Hiện cả nước có hàng trăm trạm phát sóng thông tin di động BTS, nhưng cử tri cả nước bày tỏ băn khoăn lo lắng về sự ảnh hưởng của các trạm phát sóng di động được lắp đặt ngay trong khu dân cư. Vì vậy đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, đã có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy hoạch Hệ thống các trạm thu phát sóng thông tin di động tại các địa phương trong cả nước.

*

Đại biểu Phan Thái Bình chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông về mức độ an toàn của các Trạm phát sóng thông tin di động được đặt trong các khu dân cư 

Các doanh nghiệp được yêu cầu phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhà trạm, cột ăng ten thu phát sóng di động trong phạm vi 100 m tại khu vực nội thành và 500 m ở ngoại thành. Trường hợp xây dựng cột ăng ten mới gần với cột ăng ten hiện có thì các doanh nghiệp xây dựng cột ăng ten mới phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng với cột ăng ten hiện có. Đây là một trong những yêu cầu trong Quyết định 07/2017 của UBND TP.Hà Nội “Quy định về quản lý, cấp phép xây dựng công trình cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Đang xem: Tác hại của cột thu phát sóng điện thoại

Thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên, vào thời điểm cuối tháng 01/2019, thì những trạm thu phát sóng thông tin di động BTS vẫn được đặt dày đặt, san sát trên các ngôi nhà cao tầng, ngay giữa khu dân cư đông đúc. Mật độ dày đặc các trạm BTS khiến người dân lo lắng về sự cộng hưởng của các tần số sóng đến sức khỏe của mình. Nỗi lo mất an toàn càng tăng lên đặc biệt trong mùa mưa bão, khi họ phải sống cạnh những trạm BTS như thế này.

Ông Nguyễn Văn Đào, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho biết: “Gia đình tôi sống cách trạm BTS chưa tới 10 mét. Họ lắp đặt trạm này cách đây khoảng 2 năm. Lúc lắp đặt trạm, chúng tôi đã hoàn toàn không được thông báo, phổ biến gì về việc lắp đặt các trạm này từ phía chính quyền địa phương hay từ phía đơn vị lắp đặt. Chỉ biết rằng, chủ của ngôi nhà đó cho bên viễn thông thuê vị trí để lắp đặt thiết bị kỹ thuật. Tuy nhiên cũng từ thời điểm ấy, các hiện tượng “lạ” bắt đầu xảy ra tại khu vực này. Hàng loạt các thiết bị điện tử của các hộ dân xung quanh như: Tivi, máy tính, điều hòa, mô tơ cửa cuốn bị cháy, bị hỏng”.

*

Ông Nguyễn Văn Đào, quận Đống Đa, Hà Nội

Cùng chung tâm trạng bất an, hơn hai năm qua cuộc sống của hàng chục hộ dân sống tại tổ 23, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải sống cạnh những trạm thu phát sóng di động của 2 nhà mạng Viettel và VNPT được lắp đặt trên nóc của một tòa nhà 5 tầng, nằm chính giữa khu vực dân cư.

 Sau sự cố xảy ra tại các hộ dân, hàng chục đơn kiến nghị đã được gửi lên cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đến tháng 9/2018, trạm thu phát sóng đã được tháo dỡ và di chuyển.

Với sự phát triển của các mạng viễn thông trong thời gian gần đây, nhằm tránh hiện tượng nghẽn mạng và phục vụ cho nhu cầu mở rộng, các nhà mạng phải liên tục nâng cấp thiết bị cũng như phát triển thêm những trạm thu phát sóng BTS. Do vậy, không tránh khỏi việc những trạm BTS này được đặt trong những khu dân cư đông đúc. Tuy nhiên, hệ quả đi kèm cũng rất đáng lo ngại khi các trạm thu phát sóng đang mọc lên ồ ạt, không quy hoạch, xen lẫn trong những khu dân cư với nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Đặc biệt, khi tiến hành lắp đặt các trạm BTS, người dân không được thông báo, giải thích về mức độ an toàn bức xạ nên khó tránh khỏi những phản ứng gay gắt từ phía người dân.

Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa, Ba Đình hay Long Biên… thành phố Hà Nội, trên một quãng đường khoảng 500m có tới 2 – 3 trạm BTS của các nhà mạng khác nhau là khá phổ biến. Thậm chí, trong cùng một nóc tòa nhà, việc mỗi nhà mạng đều sở hữu riêng một trạm BTS cũng rất dễ thấy. Hiện trạng này không chỉ làm xấu đi cảnh quan đô thị mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như bức xúc trong dư luận.

Không thể phủ nhận những tác động mà công nghệ thông tin, viễn thông đã mang lại cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin thì vẫn có những nỗi lo về nguy cơ mất an toàn từ các trạm thu phát sóng di động đặt trong khu dân cư.

Theo các chuyên gia viễn thông, để giải quyết tình trạng trên, các nhà mạng dùng chung một trạm BTS là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí lắp đặt cơ sở hạ tầng mà còn đảm bảo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên với nhiều lý do về kỹ thuật, chi phí… nên các nhà mạng cũng không mấy mặn mà với cách thức này.

Thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, toàn thành phố có khoảng hơn 8.100 trạm BTS của các mạng 2G, 3G và 4G, trong đó có khoảng 66% là dạng cột ăng ten được lắp đặt trên các công trình xây dựng. Nhưng trong số trên chỉ có hơn 1.300 trạm BTS được các nhà mạng dùng chung hạ tầng, đồng nghĩa với tỷ lệ dùng chung đang ở con số rất nhỏ, khoảng 16%. Điều đáng nói là đã từ nhiều năm qua, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý lĩnh vực viễn thông là Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần khuyến khích các nhà mạng dùng chung cơ sở hạ tầng nhưng việc các nhà mạng bắt tay dùng chung cơ sở hạ tầng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

Trước những bức xúc của người dân về mức độ an toàn của các trạm BTS, tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về mức độ an toàn bức xạ và nguy hiểm khi các trạm phát sóng đặt dày đặc trên nóc các tòa nhà hiện nay.

Tại Việt Nam, ngay từ năm 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn quy định về mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ, mã hiệu TCVN 3718-1:2005. Cụ thể, đối với trạm phát sóng quy định của Việt Nam là 2w/m2, khắt khe hơn từ 2 đến 5 lần so với giới hạn mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, cũng như giới hạn mà các nước như Mỹ, Canada áp dụng là từ 4,6-10w/m2.

Xem thêm: Đắp Mặt Nạ Qua Đêm Có Sao Không, &Ndash Dhc Việt Nam

Theo thống kê của Hiệp hội Di động GSMA tháng 11/2016 thì mức giới hạn này ở Việt Nam khắt khe hơn so với 136 nước khác trên thế giới áp dụng khuyến cáo của WHO hoặc thấp hơn mức khuyến cáo của WHO.

Từ năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định bắt buộc các doanh nghiệp di động áp dụng mức giới hạn này cho các trạm phát sóng trước khi đưa vào sử dụng.

Để hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; năm 2011 và 2017 ban hành 3 Thông tư quy định bắt buộc kiểm định an toàn bức xạ trong đó có trạm phát sóng di động.

Về công tác kiểm định, từ 2006 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện kiểm định đối với hơn 80.000 trạm BTS trên cả nước. Kết quả, 99% trạm BTS đạt yêu cầu kiểm định. 1% còn lại các trạm BTS chưa đáp ứng tiêu chuẩn và đã được yêu cầu khắc phục bảo đảm đúng tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng.

Như vậy, các trạm thu phát sóng thông tin di động hoạt động trong mức giới hạn về phơi nhiễm điện từ cho phép và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục theo dõi, cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới về vấn đề an toàn bức xạ điện từ để có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách quản lý an toàn bức xạ điện từ.

Trong văn bản trả lời đại biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẳng định, sóng điện từ của các trạm phát sóng BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu được đặt đúng vị trí và trong quá trình lắp đặt đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy chuẩn. Tuy nhiên, có một mối lo khác mà hàng ngày người dân vẫn phải đối mặt là nguy cơ mất an toàn. Nỗi lo này càng tăng lên nếu như cơ quan chức năng không tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên và xiết chặt việc cấp phép, thi công, vận hành các trạm BTS. Cần có giải pháp gì đảm bảo an toàn từ những trạm phát sóng BTS, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với đại biểu Phan Thái Bình về vấn đề này:

*

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, đại biểu đã có văn bản chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác quản lý các trạm phát sóng BTS đặt tại khu dân cư. Xin đại biểu cho biết nội dung chất vấn tập trung vào khía cạnh nào?

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV, tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về nội dung các trạm thu phát sóng BTS đặt trong khu dân cư, trong đó có nhiều nội dung, trong đó hai nội dung chính là tôi muốn hỏi Bộ trưởng là qua ý kiến phản ánh của cử tri hiện nay rất nhiều Trạm BTS đặt tại khu dân cư, đặc biệt tại các thành phố lớn. Như vậy bức xạ của sóng điện từ có ảnh hưởng tới sức khỏe người dân hay không và việc đảm bảo an toàn đối với các trạm khi đặt trong khu đông dân cư; công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn như thế nào, bởi vì cử tri và nhân dân rất lo lắng.

Phóng viên: Sau khi nhận được văn bản chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản trả lời, đại biểu đánh giá như thế nào về nội dung trả lời này?

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Sau khi nhận được văn bản chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời kịp thời, trong đó Bộ trưởng đã phân tích kỹ về công tác khảo sát; công tác quy hoạch vị trí đặt trạm; tiêu chuẩn của các trạm này; giải thích về quy trình cũng như mức độ ảnh hưởng của trạm này theo tiêu chuẩn của Việt Nam và tiếp cận với tiêu chuẩn của quốc tế để cử tri yên tâm. Qua phần trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông là kịp thời và nội dung dung trả lời sát với yêu cầu câu hỏi tôi chất vấn.

Phóng viên: Thưa đại biểu, trong văn bản trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẳng định là các trạm phát sóng BTS đã đặt đúng vị trí và không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Nhưng trên thực tế ở các địa phương trong cả nước có hàng nghìn trạm BTS được đặt tại khu dân cư. Theo đại biểu, liệu việc kiểm tra, giám sát việc đặt các trạm phát sóng này có hiệu quả và đúng quy định?

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Qua trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 2016 đến nay Bộ đã trực tiếp kiểm tra, thẩm định hơn 80.000 trạm BTS, theo báo cáo của Bộ thì khoảng 99% trạm đạt yêu cầu, đảm bảo về tiêu chuẩn, còn lại khoảng 1% không đảm bảo tiêu chuẩn. Đối với 1% theo báo cáo của Bộ là trước khi đưa vào sử dụng đều yêu cầu các đơn vị khắc phục về tiêu chuẩn và mức phóng xạ, khi đảm bảo an toàn mới đưa vào sử dụng. Tôi cho rằng trả lời như vậy rất cụ thể, cử tri và nhân dân rất yên tâm. Tôi cũng tin tưởng công tác thẩm định này của Bộ.

Về công tác thanh tra, kiểm tra thì hiện số lượng các trạm BTS rất lớn, phát sinh thường xuyên thì cũng cần phải kiểm tra thường xuyên. Việc đánh giá các trạm có đảm bảo an toàn hay không thì nếu buông lỏng kiểm tra thì khó đảm bảo an toàn tuyệt đối vì có những trạm đã đảm bảo an toàn rồi nhưng lại bị tác động bởi môi trường tự nhiên và điều kiện khí hậu thời tiết phức tạp, thiên tai nhiều, đặc biệt khu vực miền Trung nên có tác động lớn. Tôi cũng mong muốn và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ngoài việc kiểm tra về tiêu chuẩn ban đầu khi lắp đặt thì trong quá trình sử dụng phải định kỳ cũng như đột xuất kiểm tra đánh giá để đạt độ an toàn về bức xạ và các trang thiết bị này xuống cấp, hư hỏng, rỉ sét. Nếu không kiểm định về bức xạ điện từ và an tòan chất lượng công trình sẽ không được đảm bảo.

Phóng viên: Ngoài lo ngại về an toàn bức xạ mà các trạm phát sóng này gây nên, thì còn lo ngại khác về độ an toàn khi đặt tại nơi đông dân cư, nhất là mùa mưa bão đang đến gần (đã từng có vụ tai nạn do trạm phát sóng bị gãy đổ, gây thương vong cho người dân). Theo đại biểu, cơ quan chức năng cũng như các nhà cung cấp mạng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho người dân?

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Theo tôi, đầu tiên chúng ta thường xuyên rà soát quy hoạch, những nơi nào đã được quy hoạch nhưng không đảm bảo an toàn thì cần phải điều chỉnh. Thứ hai, khi tiến hành lắp đặt các trạm phải thẩm định, đảm bảo quy trình được Bộ đặt ra. Trong khâu giám sát thi công lắp đặt cũng cần được chú trọng. Sau khi lắp đặt đưa vào sử dụng thì phải định kỳ kiểm tra về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật với mức phóng xạ; kiểm tra về chất lượng công trình được đặt ở khu dân cư. Bởi thực tế, trong mùa mưa bão đã có những trạm bị ngã, đổ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

Xem thêm: Cục Công Nghệ Thông Tin Bộ Y Tế Đẩy Nhanh Tiến Trình Triển Khai Pacs Cloud

Như vậy, về nguyên tắc công tác kiểm tra định kỳ là hết sức cần thiết và phải bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên. Đặc biệt, qua giám sát, theo dõi của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cũng như bản thân tôi, tôi thấy có một số địa phương, một số nơi vị trí lắp đặt trạm phát sóng BTS chưa thực sự đảm bảo an toàn, có những nơi không lắp đặt ở mặt đất mà lắp đặt ở trên nóc nhà dân hoặc nóc nhà cao tầng. Tôi đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và với trường hợp lắp đặt trong khu đông dân cư, trên nóc nhà thì phải nghiên cứu di dời để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *