Tác dụng của ngải cứu có thật sự hiệu quả như dân gian lưu truyền? Xem ngay các thông tin sau đây của namlimquangnam.net để giải đáp về vấn đề này nhé.

Đang xem: Tác dụng của ngải cứu với bà bầu

Ngải cứu có thể chế biến được nhiều món ăn và cũng là một loại thảo dược có khả năng bồi bổ sức khỏe, giảm các cơn đau nói chung. Loại cây này có vị đắng, mùi thơm và tính ấm. Để sử dụng hiệu quả hơn, mời bạn xem 15 tác dụng của ngải cứu trong bài viết dưới đây của namlimquangnam.net nhé.

1. Tác dụng của ngải cứu với bà bầu

1.1 Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư

Ngải cứu có tác dụng rất tốt trong các vấn đề phụ khoa như kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm âm đạo, khí hư bất thường. Đây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mà chị em nên bỏ túi để sử dụng khi cần đấy.

Nếu như các bà bầu muốn loại bỏ các nấm ngứa vùng kín thì có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 20g lá ngửi cứu non, 1 nhánh gừng và 1 ít muối, đem tất cả rửa sạch. Bạn cho nguyên liệu vào nồi đun sôi và dùng để xông bên ngoài vùng kín. Khi nước nguội thì bạn dùng để rửa bên ngoài âm đạo, sau đó tráng lại bằng nước sạch rồi lau lại bằng khăn khô. Mỗi tuần nên thực hiện 3 lần để có hiệu quả.

*

Hình ảnh rau ngải cứu

1.2 Chữa động thai

Một trong những công dụng chăm sóc sức khoẻ của ngải cứu đó chính là chữa động thai. Nếu bạn bị động thai do va chạm hoặc chấn thương thì có thể dùng để ổn định lại. Bạn có thể chần trứng gà bổ dưỡng với ngải cứu cho chín nhừ rồi ăn cả nước và bã. Món này rất hiệu quả trong việc an thai.

1.3 Chữa băng huyết, thổ huyết

Trong trường bà bầu bị ra máu thì hãy sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu và tía tô mỗi loại 16g, sắc cùng 600ml nước. Lấy 100ml thuốc uống thành 3 lần trong ngày.

1.4 Chảy máu cam

Một tác dụng của ngải cứu mà rất ít người biết đó là cầm máu cam. Loại thực phẩm bổ dưỡng này có thể làm ngừng chảy máu và giúp cho kinh mạch ấm hơn. Ngải cứu sẽ rút ngắn thời gian chảy máu cam và nhanh chóng làm đông máu. Nếu thường xuyên bị chảy do nhiệt thì bạn có thể dùng bài thuốc sau: ngải cứu tươi, tiên sinh địa hoàng, hà diệp tươi và trắc bá diệp tươi sắc lên để uống.

1.5 Chữa đau bụng, đau dây thần kinh

Khi bị đau bụng, đau dây thần kinh bạn có thể lấy một nắm ngải cứu, đem rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước rồi thêm mật ong vào, uống hai lần vào trưa, chiều. Bạn nên thực hiện cách này từ 1 – 2 tuần để có hiệu quả.

1.6 Điều trị thấp khớp ghẻ lở

Chất tanin, cineol trong ngải cứu có thể chống phù nề, giảm đau. Ngoài ra còn các chất khác giúp tăng sức đề kháng, lưu thông mạch và giảm sưng viêm. Bạn nên uống trà ngải cứu để hỗ trợ điều trị thấp khớp. Với các vết ghẻ lở thì nên giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi đắp lên và băng lại.

Xem thêm: Tại Sao Mồ Hôi Có Mùi Chua Vã  Cã¡Ch Khá»­ Mã¹I Mồ Hã´I Trãªn QuầN áO

1.7 Giảm nôn mửa

Nếu bị nôn mửa, bạn có thể dùng ngải cứu khô đem sắc lên để uống, mỗi ngày 2 lần. Tác dụng của ngải cứu sẽ giúp ngăn và giảm dần tình trạng nôn mửa.

1.8 Điều trị lỵ ra máu

Vốn được coi là vị thuốc quý trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ngải cứu có thể dùng để điều trị lỵ ra máu. Bạn hãy giã nát rồi đắp vào hậu môn, thực hiện mỗi ngày để có chuyển biến tốt.

*

Ngải cứu có tác dụng chữa lỵ ra máu

2. Tác dụng của rau ngải cứu với phụ nữ sau sinh

2.1 Điều trị cơ thể suy nhược

Ngải cứu sẽ giúp bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Bạn có thể chế biến món trứng ngải cứu, vừa dễ ăn lại có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, một tuần chỉ nên ăn tối đa 3 quả trứng. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau: ngải cứu, đinh quy, quả lê, câu kỷ tử và thịt gà ri. Đem các nguyên liệu này hầm cùng nước, nêm gia vị nhạt rồi chia làm 5 phần ăn trong cả ngày. Thường xuyên ăn món này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ăn uống ngon miệng hơn.

2.2 Điều hòa kinh nguyệt

Khi kinh nguyệt quá nhiều, không đều hoặc bị đau bụng kinh thì bạn có thể đem ngải cứu sắc lên, lấy nước uống hàng ngày trước khi có kinh 1 tuần. Mỗi ngày nên sử dụng loại thức uống này 3 lần để ổn định kinh nguyệt và không đau bụng kinh nữa. Nếu muốn giảm cơn đau bụng kinh tức thời thì bạn có thể dùng một nắm lá hơ nóng cùng muối hạt, đem chườm lên bụng thì tác dụng của ngải cứu cũng phát huy rất tốt.

*

Ngải cứu sắc lên, lấy nước uống hàng ngày có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

2.3 Cầm máu

Với các vết thương bị chảy máu, bạn nên giã nát lá ngải cứu rồi đắp lên vết thương, như vậy có thể cầm máu, giảm đau nhức và sát khuẩn rất tốt. Bằng cách này thì vết thương hở cũng không bị nhiễm trùng.

2.4 Giúp vết thương mau lành

Tinh dầu trong ngải cứu có chất chống viêm, giảm đau cơ bắp và còn giúp vết thương, vết loét chóng lành, vết bầm tím nhanh tan. Ngoài ra, trong loại rau này còn một số chất hỗ trợ tuần hoàn máu. Nhờ đó mà việc trao đổi chất toàn thân được cải thiện, vết thương nhanh lành lại và lên da non. Tác dụng của ngải cứu sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da từ trong ra ngoài.

2.5 Trị mụn nhọt

Loại rau này cũng góp phần trong việc chăm sóc các loại da dầu nhờn, mụn, khô, nhạy cảm vào mùa hè nhờ chất tanin trong ngải cứu có tác dụng ngăn ngừa các mụn nước và một số loại viêm da khác. Tinh dầu ngải cứu còn có thể trị sẹo do mụn và và vết thâm sau mụn nữa. Bạn có thể dùng trộn cùng dầu oliu rồi bôi lên mặt trước khi đi ngủ, để qua đêm. Bằng cách này tuần hoàn máu dưới da sẽ dễ dàng lưu thông, các tế bào da nhanh tái tạo sẽ khiến sẹo mụn và vết thâm biến mất.

Xem thêm: Cách Chữa Tắc Tia Sữa Bằng Lá Bồ Công Anh Chữa Tắc Sữa Bằng Lá Bồ Công Anh

2.6 Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Rau ngải cứu là một trong nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng để phòng ngừa bệnh nguy hiểm được dân gian tin dùng. Nó có thể giúp bạn trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *