Suy tim độ 3 là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, nếu không được điều trị tốt sẽ tiến triển thành suy tim giai đoạn cuối, làm tăng nguy cơ tử vong và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Ngược lại, nếu quản lý đúng cách, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe trong nhiều năm. Điều quan trọng là hiểu đúng về bệnh để tự làm chủ sức khỏe của bản thân.
Suy tim độ 3 là gì?
Suy tim độ 3 là suy tim mức trung bình theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Ở giai đoạn này, hoạt động thể lực của người bệnh bị hạn chế đáng kể, các biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực, trống ngực… hiện diện dù chỉ vận động nhẹ và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Đang xem: Suy tim độ 3 sống được bao lâu
Dấu hiệu, triệu chứng của suy tim độ 3
Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các triệu chứng của suy tim độ 3 sẽ nặng nề hơn nhiều so với suy tim độ 1, suy tim độ 2.
– Khó thở, ho kéo dài: Máu ứ trệ ở phổi gây khó thở, thở dốc, hụt hơi, ho đặc biệt nặng lên về đêm, khi nằm hoặc gắng sức.
– Mệt mỏi: Các cơ quan trong cơ thể thiếu oxy và dưỡng chất để hoạt động khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, uể oải thường xuyên.
– Phù: Tim không đủ sức để bơm và hút máu làm ứ trệ tuần hoàn ngoại vi dẫn đến sưng, phù ở chân, mắt cá chân, bụng, tăng cân bất thường, tiểu đêm nhiều lần.
– Rối loạn tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn gây chán ăn, buồn nôn, khó tiêu…
– Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn để bù đắp lượng máu thiếu hụt, khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, đau tức ngực, trống ngực.
– Sa sút trí tuệ: Thay đổi nồng độ các chất trong máu, tuần hoàn máu lên não kém có thể ảnh hưởng tới nhận thức, gây giảm trí nhớ, lú lẫn, chóng mặt, ngất xỉu…
Người bệnh suy tim độ 3 thường bị khó thở, hụt hơi, ho kéo dài
Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?
Khi suy tim tiến triển sang độ 3 đồng nghĩa với cấu trúc và chức năng tim đã chịu nhiều hư tổn, tình trạng này nếu không được chăm sóc, điều trị tốt sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
– Suy thận: Khi nguồn cung cấp máu không ổn định sẽ gây suy chức năng thận, làm rối loạn quá trình lọc bỏ các chất thải chuyển hóa ra khỏi cơ thể và gây phù, cao huyết áp.
– Tổn thương gan: Tăng áp lực ở hệ thống tĩnh mạch cửa khiến gan to, mô gan bị tổn thương và xơ hóa theo thời gian.
– Phù phổi cấp: Xảy ra khi máu thoát ra khỏi mao mạch phổi và tràn vào các phế nang, đây là tình trạng cấp tính gây tử vong nhanh nếu không được xử lý kịp thời, bởi vậy trong dân gian còn gọi là bị “chết đuối trên cạn”.
– Tim đập bất thường: Nhịp tim nhanh, chậm hay bỏ nhịp. Các rối loạn nhịp nghiêm trọng như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất, block nhánh trái… làm tăng nguy cơ huyết khối và ngừng tim đột ngột.
– Bệnh van tim: Hệ thống van tim có thể bị hư hỏng, biến dạng do các buồng tim giãn rộng, khiến tim phải co bóp nhiều hơn, suy tim diễn biến nặng nề hơn.
– Cục máu đông: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, thuyên tắc phổi… là những tai biến thường gặp trong suy tim, xảy ra khi huyết khối làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu đến nuôi dưỡng những mô, cơ quan này.
Suy tim độ 3 sống được bao lâu?
Tiên lượng của suy tim độ 3 khó có thể dự đoán trước, nặng dần hoặc cải thiện theo thời gian tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng thuốc, bệnh mắc kèm, chế độ chăm sóc… Theo GS. Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam, tuổi thọ người bệnh suy tim không có một mốc thời gian xác định, có thể là nhiều năm hoặc chỉ vài tháng, quan trọng là xác định đúng nguyên nhân và chữa trị sớm thì có thể kéo dài được thời gian sống. Bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ của Giáo sư trong video dưới đây:
GS. Phạm Gia Khải giải đáp suy tim sống được bao lâu
Làm thế nào để ngăn chặn tiến triển và biến chứng của suy tim độ 3?
Khi đã chuyển sang suy tim độ 4 thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, do vậy kiểm soát tốt suy tim ngay từ những giai đoạn đầu là chìa khóa giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người bệnh.
Xây dựng lối sống khoa học:
– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Cắt giảm muối không quá 2 g/ngày; giới hạn thể tích nước đưa vào theo cân nặng; tránh đồ uống chứa cồn, chất kích thích, thực phẩm giàu đường, chất béo bão hòa; ăn nhiều rau củ quả tươi, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt…
– Vận động thể lực hợp lý: Để tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện chức năng co bóp của tim, người bệnh nên luyện tập thể dục với cường độ vừa sức và duy trì đều đặn mỗi ngày.
– Tránh căng thẳng, lo âu: Học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực bằng thiền tịnh, yoga, hít thở sâu, trò chuyện với mọi người hay đơn giản như cười nhiều hơn sẽ là giải pháp hữu ích giúp bạn đối phó với suy tim tốt hơn.
Xem thêm: Thuốc Ho Prospan Có Dùng Được Cho Trẻ Sơ Sinh Không? Nên Mua Sản Phẩm Ở Đâu?
– Theo dõi bệnh thường xuyên: Ghi lại trọng lượng cơ thể, chỉ số huyết áp, nhịp tim bằng các thiết bị đo tại nhà mỗi ngày sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được suy tim tiến triển bất thường.
– Khám sức khỏe tim mạch định kỳ: Định kỳ 3 – 6 tháng/lần, hãy mang theo hồ sơ bệnh án tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Điều trị nội khoa bằng thuốc:
Thuốc vẫn là chỉ định thường quy, không thể thiếu trong điều trị suy tim. Tùy vào từng bệnh cảnh cụ thể, bác sĩ có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại thuốc dưới đây:
– Thuốc lợi tiểu.
– Thuốc trợ tim.
– Thuốc chống huyết khối.
– Thuốc hạ huyết áp.
– Thuốc chống rối loạn nhịp tim.
– Thuốc giãn mạch vành.
Để việc kiểm soát bệnh suy tim thêm tối ưu và hạn chế tai biến khi dùng thuốc tây dài ngày, hiện nay các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ thảo dược Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Đỏ ngọn… như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Đây đều là những vị thảo dược quý có khả năng giãn mạch, hoạt huyết tốt sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông tuần hoàn, giải quyết hiệu quả triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi… do ứ trệ dịch, đồng thời ngăn chặn các yếu tố nguy cơ thúc đẩy suy tim tiến triển như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Câu chuyện trị suy tim bằng liệu pháp thảo dược của bác Đậu
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa từng người
Phẫu thuật điều trị suy tim:
Khi suy tim độ 3 tiến triển nặng, điều trị bằng thuốc không cải thiện được triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật ngoại khoa để giải quyết căn nguyên gây suy tim, giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh như:
– Đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
– Thay hoặc sửa van tim.
– Cấy máy tạo nhịp, máy khử rung tim.
Xem thêm: Tiêu Chuẩn “Soái Ca” Toàn Cầu: Chị Em Trên Thế Giới Thích Trai Đẹp Như Thế Nào?
– Ghép tim.
Với người bệnh suy tim độ 3 cũng như suy tim mọi giai đoạn, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị thì sự hỗ trợ, động viên từ những người thân yêu giữ vai trò quan trọng, giúp họ có thêm động lực tinh thần để vượt qua được bệnh tật.