Bệnh suy tim thực sự nguy hiểm nếu bạn chủ quan không điều trị tốt ngay từ khi phát hiện. Trong bài viết chỉ ra hậu quả của suy tim và 4 giải pháp hoàn hảo để phòng ngừa rủi ro

Suy tim là khái niệm chỉ tình trạng trái tim không có đủ lực co bóp để đưa máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể và máu nghèo oxy đến phổi. Đặc điểm chung của người bị suy tim là xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho,… với mức độ khác nhau. Sức khỏe sụt giảm dần theo thời gian khiến người bệnh nơm nớp lo sợ, liệu bệnh suy tim có nguy hiểm không, có điều trị được không.

Bệnh suy tim nguy hiểm tùy theo từng mức độ

Suy tim được chia thành 4 mức độ tùy theo tiến triển của bệnh, trong đó suy tim độ 4 là nặng nhất. Suy tim độ 1 và độ 2 là giai đoạn nhẹ. Lúc này khó thở, mệt mỏi chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức nhiều. Bệnh chưa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.

Đang xem: Suy tim độ 3 có nguy hiểm không

Đến suy tim độ 3, triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh, chỉ cần gắng sức nhẹ đã thấy rất mệt mỏi. Thậm chí ở độ 4, ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ người bệnh cũng khó thở, nhiều lúc phải ngồi dậy để dễ chịu hơn. Trong thời gian này, nếu không được điều trị tốt, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm và rút ngắn tuổi thọ đáng kể.

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối khó thở, ho cả lúc nghỉ ngơi

Những biến chứng của suy tim người bệnh có thể gặp phải

Bệnh suy tim là đích đến tất yếu của tất cả các bệnh lý tim mạch, nhưng không có nghĩa là kết thúc. Người bệnh vẫn phải đối diện với nhiều hậu quả của suy tim nguy hiểm hơn, đôi khi suy tim có thể gây chết người chỉ trong thời gian rất ngắn.

Cơn phù phổi cấp: Suy tim, đặc biệt là suy tim phải có thể gây ứ dịch tại phổi. Điều này gây khó khăn cho việc thở với các dấu hiệu điển hình như khó thở, ho khan. Khi lượng dịch ứ đọng ngày một nhiều, người bệnh có thể bị phù phổi cấp với triệu chứng khó thở kịch phát, ho ra bọt lẫn máu; hay còn gọi là chết đuối trên cạn.Suy thận: Các cầu thận không có đủ máu nuôi dưỡng bị suy giảm hoạt động, cộng với việc phải nỗ lực làm việc nhiều ngày để đầy bớt dịch trong cơ thể ra ngoài sẽ bị hư hại dần. Thận suy giảm hoạt động rõ rệt, cuối cùng là suy thận. Nhiều người phải điều trị thêm bệnh lý này rất tốn kém và mệt mỏi.Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Ứ đọng máu trong tim dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cục máu đông. Cục máu đông đủ lớn sẽ bít kín mạch vành gây nhồi máu cơ tim. Còn nếu di chuyển lên động mạch não, chúng có thể cản trở hoàn toàn máu lên não, tạo thành cơn đột quỵ.Đột tử: Cơ tim quá suy yếu kết hợp với rối loạn nhịp tim nhanh cơ thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Dấu hiệu bệnh suy tim đang trở nặng

Suy tim sống được bao lâu, có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian phát hiện, tuổi bệnh nhân cũng như nguyên nhân suy tim. Nhưng nhìn chung càng về giai đoạn cuối, mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim càng tăng và bệnh suy tim ở người già sẽ đáng lo hơn người trẻ. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, người bệnh vẫn có thể phát hiện ra sự thay đổi trong cơ thể và chủ động phòng ngừa rủi ro từ sớm.

Hãy thận trọng nếu thấy xuất hiện các tình huống sau:

Tình trạng khó thở nặng hơn vào ban đêm: Khó thở ban đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh. Họ phải thức dậy thường xuyên hơn, làm sức khỏe yếu đi nhanh chóng. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách ngủ với tư thế nửa nằm nửa ngồi.Tăng phù nề: Ngoài tích tụ tại phổi gây sung huyết phổi, suy tim còn gây ứ đọng dịch tại các vùng khác của cơ thể, đặc biệt là chân và bụng. Giai đoạn này còn gọi là bệnh phù tim hay suy tim sung huyết.Giảm nhịp tim: Trong suy tim độ 4, trái tim không còn khả năng để tự duy trì nhịp co bóp bình thường nữa. Do đó số lần đập sẽ giảm đi.

Thận trọng nếu thấy tình trạng khó thở nặng và thường xuyên hơn

Giải pháp chữa suy tim giúp giảm thiểu rủi ro biến chứng

Mặc dù suy tim có nguy hiểm nhưng chưa phải là cửa tử. Người bệnh vẫn có thể sống tốt nếu học được cách ngăn ngừa tiến triển và phòng rủi ro biến chứng ngay từ khi được chẩn đoán suy tim.

Một khi chức năng tim đã suy giảm, sử dụng thuốc điều trị là nền tảng, là lựa chọn đầu tiên và quan trọng mà người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nhưng không phải là cách điều trị duy nhất. Bên cạnh đó, chế độ ăn và lối sống cũng có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả điều trị.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm ăn uống hằng ngày giống như con dao hai lưỡi. Nếu ăn uống sai cách có thể làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn nhưng nếu biết cách lựa chọn thực phẩm sẽ góp phần trì hoãn bệnh phát triển.

Xem thêm:

Trong chế độ ăn hằng ngày, người bệnh nên lưu ý các nguyên tắc sau:

– Ăn nhạt nhất có thể, tốt nhất là dưới 0.5g muối mỗi ngày

– Loại bỏ thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao bao gồm thịt động vật có màu đỏ, da, nội tạng, mỡ; sữa nguyên béo;

– Hạn chế thực phẩm giàu đạm khó tiêu như hải sản, thịt.

– Giảm rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác. Nam giới dưới 65 tuổi giới hạn ở 2 ly rượu/1 lon bia; nữ và nam giới trên 65 tuổi là 1 ly rượu/ ½ lon bia mỗi ngày.

– Tăng cường ăn rau và trái cây, chọn thực phẩm sạch để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Chỉ uống nước khi thực sự khát. Có thể giải tỏa cơn khát bằng cách ngậm viên đá, nhai kẹo cao su,…

Tập luyện thể dục vừa sức

Mệt mỏi, khó thở làm người bệnh có xu hướng muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng vận động nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe ở thời điểm hiện tại sẽ tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể, giúp cơ tim khỏe mạnh hơn và lưu thông máu tốt. Tuy nhiên không nên hoạt động quá gắng sức.

*

Chữa suy tim không dùng thuốc bằng cách vận động vừa sức

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược

Mặc dù giải pháp này không thể thay thế vai trò của các thuốc điều trị, nhưng với tác dụng giúp tăng cường sức bóp cho tim, giảm gánh nặng cho tim, cải thiện chức năng tim nên giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù hiệu quả.

Xem thêm: Thực Đơn Cho Người Bị Gãy Xương, Top 5 Món Ăn Giúp Phục Hồi Gãy Xương Nhanh Chóng

Hiểu được bệnh suy tim có nguy hiểm không nhằm giúp người bệnh nghiêm túc điều trị ngay từ khi phát hiện. Nhưng cùng với đó, bạn cũng nên thả lỏng tinh thần, lạc quan đối diện vì chính những cảm xúc tiêu cực có thể đẩy bệnh đi xa hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *