Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ Hậu quả của suy giảm trí nhớ Các biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ Hậu quả của suy giảm trí nhớ Các biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ
Theo ước tính, cứ 3 giây lại có một người Việt bị suy giảm trí nhớ. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiện đúng cách, khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ 3 năm sau đó.
Đang xem: Suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ (Dementia) là tình trạng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự suy thoái không ngừng của não bộ.
Ban đầu, người bệnh thường quên những việc mới vừa xảy ra (như không nhớ đã đóng cửa chưa, gửi email quên đính kèm file, quên cầm chìa khóa khi ra khỏi nhà…). Nhưng càng về sau, tình trạng sẽ càng dần trầm trọng khi người bệnh bị giảm hiệu suất làm việc, học tập, quên những người thân trong nhà, dễ đi lạc, khó khăn khi sinh hoạt hằng ngày và thậm chí là sa sút trí tuệ, Alzheimer’s.
Đối tượng nào dễ bị suy giảm trí nhớ?
Suy giảm trí nhớ là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, do các tế bào thần kinh thoái hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng nhớ nhớ quên quên, đãng trí, hay mọi người vẫn gọi vui là “não cá vàng” đang dần trở nên trẻ hóa.
Theo một thống kê do báo VnExpress thực hiện, có tới 83% độc giả dưới 45 tuổi than phiền về tình trạng suy giảm trí nhớ. Trong đó, khoảng 30% dưới 30 tuổi và 50% từ 30-45 tuổi. Với người trẻ, có 2 nhóm đối tượng thường gặp phải tình trạng giảm trí nhớ, hay quên là nhân viên văn phòng và phụ nữ sau sinh.
TheoPGS. TS. BSCKII Nguyễn Văn Liệu: “Trước đây, suy giảm trí nhớ là tình trạng gần như chỉ gặp ở người cao tuổi (do sự suy thoái tế bào thần kinh theo tuổi tác). Nhưng hiện nay, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có biểu hiện của bệnh lý này. Thống kê cho thấy, có khoảng 20-30% người trẻ tuổi gặp vấn đề về trí nhớ, điển hình là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, phụ nữ sau sinh…”
Dấu hiệu của suy giảm trí nhớ
Mỗi người có thể nhận biết được tình trạng suy giảm trí nhớ của mình thông qua một số biểu hiện như:
Nói trước quên sau, hay quên vị trí để đồ đạc, các sự kiện, vấn đề nào đó hoặc thường xuyên lặp lại một nội dung câu chuyện (không nhớ đã từng nhắc trước đó).
Khó ghi nhớ một thông tin, sự kiện, bài học mới.
Thiếu tập trung, lơ đãng trong công việc và học tập
Thường xuyên thấy mệt mỏi, căng thẳng, stress, tâm trạng thay đổi thất thường, khó kiểm soát được hành vi.
Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải các câu đố hoặc phép tính liên quan đến con số.
Lú lẫn khi nhận thức về các mốc thời gian, các mùa hoặc vị trí mình đang ở.
Giảm khả năng phán đoán và ra quyết định.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Tùy vào từng nhóm đối tượng mà nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ cũng có sự khác nhau:
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Căng thẳng, stress, áp lực trong công việc, học tập sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do, chúng tấn công làm tổn thương, thậm chí chết các tế bào thần kinh và thoái hóa não bộ. Khi đó, trí nhớ sẽ giảm dần và các chức năng của não bộ cũng bị rối loạn.
Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: khiến não bộ khó giải phóng được các “độc chất” và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn, dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên, chậm chạp trong sinh hoạt hằng ngày và giải quyết vấn đề kém.
Chế độ dinh dưỡng nhiều đường và dầu mỡ cũng khiến não bộ dễ bị “ăn mòn”, làm giảm khả năng ghi nhớ.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi
Thoái hóa thần kinh do tuổi tác: Não bộ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synap). Thế nhưng, sau tuổi 25, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không có sự sinh sản thêm.
Bệnh tật: suy giảm trí nhớ có thể là hệ lụy của một số bệnh lý như viêm não, chấn thương sọ não, đột quỵ, thiếu máu não… Càng lớn tuổi, nguy cơ đối mặt với các bệnh lý này càng tăng.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở phụ nữ sau sinh
Mất cân bằng nội tiết: trong 06 tháng cuối thai kỳ, nồng độ estrogen của phụ nữ sẽ tăng cao, và sau đó giảm dần trong 3 tháng cuối và tiếp tục giảm trong 3 tháng sau sinh. Sự rối loạn này có tác động mạnh mẽ lên não bộ, dẫn đến rối loạn hoạt động cơ bản của các tế bào thần kinh ở não, trong đó có các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin. Do đó, chị em hay có hiện tượng “não cá vàng” sau khi sinh con.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Sau giai đoạn vượt cạn, cơ thể phụ nữ dần suy yếu. Nếu không được bù đắp đủ các dưỡng chất cần thiết (đặc biệt là vi chất như sắt) sẽ gây thiếu máu, oxy không đủ để bơm lên não, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Xem thêm: Đái Dầm Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Đái Dầm Ở Người Lớn : Nguyên Nhân Và Cách Trị
Thay đổi nội tiết, thường xuyên lo âu khiến phụ nữ sau sinh dễ bị giảm trí nhớ
Hậu quả của suy giảm trí nhớ
Tình trạng hay quên, giảm trí nhớ nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường đến chất lượng cuộc sống lẫn sức khỏe.
Hiệu quả công việc, học tập giảm sút
Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng rất rõ ràng đến hiệu quả và chất lượng công việc do giảm khả năng tư duy, tập trung và xử lý công việc kém. Chứng quên trước quên sau thường dẫn đến nhiều sai sót không đáng có, đôi khi có thể ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.
Với nhóm HSSV, những áp lực bài vở – nhất là vào những mùa thi làm cho đầu óc các em giảm khả năng ghi nhớ và tiếp thu, ảnh hưởng lâu dài đến kết quả học tập.
Sa sút trí tuệ
Khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm với các biểu hiện như: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, mất khả năng nhận biết đồ vật…
Bệnh diễn tiến xấu dần và bệnh nhân sẽ mất dần khả năng tư duy cũng như tự chăm sóc cá nhân, cuối cùng dẫn đến tử vong. Không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, sa sút trí tuệ còn còn gây ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội.
Alzheimer
Theo các chuyên gia y tế, khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alzheimer dưới tác động của Amyloid Beta – một loại protein gây ra bệnh Alzheimer có nhiều ở người bị suy giảm trí nhớ.
Alzheimer là bệnh lý tiêu biểu nhất của sa sút trí tuệ (chiếm 70-80% trường hợp). Trung bình, người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau khoảng 8-10 năm. Cho đến nay, bệnh Alzheimer không có cách cải thiện hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm tiến trình của căn bệnh này.
Gây teo não
Quá trình suy giảm trí nhớ theo thời gian sẽ tiến triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ, gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi như như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não.
Parkinson
Ở giai đoạn sớm của Parkinson, người bệnh thường gặp tình trạng mệt mỏi, giảm nhận thức, rối loạn chữ viết… Đây là bệnh lý do thoái hóa các tế bào thần kinh ở vùng chất đen làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền và ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động của cơ thể gây ra các triệu chứng điển hình như run, cứng cơ, chậm chạp và rối loạn tư thế.
Các biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ
Để cải thiện từ gốc suy giảm trí nhớ, người bệnh cần kết hợp nhiều khía cạnh như: điều trị các bệnh lý liên quan (nếu có), điều chỉnh các vấn đề tâm lý, thay đổi lối sống, dinh dưỡng khoa học, kiểm soát yếu tố nguy cơ. Trong đó, loại bỏ yếu tố nguy cơ có nghĩa rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiến triển, lại có ý nghĩa phòng ngừa rất lớn.
Thay đổi lối sống, giải tỏa các căng thẳng
Cần sắp xếp công việc, học tập khoa học, không ôm đồm. Cố gắng loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan nhất có thể. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức. Thỉnh thoảng, có thể “tự thưởng” cho bản thân bằng một chuyến du lịch để giải tỏa các âu lo trong cuộc sống.
Tăng cường rèn luyện tư duy
Để tình trạng suy giảm trí nhớ không đến sớm, cần thường xuyên duy trì các hoạt động ghi nhớ, tư duy của não. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người làm việc trí óc thường xuyên thì sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít phải tư duy.
Ngoài ra, để phòng tránh suy giảm trí nhớ, có thể thực hiện những hoạt động, trò chơi giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, xếp hình, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng… cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não bộ.
Chơi cờ là một cách để tăng tư duy, rèn trí nhớ cho mọi lứa tuổi
Vận động thể lực điều độ
Bên cạnh việc rèn luyện tư duy, vận động thể chất cũng giúp máu lưu thông đến não bộ tốt hơn, giúp tinh thần thư thái và tăng cường trí nhớ. Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút/ngày để thực hiện các bài tập phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…
Dinh dưỡng khoa học
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng là điều quan trọng để cải thiện trí nhớ. Trong đó, não bộ cần đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất nhất định để hoạt động và phát triển. Những người không nhận được đủ lượng vitamin B1 từ chế độ ăn uống có thể bị rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Cần bổ sung đủ lượng thiamine (B1) trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).
Riêng với phụ nữ mang thai và sau sinh, cần được bổ sung đầy đủ chất sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung chất chống gốc tự do để kiểm soát suy giảm trí nhớ
Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu khiến các tế bào thần kinh tổn thương và nhanh thoái hóa. Các nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung các chống gốc tự do thiên nhiên có tác dụng ngăn chặn những đợt tấn công của độc chất này lên các tế bào thần kinh, phục hồi các chức năng của não, từ đó giúp cải thiện trí nhớ.
Xem thêm: Ăn Gạo Lứt Muối Mè Chữa Bệnh Gì, Gạo Lứt Muối Mè
PGS. TS. BSCKII Nguyễn Văn Liệu cho biết: “Để tăng “sức bền” cho trí nhớ, cần đẩy lùi các gốc tự do. Sử dụng tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba đang trở thành xu hướng hiện nay. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, các hoạt chất có trong Blueberry và Ginkgo Biloba có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh và tăng cường hoạt động não. Qua đó vừa bảo vệ, vừa nuôi dưỡng tế bào não để duy trì một trí nhớ bền bỉ, minh mẫn.”
Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Đại học Cincinati, Hoa Kỳ chỉ ra, Blueberry giúp cải thiện rõ rệt khả năng ghi nhớ sau 12 tuần sử dụng.