Chuối hột rừng là một loại cây trái tự nhiên, thường mọc hoang ở vùng rừng núi Tây Bắc hoặc Tây Nguyên. Với nhiều giá trị về mặt dược liệu, loại quả này từ lâu đã được ứng dụng rất nhiều trong điều trị. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng trong bài viết sau!
Chuối hột có tác dụng gì?
Chuối hột rừng hay còn gọi là chuối chát,… có tên khoa học là Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back). Đây là một loại cây có thân giả, chiều cao trung bình là 3-4m, lá cây có phiến dài, mặt dưới có thể có màu tía với cuống xanh sọc đỏ. Buồng hoa của cây chuối thường học thẳng đứng từ ngọn mà lên chứ không buông thõng theo thân như các loài chuối nhà trồng.
Đang xem: Tác dụng của rượu chuối hột rừng
Tác dụng của chuối hột trong điều trị bệnh
Quả của loại chuối này thường có cạnh, phần thịt nạc chứa nhiều hạt to với kích thước hạt từ 4-5mm. Quả thường chỉ to bằng ngón tay cái, lúc chín vỏ có màu vàng ươm, vị ngọt lịm. Quả chuối hột loại trái nhỏ được ưa chuộng hơn trái to vì nó có nhiều nhựa hơn.
Trong quả của loại chuối này các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều chất quý. Trong đó, chỉ riêng phần hạt chuối đã tìm thấy các chất như: saponin, flavonoid anthocianosid, coumarin, hợp chất uronic, tanin, phytosterol, rất nhiều tinh dầu…
Ngoài ra, trong chuối còn có chứa nhiều hợp chất với nhiều ý nghĩa trong y học như: nore-pinephrin, serotinin, dopamin… Đây là những chất trong chuối hột có khả năng điều trị táo bón, đau tạng phủ, hỗ trợ làm lành ống tiêu hóa bị viêm loét, giảm đau nhức xương khớp trong các trường hợp như viêm khớp dạng thấp, đau vai gáy, thoái hóa khớp gối.
Trong Đông y, chuối hột là một vị thuốc quen thuộc. Nó được miêu tả là có vị ngọt, chát và tính bình. Khi vào cơ thể thì quy vào ba kinh là Tỳ – Phế – Can. Nhiều ghi chép cổ xưa đã đề cập đến công dụng của chuối trong giải độc, thoái nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau bụng, chữa chứng đầy bụng chướng hơi, trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, chữa bệnh xương khớp…. Ngoài ra, phần thân cây chuối còn được sắc nước uống để trị bệnh đái tháo đường, chứng nói sảng.
Ngoài ra còn rất nhiều loại thảo dược khác, cây hy thiêm mọc hoang cũng là một vị thuốc quý có nhiều công dụng trong điều trị, đặc biệt là đối với bệnh xương khớp.
Xem thêm: Nên Đi Khám Phụ Khoa Vào Thời Điểm Nào ? Khám Phụ Khoa Là Gì Và Nên Khám Vào Thời Điểm Nào
Cách sử dụng chuối hột
Quả chuối có thể dùng lúc xanh, khi đã chín hoặc phơi khô, ngâm rượu uống. Liều dùng trong ngày chưa cố định, dựa vào cách dùng mà gia giảm cho phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ chuối hột mà bạn đọc có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa sỏi thận: Lấy 7-8 quả chuối xanh rửa sạch, thái mỏng, sao vàng rồi hạ thổ trong vài ngày. Hàng ngày dùng một vốc tay sắc thành nước uống, ngày dùng 3-4 bát. Với người bệnh dạ dày thì chỉ nên sắc loãng và uống thành nhiều lần trong ngày. Bài thuốc chữa bệnh đái đường: Chọn cây chuối hột vừa phải không quá già, chặt ngang gốc (cao chừng 2 tấc) rồi khoét 1 lỗ to bằng chiếc bát tô, bọc kín lại để qua đêm. Sáng hôm sau lấy chén múc nước từ thân cây uống, liên tục trong vòng 1 tuần. Bài thuốc chữa sỏi thận: Lấy nguyên hạt chuối rồi đen rang giòn, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi sắc nước uống. Dùng liên tục trong nhiều ngày.
Trong điều trị bệnh lý về thận như thận hư, thận yếu, suy giảm chức năng sinh lý… ngoài chuối hột rừng, người bệnh có thể tham khảo thêm vị thuốc kỷ tử qua bài viết: Kỷ tử có tác dụng gì, có tốt không, mua ở đâu và giá bao nhiêu tiền?
Chuối hột ngâm rượu
Chuối rừng ngâm rượu là một phương pháp được nhiều lựa chọn bên cạnh dùng sắc uống hoặc dùng dưới dạng bột uống. Rượu chuối hột được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, dễ uống, có vị ngọt tự nhiên của chuối đọng lại nơi cuống họng.
Khi ngâm chuối hột với rượu thì có thể ngâm độc vị hoặc kết hợp thêm với các dược liệu khác, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng là để chữa bệnh cao huyết áp, đau nhức xương khớp hay chữa bệnh sỏi thận…
Cách ngâm rượu chuối hột bạn có thể áp dụng
Cách ngâm rượu chuối như sau:
Chuẩn bị 1kg chuối rừng chín vàng đều, rửa sạch, để ráo nước rồi thái mỏng, đem phơi nắng cho khô (chú ý đạy điệm trong lúc phơi để ruồi muỗi không bu vào). Phơi xong thì cho vào bình thủy tinh sạch, đổ thêm 2-2,5 lít rượu ngon (loại từ 40 – 50 độ), chú ý dùng rượu trắng nguyên chất không pha tạp. Lưu ý: lượng chuối hột chỉ để ⅓ bình, đổ rượu đến ⅔ bình còn chừa lại ⅓ bình chân không để chuối nở ra là vừa. Đậy kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong 100 ngày thì dùng được. Rượu càng ngâm lâu thì càng ngấu, ngon. Mỗi lần dùng, người bệnh chỉ nên uống ½ chén uống trà. Không uống quá 20ml một ngày. Rượu chuối hột là rượu thuốc nên không được uống đến say xỉn.
Ăn chuối hột chín có tác dụng gì?
Chuối chín có vị ngọt lịm và rất thơm. Tuy nhiên vì có nhiều hột nên ít được sử dụng để làm thực phẩm mà chủ yếu chỉ dùng làm thuốc. Tuy nhiên, có nhiều công dụng của trái chuối rừng chín mà người bệnh nên biết đó là:
Dùng để xổ giun, tẩy giun an toàn: Ăn 1-2 trái chuối hột chín khi bụng đói. Dùng để chữa bệnh táo bón ở trẻ em: Dùng 1-2 chuối chín vùi vào bếp lửa đến khi vỏ quả cháy ngả màu đen, ruột chuối chín nhũn tỏa mùi thơm. Tách lấy phần ruột chuối, để nguội rồi cho trẻ ăn. Khoảng 10-20 phút sau là trẻ có thể đi đại tiện được.
Chuối hột kỵ với thức ăn nước uống nào?
Mặc dù chuối rừng rất lành tính nhưng nếu ăn kèm với mật mía hoặc đường thì thường gây ra hiện tượng chướng bụng rất khó chịu. Vì thế, người bệnh nên biết thông tin này để tránh.
Mua chuối hột rừng ở đâu?
Do có nhiều ứng dụng trong thực tế nên chuối rừng hiện được bán khá nhiều tại các đơn vị cung cấp nông sản – đặc sản rừng, các hiệu thuốc nam, phòng chẩn trị YHCT hoặc nhiều đơn vị phân phối.
Hiện việc đặt mua sản phẩm chuối hột này khá thuận tiện và dễ dàng bằng cách đặt hàng online – giao hàng tận nhà. Tuy nhiên, nếu không an tâm mà muốn mua trực tiếp để biết chất lượng thì tại nhiều cửa hàng, đại lý trên toàn quốc có bày bán sản phẩm này rất dễ dàng. Người tiêu dùng có nhu cầu nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của dược liệu để mua sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: 11 Loại Thực Phẩm Sẽ Gây Hại Nếu Ăn Táo Buổi Tối Có Mập Không ???
Chuối hột rừng giá bao nhiêu tiền?
Chuối rừng hiện được bày bán ở rất nhiều dạng khác nhau từ chuối tươi xanh, chuối chín vàng nguyên quả, đã thái lát phơi khô, chuối phơi khô để nguyên quả… để người dùng có nhiều lựa chọn. Giá chuối hột rừng ở mỗi nơi bán nhìn chung có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Dưới đây là bảng giá mà người dùng có thể tham khảo:
Chuối rừng giá bao nhiêu tiền?
Chuối rừng thái lát có giá giao động khoảng 75.000-110.000 đồng/1kg Chuối rừng khô để nguyên quả giá giao động khoảng 90.000- 130.000 đồng/1kg Chuối hột rừng khô Tây Nguyên (loại 1): Khoảng 120.000 – 150.000 đồng/ 1kg Chuối nhà, chuối ép bánh (loại 1): Khoảng 120.000 – 130.000 đồng/1kg
Người tiêu dùng khi chọn mua nên chọn những quả đều tay, kích thước không quá to. Nếu chuối tươi thì nên chọn quả màu vỏ chín đều, bóng sáng. Nếu chuối khô thì chú ý xem chuối có bị ẩm mốc hay không là được.
Tóm lại, chuối hột rừng là một dược liệu quen thuộc, có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về một sản vật của rừng già này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!