Sỏi thận là căn bệnh phổ biến độ tuổi 30 – 60, đang có xu hướng trẻ hóa và gia tăng. Sỏi ở thận chiếm khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu, hình thành do các chất khoáng và muối, cặn bã trong nước tiểu lắng đọng lại tạo thành các khối tinh thể rắn, chính là sỏi. Vậy sỏi thận có nguy hiểm không? Các biến chứng của căn bệnh này là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên – Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM.
Đang xem: Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng suy thận. Cùng hiểu về cách thức nhận biết cũng như biến chứng của bệnh để biết cách phòng ngừa và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nhiều người lo lắng khi biết mình mắc bệnh và đặt ra câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Lo lắng vấn đề này hoàn toàn không thừa, bởi căn bệnh này có diễn biến âm thầm, nhiều người mắc bệnh có thể không nhận ra cho tới khi cơn đau quặng thận xuất hiện hoặc biết mình mắc bệnh khi đi khám tổng quát tại bệnh viện.
Các loại sỏi thận thường gặp:
Sỏi canxi Sỏi axit uric Sỏi nhiễm trùng Sỏi cystin…
Tùy vào kích thước của viên sỏi mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như uống thuốc để tống sỏi ra ngoài theo đường tiểu, nếu sỏi quá lớn buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy sỏi, người bệnh cũng nên có những phương pháp điều trị dự phòng để tránh tái phát sỏi thận.
Những biến chứng của sỏi thận
Sỏi được hình thành khi nước tiểu của bạn chứa nhiều chất tạo tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và axit uric, nhiều hơn là chất lỏng trong nước tiểu. Bên cạnh đó, trong môi trường nước tiểu của bạn có thể thiếu chất ngăn cản các tinh thể kết dính với nhau, tạo môi trường lý tưởng cho sỏi thận hình thành.
Các dấu hiệu để nhận biết bạn có đang mắc sỏi thận:
Đau rát sau khi tiểu, tiểu ra máu, tiểu rắt tiểu són Đau lưng, đau phía dưới bụng, hông và mạn sườn Luôn có cảm giác buồn nôn, nôn ói, sốt, ớn lạnh Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, cặn trắng
Sỏi thận chính là nguyên nhân dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nếu không phát hiện đến một giai đoạn nào đó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi xuất hiện ở bể thận và đài thận, trôi xuống niệu đạo, niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng nước tiểu không thể chảy từ thận đến bàng quang để thoát ra ngoài, sẽ gây ứ đọng tại thận, gây ra hiện tượng són tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài có thể gây suy thận không thể hồi phục nếu không được điều trị vì nước tiểu sẽ chảy ngược lại vào niệu quản và thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sỏi thận có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, có những viên từ 5mm – 20m, nên khi sỏi di chuyển sẽ gây ra cọ xát vào đường tiết niệu, lâu dần có nguy cơ khiến niêm mạc phù nề, sưng viêm và là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Xem thêm: 3 Loại Dưỡng Chất Quý Giá Trị Dinh Dưỡng Của Bí Đỏ Có Thể Bạn Chưa Biết
Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm thì đến giai đoạn nhiễm trùng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
Viêm bể thận cấp
Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi lâu dần không điều trị sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, bể thận, niệu quản. Nếu nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ gây cơn viêm bể thận cấp. Triệu chứng viêm bể thận cấp xảy ra đột ngột và nguy cấp như sốt cao, đau hông dữ dội, đái ra mủ,…, nếu có các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám ngay lập tức để xử lý được kịp thời, nhanh chóng.
Ứ mủ bể thận
Tình trạng viêm bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Biến chứng này là một cấp cứu nội khoa nặng, có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Bên cạnh các biểu hiện của viêm bể thận cấp, có thể sẽ thấy thận sưng to, sờ có cảm giác đau tức.
Thận ứ nước
Sỏi ở đài thận có thể gây ứ nước một phần thận, còn sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận và niệu quản. Nếu ứ nước trong thời gian dài thận sẽ bị giãn rộng, nếu kéo dài quá 6 tuần thì nhu mô thận khó có thể phục hồi, dù có phẫu thuật thận cũng không thể co về kích thước như bình thường. Nguy hiểm hơn, khi ứ nước, tắc nghẽn, sẽ làm tăng áp lực lọc, từ đó làm tăng prostaglandin gây co mạch thận, làm thận thiếu máu, nhiều ống thận sẽ bị teo và tủy thận bị hủy hoại.
Suy thận cấp và mạn tính
Tùy vào kích thước của viên sỏi, nó có thể di chuyển được thoát ra ngoài dễ dàng hay mắc kẹt lại đường tiết niệu, niệu đạo, niệu quản. Quá trình sỏi di chuyển sẽ cọ xát, làm niêm mạc ống thận bị tổn thương, gây nhiễm khuẩn thận và đường tiết niệu.
Nếu nhiễm khuẩn nặng ở mức độ cấp tính, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như suy thận cấp tính, nghĩa là sỏi tắc nghẽn hai bên niệu quản, gây ra tình trạng ứ nước, thận không thể lọc và đào thải nước, muối, chất khoáng độc hại ra ngoài, hai bên thận bế tắc cùng lúc, không có nước tiểu thoát ra, sẽ có thể dẫn đến tình trạng tử vong trong vài ngày nếu không điều trị kịp.
Xem thêm: Những Cách Trị Ho Cho Trẻ 2 Tuổi, Cách Trị Ho Cho Trẻ Không Cần Dùng Thuốc
Giải pháp cho người bị sỏi thận là gì?
Để phòng ngừa sỏi thận và bảo vệ sức khỏe, bạn nên thăm khám và kiểm tra định kì đế phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị tốt nhất. Điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Lưu ý đến việc phòng tránh bệnh tái phát để tránh nguy cơ bị suy thận tăng lên.
Quá trình điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố như kích thước, số lượng, vị trí viên sỏi. Nếu sỏi nhỏ dưới 5mm thường sẽ uống nhiều nước để đào thải ra ngoài bằng đường tiểu, hoặc các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, kháng sinh nếu nhiễm trùng. Nếu kích thước viên sỏi lớn, không thể tự đào thải ra ngoài, nên đến bệnh viện để các bác sĩ can thiệp bằng nhiều phương pháp mổ nội soi hiện đại như:
Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) Nội soi lấy sỏi thận qua da Nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng sau, nên đặt lịch hẹn khám ngay với bác sĩ:
Đau đến mức không thể ngồi yên Đau kèm theo buồn nôn và nôn Đau kèm theo sốt và ớn lạnh Tiểu ra máu Khó đi tiểu
Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề sau nếu bạn không muốn mình bị mắc hoặc tái phát lại sỏi thận:
Nếu trong gia đình bạn có ai từng sỏi thận, bạn cũng nhiều khả năng bị sỏi thận, nên tầm soát, khám định kỳ để kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe. Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Những người sống ở vùng khí hậu khô và những người đổ mồ hôi nhiều có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Chế độ ăn uống không khoa học, ăn giàu protein, natri (muối) và đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại sỏi thận. Quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm tăng lượng canxi mà thận phải lọc và làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận. Thừa cân, béo phì hay tăng cân liên tục có liên quan đến việc tăng nguy cơ sỏi thận. Các bệnh tiêu hóa và phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng lượng chất tạo sỏi trong nước tiểu. Các tình trạng như nhiễm toan ống thận, cystin niệu, cường cận giáp hay nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Một số chất bổ sung và thuốc, chẳng hạn như vitamin C, viên sủi, thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng axit, và một số loại thuốc dùng để điều trị chứng đau nửa đầu hoặc trầm cảm, có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Hãy sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và đặc biệt thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất.