Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu mẹ không xử trí đúng cách, bé có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ khuyên bạn không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi chưa thực sự cần thiết. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Đang xem: Sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt

1. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Trước khi điều trị, cần phải tìm ra nguyên nhân gây sốt và sau đó kết hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng để giúp trẻ nhanh hồi phục.

*

Mẹ nên sử dụng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt cho trẻ.

Khi có con nhỏ, mẹ nên chuẩn bị nhiệt kế để đo thân nhiệt của bé trong trường hợp cần thiết. Đây là cách nhanh chóng giúp xác định bé có bị sốt hay không. Một số bà mẹ sờ trán để xác định con có bị sốt hay không – cách này không thể cho kết quả chính xác.

Vậy khi nào nên cho trẻ uống thuốc:

Sốt dưới 38,5 độ C: Đây là hiện tượng trẻ bị sốt nhẹ và trong trường hợp này bạn không cần cho trẻ dùng thuốc. Một số biện pháp rất đơn giản có thể giúp mẹ chăm sóc cho bé vào thời điểm này. Mẹ dùng khăn ấm lau vùng cổ, trán, bẹn và nách của trẻ. Cứ khoảng 10 đến 15 phút lau lại một lần. Bằng cách này, trẻ có thể hạ sốt. Kèm theo đó, mẹ nên cho con mặc đồ thoáng mát. Những trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống nước Oresol bù điện giải, tuy nhiên lưu ý sử dụng theo đúng hướng dẫn in trên bao bì.

*

Trẻ sốt nhẹ có thể đắp khăn ấm để giúp bé hạ nhiệt.

Sốt trên 38,5 độ C: Nếu bé sốt trên 38,5 độ C, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt kết hợp với những biện pháp chườm ấm đã nêu phía trên. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải chú ý và thận trọng vì rất nhiều nguyên nhân có thể gây sốt. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ xác định nguyên nhân gây sốt và có hướng điều trị phù hợp.

Sốt trên 39 độ C: Đây là mức sốt cao và có thể dẫn tới co giật, rất nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Với những trường hợp này, cha mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt và đồng thời mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. Nếu bé đã có hiện tượng co giật, nên dùng một miếng khăn mềm cho vào miệng của trẻ để tránh việc trẻ cắn vào lưỡi.

2. Một số loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em

Gia đình có trẻ nhỏ thì việc dự trữ một số loại thuốc cho trẻ cũng là điều cần thiết. Một trong số những loại thuốc hạ sốt cho trẻ được sử dụng nhiều nhất là Paracetamol. Đây là loại thuốc tương đối an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, thuốc cũng ít có tác dụng phụ và dễ sử dụng.

*

Trẻ sốt cao trên 38,5 độ mới nên dùng thuốc hạ sốt.

Nên cho trẻ sử dụng Paracetamol đơn thuần, nghĩa là trong thành phần của thuốc chỉ có Paracetamol. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn chống viêm nhẹ, có thể dùng trong những trường hợp bé sốt do mọc răng hoặc sốt do virus.

Trên thị trường, nhiều dạng chế phẩm dạng gói bột, rất tiện lợi lại có hương vị dễ uống nên rất phù hợp với trẻ nhỏ. Trong đó, có cả dạng siro và loại đặt hậu môn. Tùy theo cân nặng của trẻ mà hàm lượng thuốc được khuyến cáo sử dụng cũng khác nhau.

3. Cách uống thuốc hạ sốt

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc, nên cho trẻ uống thuốc hạ Sốt như thế nào là những câu hỏi mà cha mẹ luôn phải quan tâm và tìm hiểu. Dùng thuốc hạ sốt sai cách có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Một số trường hợp nguy hiểm hơn, khi ngộ độc thuốc hạ sốt cấp tính có thể dẫn đến tử vong. Vậy phải dùng thuốc hạ sốt như thế nào để đảm bảo an toàn với sức khỏe của trẻ:

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới sử dụng thuốc hạ sốt.

Đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng của thuốc.

Liều lượng thuốc phải phù hợp với cân nặng của trẻ.

Sau ít nhất 4 – 6 giờ mới được sử dụng thuốc lần 2 nếu trẻ còn sốt.

Xem thêm: Mỹ Phẩm Tế Bào Gốc Hàn Quốc, Những Loại Tế Bào Gốc Hàn Quốc Tốt Nhất

Tổng liều thuốc sử dụng không vượt quá 60mg/kg/24h.

Một số trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt bằng cách nhét thuốc vào hậu môn của trẻ, cha mẹ cần lưu ý, nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương vùng hậu môn của trẻ. Đồng thời cần biết rằng, thuốc đặt hậu môn sẽ có tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng thuốc uống.

4. Một số lưu ý khi trẻ bị sốt

Khi bé sốt, nhiều phụ huynh ngần ngại cho con tắm vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng, bạn có thể cho con tắm nhanh với nước ấm hoặc lau người cho bé sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt.

*

Đưa trẻ đi khám trong trường hợp cần thiết.

Tuyệt đối không lau người cho trẻ bằng nước lạnh vì nước lạnh có thể gây có mạch máu khiến cơ thể bị giữ nhiệt và nguy hiểm cho bé. Ngược lại khi lau bằng nước ấm, các mạch máu sẽ được giãn nở và giúp bé thoát nhiệt nhanh hơn và dần hạ sốt.

Nếu bé đã có thể ăn dặm, bạn nên cho bé ăn cháo loãng, uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng thì có thể cho bé bú nhiều hơn.

Với những trường hợp sau, cần đưa trẻ đi khám sớm:

Trẻ bị sốt chỉ dưới 2 tháng tuổi.

Trẻ sốt cao trên 40 độ C.

Trẻ có một số biểu hiện như da khô, mắt trũng, khóc nhưng không ra nước mắt.

Trẻ có biểu hiện co giật.

Trẻ nôn nhiều.

Phát ban trên da.

Trẻ sốt li bì, quấy khóc.

Trẻ không ăn và không uống nước.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc và có thêm những kinh nghiệm chăm sóc con em mình.

Xem thêm: Một Số Loại Trái Cây Tốt Cho Trẻ 6 Tháng Tuổi Ăn Hoa Quả Gì ?

Trong trường hợp trẻ sốt cao và kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị. Mọi thắc mắc, cha mẹ có thể gọi đến 1900 56 56 56 – chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *