm tắc vòi trứng do rất nhiều nguyên nhân: Do vệ sinh kém, không đúng cách, nhất là trong ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công ngược lên cổ tử cung, lan lên vòi trứng gây tắc nghẽn. Ngoài ra, viêm tắc vòi trứng cũng do viêm nhiễm qua đường tình dục như vi khuẩn lậu… hoặc do chị em thực hiện các thủ thuật ngoại khoa không an toàn, nạo phá thai nhiều lần làm tổn thương, viêm nhiễm cổ tử cung, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập lên vòi trứng.

Khi vòi trứng bị tắc sẽ cản trở trứng và tinh trùng gặp nhau, trong một số trường hợp dẫn đến thai ngoài tử cung, khó thụ thai, dễ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Theo nhiều nghiên cứu, viêm tắc vòi trứng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới chửa ngoài tử cung do khi vòi trứng bị tắc, trứng khó di chuyển hoặc không thể di chuyển về tử cung làm tổ. Lúc này, trứng sẽ làm tổ ngay tại vòi trứng hoặc nằm trong ổ bụng hoặc cổ tử cung… Khi thai vỡ sẽ dẫn đến biểu hiện chảy máu nhiều và nhanh, đe dọa tính mạng của thai phụ nếu không kịp thời phát hiện và xử lý. Nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm nhiễm tắc vòi trứng kéo dài gây ra nhiều tác hại như khó thụ thai, vô sinh – hiếm muộn, gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Cách chữa tắc vòi trứng

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có những cách chữa tắc vòi trứng khác nhau. Hiện nay, chữa tắc vòi trứng có khá nhiều cách, có thể sử dụng phương pháp nội khoa hoặc phương pháp ngoại khoa.

Phương pháp nội khoa

Những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu viêm, tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh và làm thông vùng bị tắc. Đây được đánh giá một trong những cách chữa bệnh tắc vòi trứng hiệu quả, không gây đau đớn đối với người bệnh. Tuy nhiên, chị em cần chú ý tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bên ngoài bởi có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Phương pháp ngoại khoa

Đối với trường hợp bệnh ở mức độ nặng, đồng thời việc áp dụng phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa nhằm giúp thông tắc vòi trứng như:

Bơm hơi thông tắc vòi trứng

Phương pháp này hoạt động bằng cách dùng thuốc đặc trị bệnh bơm vào vòi trứng giúp thông tắc vòi trứng, chỉ áp dụng cho trường hợp tắc vòi trứng nhẹ, vòi trứng bị hẹp ở một đoạn ngắn. Tỷ lệ thành công của phương pháp này thường khoảng từ 30 – 50% nhưng còn rất nhiều hạn chế như: Dễ gây đau đớn, dễ gây ra biến chứng, chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ chứ không thể điều trị tận gốc, bệnh dễ tái phát và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề, trình độ cao.

Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng

Trường hợp ống dẫn trứng tắc đoạn gần thành tử cung có thể áp dụng phương pháp này. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi chuyên dụng đưa vào vòi trứng, sau đó đưa một ống thông vào lỗ ống dẫn trứng giúp loại bỏ những mẩu mô vụn cũng như tách những chỗ dính tắc trong lòng ống dẫn trứng.

Phương pháp này đem lại hiệu quả khá cao, quy trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, chính xác nhưng có tỷ lệ tái phát cao.

Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi

Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi trứng thường được áp dụng cho trường hợp tắc ống dẫn trứng ở đoạn xa hơn so với thành tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ những dải dây dính quanh ống dẫn trứng và loa vòi, cải thiện khả năng bắt trứng và đã giúp 40% trường hợp chị em có thai sau 12 tháng.

Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng

Khi vòi trứng bị tắc quá nặng, ứ dịch nghiêm trọng, có khả năng lây lan làm tắc vòi trứng còn lại và nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao thì cần tiến hành cắt ống dẫn trứng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bác sĩ sẽ cắt bỏ ống dẫn trứng bị ứ dịch sát góc tử cung và chừa lại tử cung, buồng trứng. Trường hợp nặng, cả hai ống dẫn trứng đều có độ tổn thương nặng thì cần cắt bỏ cả hai. Nếu chị em không còn khả năng có thai tự nhiên nhưng vẫn có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai.

Phẫu thuật nối ống dẫn trứng

Áp dụng cho những trường hợp tắc vòi trứng do triệt sản, ống dẫn trứng bị tổn thương ở đoạn giữa ống dẫn trứng không thể nong được ống dẫn trứng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ ống dẫn trứng đoạn bị tổn thương và nối hai đầu lại với nhau. Kỹ thuật này rất phức tạp đòi hỏi tay nghề cao và tỉ lệ thành công thấp hơn các phương pháp khác.

Áp dụng cho các trường hợp tắc vòi trứng do triệt sản, do bị tổn thương ở đoạn giữa. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng đoạn bị tổn thương và nối hai đầu vòi trứng lại với nhau. Kỹ thuật này đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của bác sĩ chuyên khoa. Nếu thành công, tỷ lệ của phương pháp này có thể lên tới 80%.

Bệnh tắc vòi trứng càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Do đó, chị em nên nhanh chóng đi khám chữa ngay khi nhận thấy biểu hiện của bệnh. Không nên chủ quan kéo dài thời gian thăm khám bởi sẽ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản.

Lời khuyên từ bác sĩ Nguyễn Thị Nga khi bị tắc vòi trứng

Ngoài việc điều trị bệnh, điều trị tại nhà cũng là một phương pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe của chị em. Do đó, bác sĩ Nguyễn Thị Nga – một bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa – kế hoạch hóa gia đình phòng khám đa khoa Thái Hà có đưa ra một số lưu ý sau cho các chị em khi mắc phải bệnh tắc vòi trứng:

Tuân thủ việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.Giữ gìn, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày hành kinh để phòng tránh viêm nhiễm tại vùng kín.Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt, chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.Không nên sử dụng các thức ăn có tính cay nóng, đồ uống có gas, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…Giữ tâm lý thoải mái, ổn định.Thực hiện những bài thể dục, vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ… để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Xem thêm: Sôi Bụng Sôi Là Triệu Chứng Bệnh Gì ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Khi bị tắc vòi trứng, nhiều chị em phụ nữ lo lắng, phiền muộn do bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng rơi vào tình trạng này ngày càng gia tăng theo từng năm. Nếu kịp thời phát hiện và điều trị ngay khi có các triệu chứng của bệnh thì hiệu quả điều trị bệnh khá cao, chị em có thể có được hạnh phúc làm mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *