Nếu bạn có người thân bị tâm thần phân liệt thì điều bạn mong mỏi nhất đó là làm cách nào để bạn có thể giúp họ càng nhanh càng tốt. Thuốc là vấn đề quan trọng nhất nhưng những việc chăm sóc cũng quan trọng không kém như là các điều trị tâm lý.

Đang xem: Tác dụng phụ của thuốc tâm thần

Để kiểm soát được việc uống thuốc của người thân là không hề dễ dàng do bênh tâm thần phân liệt ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, hành động suy nghĩ và cảm nhận của một người, nó có thể khiến người ta hành động kỳ quái không giống nình thường do đó việc trốn uống thuốc là điều thường xuyên xảy ra ở những người mắc bệnh tâm thần.

Tâm thần phân liệt có thể gây ra nhiều triệu chứng như:

Ảo tưởng: tin vào những điều không đúng sự thật Ảo giác: nghe hoặc nhìn thấy những điều không xảy ra ở ngay tại đó Suy nghĩ lộn xộn méo mó Xuất hiện những hành động lạ một cách ngẫu nhiên

*

Bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ nguyên nhân do đó không có thuốc điều trị nguyên nhân mà mới chỉ điều trị các triệu chứng.

Thuốc chống loạn thần

Thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị tâm thần phân liệt đó là thuốc chống loạn thần giảm bớt các triệu chứng ảo tưởng hoặc ảo giác. Những thuốc này có tác dụng đến các hóa chất trong não dopamine và serotonin. Người bệnh tâm thần phân liệt sẽ phải uống thuốc này cả đời ngay cả khi có dấu hiệu tâm thần đã ổn định. Thuốc chống loạn thần có thể ở dạng lỏng, thuốc viên, hoặc ở dạng tiêm. Nếu bạn không thể kiểm soát được việc uống thuốc của người thân thì người thân của bạn sẽ được chuyển dạng tiêm khoảng 1-2 lần trong 1 tháng được gọi là thuốc thuốc chống loạn thần có tác dụng kéo dài (LAI), thuốc cáo tác dụng như thuốc uống nhưng giải phóng từ từ hóa chất vào máu.

Dựa trên một số tiêu chí như: thuốc nào bệnh nhân đáp ứng tốt hơn? Giá thành thuốc? tác dụng phụ? Có dễ dàng sử dụng? bệnh nhân có dùng thường xuyên không? Để quyết định lựa chọn thuốc cho một bệnh nhân.

Xem thêm: Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Xong Lại Quan Hệ, Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp

Các loại thuốc chống loạn thần

Thuốc loạn thần được chia làm hai loại:

Thuốc loạn thần cũ hay còn goi là thuốcthế hệ đầu hay thuốc loạn thần điển hình hoặc thuốc loạn thần thông thường bao gồm các loại thuốc sau:

Chlorpromazine (Thorazine) Fluphenazine (Prolixin) Haloperidol (Haldol) Perphenazine (Trilafon) Thiothixene (Navane)

Thuốc loạn thần mới hay là thuốc loạn thần thế hệ thứ hai hoặc thuốc không điển hình bao gồm các thuốc:

Aripiprazole (Abilify) Asenapine (Saphris) Olanzapine (Zyprexa) Quetiapine (Seroquel) Risperidone (Risperdal)

Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần

Những thuốc loạn thần thế hệ đầu tiên thường rẻ hơn nhưng lại có nhiều tác dụng phụ hơn so với thuốc thế hệ mới. Một số thuốc thế hệ đầu có thể dẫn đến việc tăng nồng độ hóc môn prolactin, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, chu kỳ kinh nguyệt, tăng sự phát triển mô vú ở cả nam và nữ

Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai là tăng cân, tăng cholesterol không kiểm soát.

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn ở cả hai loại thế hệ là rối loạn vận động, làm cho cơ lưỡi, mặt, và cổ khó di chuyển theo ý muốn và tình trạng này là vĩnh viễn.

Các tác dụng phụ thường hay gặp ở người uống thuốc chống loạn thần là: tăng cân, rối loạn tình dục, buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, khô miệng, táo bón, buồn nôn, mờ mắt, tụt huyết áp, động kinh, lượng bạch cầu thấp.

Xem thêm: Đánh Tan Mỡ Bụng Bằng Máy Đánh Tan Mỡ Bụng Có Hiệu Quả Không ?

Bệnh nhân tâm thần phân liệtkhông chỉ cần sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình mà còn sự hỗ trợ từ cán bộ y tế hoặc những nhân viên xã hội để giúp kiểm soát tình trạng bệnh của họ. Vì vậy nếu người nhà bạn mắc bệnh tâm thần phân liệt thì hãy tìm hiểu về bệnh này càng nhiều càng tốt vàchìa khóa để kiểm soát bệnh tốt đó là sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh người bệnh. Khi bắt đầu uống thuốc bạn sẽ thấy tình hình tâm thần của ngươi thân có vẻ ổn hơn sau 4-6 tuần vì những ảo giác và ảo tưởng đã giảm nhưng đó là lúc bạn cũng cảnh giác với tình trạng trốn uống thuốc của bệnh nhân. Hãy cố gắng kiểm soát được việc uống thuốc của bênh nhân đủ lâu để bác sỹ có thể kiểm nghiệm được đáp ứng của bệnh nhân với thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *