Việt Nam là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận 53 loài rắn độc thuộc 2 họ: Rắn hổ (Elapidae) với 15 giống, 35 loài; họ Rắn lục (Viperidae) với 8 giống, 18 loài.
Một số sản phẩm từ rắn |
Rắn là loài bò sát di chuyển nhanh, vận động nhiều, có hệ cơ săn chắc, khớp xương lưng mềm mại, dẻo dai; dân gian từ lâu đã lưu truyền tác dụng của rắn trong chữa trị các bệnh về xương khớp, suy giảm sinh lý… Trong y học, mọi bộ phận trên cơ thể rắn đều có giá trị chữa bệnh nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, độc đáo nhất vẫn là tác dụng chữa khớp của rắn.
Đang xem: Tác dụng của rượu rắn hổ mang
Nọc rắn: Nọc rắn cũng là vị thuốc rất quý hiếm với tác dụng giảm đau và trị viêm khớp hiệu quả, chống hình thành huyết khối nên dùng chữa đau thần kinh. Dùng cho các trường hợp bại liệt, đau nhức xương khớp, viêm khớp, phong hàn thấp tý, trẻ em sốt cao co giật, lở ngứa, dị ứng, co giật uốn ván. Y học phương Tây còn sử dụng nọc của nhiều loài rắn khác nhau làm thành các loại thuốc giảm đau, huyết thanh điều trị rắn cắn, thuốc nhồi máu cơ tim, đái đường, ung thư hay suy tim… dưới dạng kem bôi, xoa chữa thấp khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh…; dạng thuốc tiêm tác dụng giảm đau, nhất là đau do ung thư (giảm đau giai đoạn cuối của bệnh này). Nọc rắn còn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn.
Mật rắn: Mật rắn vị ngọt, cay, không đắng, tác dụng hạ sốt, giảm đau, tiêu đờm giảm ho, nhất là trị hen suyễn ở trẻ em rất tốt. Sách Dược điển Việt Nam (in lần thứ nhất, tập II) ghi rõ: mật rắn (Fel serpentis, mã hiệu: TCVN 3440-80) là mật của ba loài rắn được dùng gồm: hổ mang, cạp nong, rắn ráo.
Huyết rắn: (huyết xà) có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận làm mạnh gân cốt. Chữa lưng đau, gối mỏi, sinh lý yếu, thường dùng pha rượu uống.
Xương rắn: Xương sống rắn rửa sạch sao vàng cho vào túi vải ngâm rượu, có thể ngâm chung với một số vị thuốc khác, dùng trị phong thấp hiệu quả.
Da rắn: gọi là Xà thoái – lớp da rắn sau khi lột, có chứa kẽm oxide, titan oxide. Điều trị các chứng co giật ở trẻ, phong ngứa ngoài da, mắt màng nội chướng, dùng ngoài (sao cháy) trị đinh nhọt, lở loét, lở ghẻ, lở ngứa, trĩ rò, khử phong, tan mộng, dùng chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, trị đau cổ họng.
Mỡ rắn: Tác dụng bài độc, sinh cơ, làm chóng lên da non, điều trị các trường hợp bỏng lửa, chốc đầu, nứt nẻ da chân, thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác.
Thịt rắn: Thịt rắn giàu chất đạm, là nguồn cung cấp các acid amin, dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp. Thịt rắn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất quý như kali, calci, sắt, kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9… Theo Đông y, thịt rắn vị ngọt, tính ấm, quy kinh can, tỳ, có tác dụng bổ dưỡng, trừ phong thấp, chữa ho, nhức đầu khó chữa, đau nhức xương khớp, tê mỏi, gai đôi cột sống, thoái hóa khớp, chứng ngứa ngoài da, nhất là ngứa kinh niên như bệnh chàm (eczema), bổ can thận, giúp cường kiện xương cốt.
Rượu rắn: Được sử dụng như một loại thuốc bổ dưỡng với 2 cách ngâm tươi và ngâm khô, tuy nhiên, tác dụng ngâm khô kém hơn so với ngâm tươi. Theo kinh nghiệm cổ truyền, rượu rắn thường được hạ thổ bằng cách chôn bình rượu xuống đất, lấp kín 3 tháng 10 ngày, đem lên sử dụng. Rượu sẽ có mùi thơm đặc biệt và tác dụng bổ dưỡng tăng lên nhiều. Đó là vì tác động của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) trong lòng đất làm gia tăng phản ứng ester hóa giữa rượu và các acid amin. Sản phẩm ester tạo ra mùi thơm cho rượu, lượng acid amin tham gia phản ứng càng nhiều, thúc đẩy mạnh sự phân cắt (thủy phân) protein làm tăng thành phần bổ dưỡng trong rượu. Rượu rắn thường được pha với rượu ngâm của một số dược liệu để uống. Rượu rắn tác dụng tốt trong những trường hợp thận dương suy kém, đau xương khớp, viêm, đau dây thần kinh ngoại biên, suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương, di tinh, tảo tiết, trí lực thần kinh suy giảm. Những người huyết hư sinh phong không nên dùng.
Xem thêm: Top 10 Loại Thực Phẩm Giúp Bé Hấp Thu Tốt Và Tăng Cân Hiệu Quả Như Thế Nào?
Riêng đối với loài rắn hổ mang ở Việt Nam, nghiên cứu cho thấy, trong các loài rắn, Rắn hổ mang có tác dụng trị bệnh khớp hiệu quả hơn cả. Theo Bản Thảo Cương Mục (năm 1590), vị thuốc Rắn hổ mang giúp trục xuất phong (gió) gây bệnh, làm giảm bớt co giật và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn. Cuốn “Minh họa dược liệu làm thuốc” cũng chỉ rõ: Rắn hổ mang có tác dụng trị chứng phong thấp nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loài rắn nào khác.
Đặc biệt, cao rắn hổ mang toàn phần làm từ xương, thịt, mật và nọc rất có tác dụng trị bệnh đau lưng, đau gối, nhức mỏi tay chân và duy trì sức khỏe xương khớp rất công hiệu. Y học hiện đại cũng đã chứng minh: Cao Rắn hổ mang có chứa nhiều acid amin, là nguyên liệu giúp cơ thể tổng hợp nên các Proteoglycan. Tác dụng của Proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đến nơi xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương, làm giảm đau viêm khớp, ngăn ngừa biến chứng và dần khắc phục những tổn thương có sẵn của xương khớp.
Ngoài ra, Cao rắn hổ mang còn chứa saponozit, protit và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, vitamin nhóm B (như B1, B2, B6…), folic axít, canxi, sắt, magie và kẽm… giúp nuôi dưỡng sụn khớp và bảo vệ, làm bền vững các dây chằng. Rượu Rắn hổ mang chữa phong tê thấp, đau xương nhức cơ, bán thân bất toại, bàn tay bàn chân đổ mồ hôi. Mật rắn có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng giảm đau khớp.
Tại Việt Nam, rắn hổ mang cũng là một trong những vị thuốc “danh bất hư truyền” trị các bệnh về khớp. Theo thống kê dịch tễ, ở Việt Nam có tới 60% người cao tuổi mắc các bệnh về khớp: Khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề hoặc giảm tuổi thọ; 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế, thậm chí tử vong do biến chứng vào tim, thận… Những con số này đang ở mức báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Năm 2012, cao rắn hổ mang đã được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 50 bệnh nhân viêm khớp. Sau 3 tháng điều trị, so với nhóm đối chứng thì tình trạng sưng, nóng, đỏ (biểu hiện của viêm khớp) ở 50 bệnh nhân này giảm rõ rệt, trong đó triệu chứng sưng giảm tới 74%, còn triệu chứng nóng giảm 42%. nghiên cứu cũng cho thấy: 12% bệnh nhân hoàn toàn hết cảm giác đau, trên 90% bệnh nhân chuyển từ mức đau trungbình sang mức đau nhẹ. Cũng vì lẽ đó, người bệnh khớp nếu dùng cao rắn hổ mang thường xuyên, hàng ngày với liều lượng nhất định, các khớp xương sẽ trơn tru, vận động dẻo dai, thoải mái
Cho đến nay, xã Vĩnh Sơn có khoảng 700 hộ nuôi rắn, trung bình mỗi năm Vĩnh Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 tấn rắn thực phẩm. Tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng/năm từ các sản phẩm rắn. Tuy nhiên, nguồn thu này không ổn định, do phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm các biện pháp phát triển và nâng cao giá trị thương phẩm từ rắn ở Vĩnh Sơn. Muốn vậy, Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Đa dạng hóa các sản phẩm từ rắn, ngoài các sản phẩm truyền thống như rượu rắn, cao rắn, thịt rắn,…các sản phẩm phụ khác có thể như thắt lưng, ví, túi đeo từ da rắn,…
Thứ hai: Liên kết với các cơ sở Y tế, chế biến thành rắn thành các dạng thuốc chữa bệnh dưới dạng cao, thực phẩm chức năng dưới các dạng dễ sử dụng như viên nén, dạng viên tễ,…
Thứ ba: Tổ chức các tua du lịch làng nghề với các dịch vụ tham quan một số trại rắn điển hình, giới thiệu các loại rắn, tập tính, cho khách tham quan tự cho rắn ăn, giới thiệu các sản phẩm về rắn,…
Xem thêm: Dùng Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Gây Vô Sinh Không, Có Vô Sinh Không?
Thứ tư: Triển khai dịch vụ bán hàng online, đây là một kênh phân phối các sản phẩm rất hiệu quả, với điều kiện tiên quyết là phải bảo đảm chất lượng, uy tín và phải có tổ chức để tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.
Cuối cùng và rất quan trọng là phải quảng cáo được các sản phẩm rắn, thương hiệu làng nghề Vĩnh Sơn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phòng TTTT ( Biên tập theo Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Phát triển sản phẩm và thương hiệu làng nghề chăn nuôi, chế biến rắn Vĩnh Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc)