TPO – Đu đủ hỗ trợ chữa tiểu đường, chống ung thư, tốt cho tim mạch và còn rất nhiều những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai ăn loại quả này cũng tốt, thậm chí một số người còn “đại kỵ” với đu đủ.

Đang xem: Tác dụng của nhựa đu đủ xanh

Lợi ích của đu đủ đối với sức khỏe Giảm cholesterol Đu đủ rất giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa cholesterol tích tụ trong động mạch. Quá nhiều cholesterol tích tụ có thể chặn hoàn toàn các động mạch, gây ra cơn đau tim. Chiết xuất đu đủ cũng đã được tìm thấy có tác dụng làm giảm lipid và triglyceride ở những con chuột bị tiểu đường. Giúp giảm cân Một quả đu đủ cỡ trung bình chỉ chứa 120 calo. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch giảm cân, đừng bỏ qua việc bổ sung loại trái cây thơm ngon này vào chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó, nó cũng chứa một lượng chất xơ đáng kể giúp giảm cân, bằng cách làm tăng cảm giác no và kiểm soát cảm giác thèm ăn. Tăng cường khả năng miễn dịch Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động như một lá chắn chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Một quả đu đủ có thể đáp ứng hơn 200% nhu cầu Vitamin C hàng ngày của bạn, làm cho nó trở thành nguồn bổ sung tuyệt vời để xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.

*

Đu đủ là một nguồn giàu các chất chống oxy hóa, phytonutrients và flavonoid giúp ngăn chặn các tế bào của cơ thể trải qua các tổn thương do gốc tự do. Một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Harvard cho thấy sự phong phú của beta carotene trong đu đủ có khả năng bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết. Ảnh minh họa: Internet
Hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường Mặc dù có vị ngọt tự nhiên, nhưng đu đủ có hàm lượng đường cũng như chỉ số đường huyết thấp. Điều này làm cho đu đủ trở thành trái cây tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Các vitamin và phytonutrients có trong quả đu đủ giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tim ở những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, những người không bị tiểu đường có thể ăn đu đủ để ngăn chặn những bệnh đó xảy ra Tăng cường thị lực Đu đủ rất giàu Vitamin A và flavonoid như beta-carotene, zeaxanthin, cyptoxanthin và lutein giữ cho màng nhầy trong mắt khỏe mạnh giúp ngăn ngừa các tổn thương cho đôi mắt. Vitamin A có trong quả đu đủ cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi. Bảo vệ chống lại viêm khớp Viêm khớp khiến những người mắc bệnh có thể cảm thấy chất lượng cuộc sống của họ giảm đáng kể. Ăn đu đủ rất tốt cho xương vì chúng có đặc tính chống viêm cùng với Vitamin C giúp bảo vệ chống lại các bệnh về viêm khớp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of the Rheumatic Disaches ( Mỹ) cho thấy, những người tiêu thụ thực phẩm ít Vitamin C có khả năng bị viêm khớp cao gấp ba lần so với những người thường xuyên bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày.

*

Viêm khớp khiến những người mắc bệnh có thể cảm thấy chất lượng cuộc sống của họ giảm đáng kể. Ăn đu đủ rất tốt cho xương vì chúng có đặc tính chống viêm cùng với Vitamin C giúp bảo vệ chống lại các bệnh về viêm khớp. Ảnh minh họa: Internet
Cải thiện hệ tiêu hóa Trong thời đại ngày nay, gần như không thể tránh được việc ăn các thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa. Thông thường chúng ta thấy mình ăn đồ ăn vặt hoặc những thực phẩm được chế biến với lượng dầu quá mức. Ăn một quả đu đủ hàng ngày có thể bù đắp cho những tác hại như vậy, vì nó có chứa một loại enzyme tiêu hóa được gọi là papain cùng với chất xơ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn. Ngăn ngừa ung thư Đu đủ là một nguồn giàu các chất chống oxy hóa, phytonutrients và flavonoid giúp ngăn chặn các tế bào của cơ thể trải qua các tổn thương do gốc tự do. Một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Harvard cho thấy sự phong phú của beta carotene trong đu đủ có khả năng bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết. Những người nên hạn chế ăn đu đủ Vấn đề về đường hô hấp Đu đủ chứa enzym Papain, là chất gây dị ứng mạnh và do vậy có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp. Những người bị những bệnh như sốt mùa cỏ khô, hen được khuyên là nên tránh loại quả này. Sỏi thận Đu đủ chứa vitamin C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ có thể dẫn tới dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Xem thêm: Các Phương Pháp Điều Trị Cai Nghiện Ma Túy Đá, Ngáo Đá, Cai Nghiện Ma Túy Đá, Ngáo Đá

*

Đu đủ chứa vitamin C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ có thể dẫn tới dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet
Dự định sinh con Đu đủ khi sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng sinh sản. Nó làm giảm số tinh trùng ở nam giới. Do vậy, những người đang dự định sinh con nên tránh ăn quá nhiều đu đủ. Gây rối loạn dạ dày Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng… Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều . Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa. Không ăn lúc bị tiêu chảy Giống như tất cả các loại trái cây giàu chất xơ, đu đủ không an toàn nếu ăn quá nhiều trong giai đoạn bị tiêu chảy. Nguy hiểm hơn cả là bạn sẽ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.
Các rối loạn dạ dày-ruột Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể là phản ứng phụ của việc ăn quá nhiều đu đủ. Các Papain có trong đu đủ có thể làm dịu dạ dày của bạn nhưng cũng có thể khởi phát cơn đau khi ăn với số lượng nhiều. Các vấn đề về da Nếu da bạn bị đổi màu và có màu vàng nhạt, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bạn có thể bị bệnh da lành tính nhiễm carotene máu. Đu đủ có chứa beta-carotene, một chất dinh dưỡng họ caroteoid cũng cung cấp cho bạn vitamin A. Dư thừa beta-carotene cũng có thể khiến da trở nên nhợt nhạt. Đường huyết thấp Đủ đủ được lên men có thể giảm mức đường huyết. Dùng dạng đu đủ này có thể khiến đường huyết hạ thấp hơn ở những người vẫn có mức đường huyết thấp.

*

Đủ đủ được lên men có thể giảm mức đường huyết. Dùng dạng đu đủ này có thể khiến đường huyết hạ thấp hơn ở những người vẫn có mức đường huyết thấp. Ảnh minh họa: Internet

Xem thêm: Tại Sao Sức Đề Kháng Yếu Và Cách Để Cải Thiện Như Thế Nào? Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Là Gì

Người bị vàng da Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều Beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều Beta caroten. Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân. Người có cơ địa dị ứng Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng. Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt. Những người bị bệnh loãng máu Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa đu đủ do tính chống đông máu của nó. Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *