Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý như hạ đường huyết, tổn thương gan thận, dị ứng, đầy bụng tiêu chảy,…
Đang xem: Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính vì vậy người bệnh phải luôn xác định tâm lý chung sống “hòa bình” với bệnh nhưng vấn đề đó không hẳn dễ dàng. Với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh cảnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc hoặc kết hợp với một số sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, những lo lắng của bệnh nhân và gia đình thường là có quá nhiều loại thuốc khác nhau, thuốc có tác dụng phụ không? Cách thức sử dụng thế nào? Đặc biệt là thuốc được uống lâu dài.
Phân loại thuốc điều trị đái tháo đường
Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh ĐTĐ với tên gọi và cơ chế làm giảm đường máu khác nhau.
– Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: biguanide: metformin (Metforal, Glucophage, Stagid); thiazolidinedione: rosiglitazone (Avandia, Hasandia 8, Avanglyco 4), pioglitazone (Actos, Dopili 15 mg, Pioglitazone Stada 30 mg, Pioglar); ức chế men DPP-IV: sitagliptine (Januvia TM); đồng phân của GLP-1 (exenatide).
– Thuốc gây tăng tiết insulin: sulphonylurea: glibenclamide (Daonil, Maninil), glipizide (Glibénès, Minidiab), gliclazide (Diamicron), glimepiride (Amaryl); glinide: repaglinide (Pradin 0,5mg).
– Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột: thuốc ức chế men tiêu hóa chất bột-đường alpha glucosidase: acarbose (Dorobay 100 mg, Glucobay 100); thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).
Xem thêm: Cho Trẻ Sơ Sinh Ở Phòng Có Nhiệt Độ Phòng Cho Bé Sơ Sinh Bao Nhiêu Là Phù Hợp?
Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý
Tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường
Hạ đường huyết:
Tất cả thuốc điều trị ĐTĐ đều làm giảm đường máu. Một số thuốc khi được dùng không thích hợp, ví dụ như: dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết quá mức – nghĩa là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời điều chỉnh đường máu tăng trở lại (ăn uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa ăn sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh ăn kiêng thái quá hoặc luyện tập quá sức…
Tác dụng phụ lên gan, thận:
Nghiêm trọng hơn là Các cơ quan của cơ thể chúng ta chịu nhiều tác dụng không mong muốn nhất của các loại dược phẩm, chính là các cơ quan làm nhiệm vụ chuyển hóa (gan) và thải trừ (thận) các loại thuốc sau khi đã hết tác dụng dược lý.
Dị ứng thuốc:
Một trong những tác dụng phụ cần nói đến là dị ứng thuốc. Việc dùng thuốc không đúng cách rất dễ gây dị ứng, có khi chỉ là các triệu chứng nhẹ như mày đay, viêm, đỏ da, nhưng cũng có thể nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Tác dụng phụ này có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng thuốc. Cần nhớ rằng phản ứng dị ứng luôn luôn quay trở lại nếu như ta lại tiếp tục uống thứ thuốc đó. Do vậy, bệnh nhân nên nói điều này với bác sĩ để thay đổi đơn thuốc và không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào
Đầy bụng, tiêu chảy:
Một số thuốc lại gây rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc tiêu chảy (metformin – glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo, chắc chắn phải ngưng uống metformin.
Chính vì vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, điều trị lâu ngày với nhiều loại thuốc thì cần phải cẩn thận khi dùng . Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, không được bỏ thuốc và kết hợp đúng cách với các sản phẩm hỗ trợ điều trị để đạt hiệu quả cao.
Xem thêm: Tổng Kết Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Rio 2016, Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Rio 2016
Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiểu đường
Nhận thức rất rõ về những tác dụng phụ của thuốc tiểu đường như hạ đường huyết, giảm chức năng gan, thận. dị ứng thuốc, đầy bụng, tiêu chảy… nhưng vấn đề cơ bản là bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ thuốc mà phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy làm thế nào để giảm được tác dụng phụ mà tăng hiệu quả điều trị? Trước thực tế đó thì đang có xu hướng tìm đến sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng, cải thiện và chậm tiến trình biến chứng tiểu đường, đồng thời ổn định lượng đường trong máu.